Tổng kết Hiến pháp: Tránh hình thức, hời hợt
Sáng 18/10, Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ trong một thời gian ngắn, với nhiều cuộc hội thảo, kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết thi hành Hiến pháp ở các bộ ngành, địa phương… Do đó, các thành viên cần dành thời gian tập trung cho công tác này một cách thích đáng, bảo đảm cho việc tổng kết đạt chất lượng và hiệu quả, nhất là với các đề xuất, kiến nghị lên Đảng và Nhà nước.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Khiếu nại: Cần có quy định từ chối tiếp dân
Thảo luận về dự án Luật Khiếu nại tại hội trường chiều qua, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung các quy định về từ chối tiếp dân, để bớt đi “gánh nặng” cho cán bộ tiếp dân.
Công đoàn Việt Nam trong thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động
Đảng Hơn 80 năm ra đời, phát triển và trưởng thành, Công đoàn Việt Nam luôn sát cánh cùng giai cấp công nhân và toàn dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu và nhận thức đúng về các chức năng hoạt động chủ yếu của công đoàn giai đoạn hiện nay là vấn đề quan trọng để từ đó hiểu đúng về vị trí, vai trò của Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ mới.
Cần hoàn thiện Luật Công đoàn (sửa đổi), bảo đảm thực thi hiệu lực, hiệu quả
Ngày 6/8/2009, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết 19 năm thực hiện Luật Công đoàn nhằm đánh giá kết quả sau 19 năm thực hiện Luật Công đoàn (1990- 2009), đồng thời xác định phương hướng, nội dung hoàn thiện Luật Công đoàn (sửa đổi).
Xây dựng, sửa đổi Bộ luật lao động và Luật công đoàn: Cần có chế tài cụ thể
Ngày 11 - 12, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến đóng góp, xây dựng cho dự thảo luật công đoàn và bộ luật lao động sửa đổi. Dự thảo luật sửa đổi cho thấy nhiều điểm mới trong nội dung, tuy nhiên các đại biểu vẫn lo ngại vì luật chưa đề ra một chế tài cụ thể và còn nhiều điểm trong qui định chưa thực sự sát với yêu cầu thực tiễn.
Luật Công đoàn năm 1990: Cần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn
Sáng 18.12.2007, tại TP.Vũng Tàu, Trưởng ban Pháp luật Tổng LĐLĐVN Lê Thanh Khương và ngài Joerg Bergstermane - Trưởng đại diện Viện FES (CHLB Đức) tại VN đã chủ trì hội thảo với cán bộ chủ chốt của LĐLĐ các tỉnh, thành phố, TCty, LĐLĐ một số huyện và CĐCS trọng điểm phía nam, để làm rõ "Luật Công đoàn (CĐ) năm 1990 - thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện", nhằm kiến nghị QH chỉnh sửa cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Thực hiện Luật Công đoàn: Nặng hình thức - nhẹ nội dung
Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động mới đây tại một số địa phương, sau 15 năm thực hiện Luật Công đoàn (1990 - CĐ), chỉ có 25% công nhân lao động (CNLĐ) thuộc khu vực ngoài quốc doanh được học Luật CĐ, 80% cán bộ CĐ chuyên trách, 60% đối với công chức, (CNLĐ) thuộc khu vực Nhà nước.
Quyền thành lập, tham gia công đoàn trong luật quốc tế và luật Việt Nam
Sau gần 20 năm được ban hành và áp dụng, nhiều quy định của Luật Công đoàn năm 1990 đã trở nên hạn chế, bất cập so với điều kiện kinh tế, xã hội và các quan hệ lao động đa dạng trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Ngoài những hạn chế về sự vắng mặt của các chế tài, các quyền của công đoàn cơ sở quá nhiều dẫn đến việc thực hiện một số quyền chỉ mang tính hình thức…, Luật Công đoàn còn thể hiện một số hạn chế so với các quy định ở cấp độ quốc tế trong việc trao quyền thành lập, tự nguyện gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
Không xem xét đơn tố cáo nặc danh
Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), nhiều ý kiến ĐBQH tán thành khẳng định trong Luật không tiếp nhận, giải quyết đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo (nặc danh).Một số ĐB đề nghị có cơ chế xem xét, xử lý những tố cáo nặc danh nhưng có nội dung cụ thể, rõ ràng để tránh tình trạng bỏ lọt thông tin tố cáo, không xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Kiến nghị ban hành luật về tái cơ cấu nền kinh tế
Nằm trong các kiến nghị về tái cấu trúc nền kinh tế dự kiến sẽ được Ủy ban Kinh tế gửi tới Quốc hội trong tuần này, nhiều đề nghị cụ thể về cải cách thể chế đã được đưa ra mạnh mẽ. Bản kiến nghị nêu rõ, để có thể triển khai đồng bộ và quyết liệt các chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và khu vực ngân hàng là những chính sách có thể ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm đối tượng và nhiều bộ ngành khác nhau.Bởi thế, đề nghị được đưa ra là Quốc hội cần có nghị quyết hoặc nghiên cứu ban hành luật về tái cơ cấu nền kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tố cáo
Ngày 25.10, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, QH thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo.
Làm rõ khái niệm khiếu kiện đông người
Theo đại biểu Nguyễn Đức Chung (đoàn Hà Nội) khiếu kiện đông người về đất đai, nhà ở là một thực tế phải giải quyết. Do vậy, cần quy định trong luật một số biện pháp giải quyết.
Luật cần quy định rõ việc bảo vệ người tố cáo
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng cơ chế bảo vệ người tố cáo hiện nay ở nước ta là chưa tốt, chưa hiệu quả và còn nhiều yếu kém. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người tố cáo chờ được sự bảo vệ của pháp luật, của cơ quan có thẩm quyền thì đã lãnh đủ “hậu quả” với những “đối tượng ngầm”. Từ đó, các đại biểu đề nghị dự luật nên quy định rõ việc bảo vệ người tố cáo bằng nhiều hình thức, chứ không chỉ “khoán” cho cơ quan công an