Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ bảy, 18/05/2024

Luật BHXH (sửa đổi): Phải đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội

Nhức nhối tình trạng trốn đóng BHXH cho NLĐ

Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1.1.2007. Trong 6 năm qua, Luật BHXH là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, góp phần đảm bảo quyền lợi cho nhiều đối tượng, là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện an sinh xã hội.

Theo ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - sau 6 năm thực hiện Luật BHXH của tổ chức CĐ, Tổng LĐLĐVN đã nhiều lần tổ chức tập huấn cho CB CĐCS trong cả nước về những nội dung cơ bản về chính sách BHXH; chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành T.Ư, CĐ TCty trực thuộc kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Luật BHXH... Tổng LĐLĐVN đã tham gia với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan góp ý kiến xây dựng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật BHXH...

Tuy nhiên, ông Chính cũng khẳng định: “Trong 6 năm thực hiện Luật BHXH, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ vẫn chưa được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng LĐ còn trốn tránh và chậm đóng BHXH cho NLĐ; trong khi đó, việc nắm bắt, quản lý đối tượng chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý nhà nước về BHXH...”.

Tại hội thảo, ông Ngô Văn Tuyến - Trưởng ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ TP.Hà Nội - phản ánh: Thực tế còn rất nhiều LĐ đang làm việc trong các DN thuộc diện phải đóng BHXH nhưng vẫn chưa tham gia. Ước tính số đơn vị sử dụng LĐ trong khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia BHXH chỉ chiếm trên 60% số đơn vị hiện có đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Rất nhiều đơn vị trây ỳ trong nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ, số nợ BHXH tăng cao,  riêng số nợ BHXH từ 3 tháng trở lên của năm 2007 là 267,993 tỉ đồng, năm 2012 là 780,4 tỉ đồng.


Luật BHXH cần được sửa đổi để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH. Ảnh: Xuân Trường

Những bất cập cần sửa đổi
Theo ông Phạm Trường Giang - Vụ phó Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH) - việc các cơ quan BHXH chậm ứng dụng công nghệ thông tin sẽ khó để có dữ liệu phục vụ công tác dự báo và xây dựng chính sách BHXH. Số người đóng BHXH cho một người hưởng đang ngày càng ít đi khiến nguy cơ vỡ quỹ cao; chưa kể quỹ hưu trí tử tuất lại thêm khó khăn do vấn đề bùng nổ dân số (giai đoạn 1970 - 1980) khiến tới đây người nghỉ hưu nhiều nhưng người đóng cho quỹ lại ít...

Đại biểu Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch CĐ Dệt - May VN - và một số đại biểu khác đã chỉ ra nhiều bất cập trong Luật BHXH hiện hành: “Bất cập về quy định tiền lương làm căn cứ đóng, hưởng chế độ BHXH, BHTN; bất cập về quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản; bất cập về quy định một số nghề, công việc loại 4; chưa có quy định chặt chẽ trách nhiệm các cơ quan liên quan trong việc phối hợp triển khai thực hiện chế độ BHXH, BHTN, trợ cấp thôi việc; chế tài cho các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe để cho DN vi phạm vẫn có lợi hơn khi chiếm dụng tiền đóng BHXH một thời gian so với DN chấp hành nghiêm chỉnh”.