Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ bảy, 21/09/2024

  • Lĩnh vực: Pháp luật
  • Cơ quan trình dự thảo: Ủy ban thường vụ Quốc hội
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Hội Đồng Dân tộc của Quốc hội
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban Pháp luật
  • Dự kiến thảo luận tại: Khóa XV - Kỳ họp thứ 8
  • Dự kiến thông qua tại: Khóa XV - Kỳ họp thứ 9
  • Trạng thái: Chưa thông qua

Phạm vi điều chỉnh

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

20/06/2024
01
Lần dự thảo 1
Du-thao-Luat--dang-cong-TTĐT-.doc
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
“2a. Bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.”
Về vấn đề này, dự thảo Luật xây dựng 2 phương án, cụ thể là:
Phương án 1: Cùng với việc bổ sung nguyên tắc mới về hoạt động giám sát tại khoản 2a Điều 3, dự thảo Luật đồng thời luật hoá các quy định của Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy chế tổ chức một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (Nghị quyết 334) và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân (Nghị quyết 594) về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân (có bổ sung tiêu chí giám sát chuyên đề cung cấp thông tin thực tiễn cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương chưa quy định tại Nghị quyết 334 và Nghị quyết 594). Cùng với đó, để bảo đảm tính hợp lý về thang bậc giá trị pháp lý điều chỉnh các vấn đề về hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, dự thảo Luật cũng đồng thời luật hoá các quy định có liên quan của Nghị quyết 334, Nghị quyết 594 và xây dựng các quy định mới về tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn, vấn đề giải trình của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân. (Các điều được luật hóa trong dự thảo Luật gồm: 15a, 16a, 26a, 27a, 41a, 43a, 60a, 62a, 69a, 70a, 72a, 80a).
Phương án 2: Chỉ bổ sung nguyên tắc mới tại khoản 2a Điều 3 của dự thảo Luật, không luật hóa các quy định của Nghị quyết 334, Nghị quyết 594, bổ sung các điều luật quy định về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, vấn đề chất vấn, vấn đề giải trình của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội động nhân dân. (Các tiêu chí này được quy định tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
2. Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
a) Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát tối cao văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền giám sát tối cao theo sự phân công của Quốc hội;
c) Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phụ trách; giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:
“2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có liên quan chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đến Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi nghị quyết mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp có liên quan chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký văn bản.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 như sau:
“3. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này. Trường hợp cần thiết, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh chương trình giám sát, thay đổi Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn giám sát của Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”
5. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 13 như sau:
“2. Thời điểm xem xét báo cáo được quy định như sau:
a) Tại kỳ họp cuối năm, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội, đồng thời, gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc đến cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công thẩm tra, trừ báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; khi cần thiết, Quốc hội xem xét, thảo luận;
Đối với báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội xem xét, thảo luận vào kỳ họp giữa năm sau.  Thời gian gửi báo cáo, cơ quan nhận báo cáo thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội hoặc đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
b) Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Thời điểm xem xét báo cáo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật;
d) Thời điểm gửi báo cáo và xem xét báo cáo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này theo nghị quyết của Quốc hội hoặc đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và thông báo đến Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc Hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội các báo cáo được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, thời gian thảo luận.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:
“1. Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; xem xét nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc đại biểu Quốc hội có quyền gửi đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc đại biểu Quốc hội có quyền gửi đề nghị đến Chủ tịch nước để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Ủy ban Pháp luật có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp.
Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm tra đề nghị về văn bản có dấu hiệu trái luật, nghị quyết của Quốc hội thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4, khoản 8 Điều 15 như sau:
“c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
Tổng Thư ký Quốc hội có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả lời chất vấn bằng văn bản của người bị chất vấn; tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội khi không đồng ý với nội dung trả lời của người bị chất vấn, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
 “8. Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội.”
Ủy ban Thường vụ quy định trình tự, thủ tục thực hiện chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội quy định tại khoản này.”
Về vấn đề sửa đổi, bổ sung các quy định về chất vấn lại, giám sát lại, dự thảo Luật xây dựng 02 phương án, cụ thể là:
Phương án 1: Kết hợp với việc sửa đổi, bổ sung các điều luật có liên quan của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Luật HĐGS) hiện hành và luật hóa các quy định có liên quan của Nghị quyết 334, dự thảo Luật đã xây dựng các điều luật mới quy định về việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện việc chất vấn việc thực các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại kỳ họp, phiên họp của mình (các điều 15b, 26b, 60b, 69b) để quy định đầy đủ các nội dung có liên quan (gồm cả phương thức, trình tự, thủ tục…) và tương xứng với cơ sở pháp lý quy định về chất vấn lần 01 (chất vấn đi) đang được quy định trực tiếp tại Luật HĐGS.  
Phương án 2: Sửa đổi, bổ sung các quy định tương ứng của Luật HĐGS hiện hành (khoản 8 Điều 15, khoản 6 Điều 26, khoản 7 Điều 60, khoản 5 Điều 69), trong đó, Luật chỉ dừng lại ở quy định Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện việc chất vấn việc thực các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại kỳ họp, phiên họp của mình và thời gián thực hiện, còn các nội dung khác như phương thức, trình tự, thủ tục… thì giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (như phương thức, trình tự, thủ tục… chất vấn lại, giám sát lại của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện này đang được quy định tại Nghị quyết 334).
8. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:
“Điều 15a. Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
1. Nhóm vấn đề chất vấn được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm; vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vấn đề chất vấn đã được người bị chất vấn trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời, được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội xem xét cho trả lời tại kỳ họp Quốc hội;
b) Không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn;
c) Phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên họp chất vấn.
2. Người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vấn. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. Trường hợp có lý do đặc biệt, chính đáng không thể tham dự phiên họp thì người bị chất vấn gửi văn bản nêu rõ lý do đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.”
9. Bổ sung Điều 15b vào sau Điều 15a như sau:
“Điều 15b. Chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội
1. Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội.
2. Hoạt động chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trình bày báo cáo tóm tắt việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội;
b) Tổng thư ký Quốc hội trình bày báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội;
c) Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
d) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
đ) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
e) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
3. Quốc hội cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nội dung của các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nội dung của các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
4. Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về chất vấn có nội dung cơ bản sau đây:
a) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn theo nghị quyết chất vấn, giám sát chuyên đề, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan;
b) Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
d) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.
5. Phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chuẩn bị báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp theo quy định sau đây:
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 7 của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát gửi báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp đến Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có liên quan để thẩm tra, tham gia thẩm tra. Báo cáo phải bám sát yêu cầu, đề cương do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành;
b) Đối với các nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Chính phủ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tổng hợp. Báo cáo phải nêu rõ: đánh giá chung về tình hình thực hiện các nghị quyết; đánh giá cụ thể về kết quả đạt được trong từng lĩnh vực, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chỉ tiêu đã đạt được, chưa đạt được theo yêu cầu của các nghị quyết, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp; nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành có liên quan.
7. Việc thẩm tra và tổng hợp nội dung thẩm tra báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề được thực hiện như sau:
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 8 của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có liên quan hoàn thiện báo cáo thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp thuộc phạm vi trách nhiệm của mình gửi đến Tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp. Báo cáo thẩm tra phải bám sát yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu tại các nghị quyết; nêu rõ những việc đã hoàn thành, những việc chưa hoàn thành, những việc không đạt yêu cầu của người bị chất vấn, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, có số liệu, thông tin minh họa cụ thể;
b) Trên cơ sở báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp. Báo cáo tổng hợp phải đánh giá được tình hình chung trong việc thực hiện các nghị quyết, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp; nêu rõ những việc đã hoàn thành, những việc chưa hoàn thành hoặc chuyển biến chậm, những việc không đạt yêu cầu đối với từng lĩnh vực; đưa ra những kiến nghị về xử lý những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết, xử lý trách nhiệm đối với những người có liên quan.
c) Tại phiên họp tháng 9 của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp.”
“1. Căn cứ chương trình giám sát của mình, Quốc hội ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, thời gian Quốc hội xem xét báo cáo giám sát của Đoàn giám sát.
Đoàn giám sát do Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Phó Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương nơi Đoàn tiến hành giám sát và một số đại biểu Quốc hội. Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.”
a) Xây dựng kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo giám sát của Đoàn giám sát và đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;”
“4. Nghị quyết giám sát chuyên đề có những nội dung cơ bản sau đây:
a) Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế, bất cập liên quan đến chuyên đề giám sát; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan;
b) Thời gian khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Yêu cầu, kiến nghị xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
d) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết.”
11. Bổ sung Điều 16a vào sau Điều 16 như sau:
“Điều 16a. Tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát của Quốc hội
1. Chuyên đề giám sát được lựa theo các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
b) Vấn đề mang tính tổng hợp, có nội dung thuộc nhiều lĩnh phụ trách của nhiều cơ quan của Quốc hội;
c) Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
d) Bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực;
đ) Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được lựa chọn phù hợp với chuyên đề giám sát.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:
“1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc một trong các trường hợp sau đây:”
“4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật này.”
15. Bổ sung khoản 6 sau khoản 5 Điều 26 như sau:
“6. Tại phiên họp tháng 9 của năm giữa nhiệm kỳ và phiên họp tháng 9 năm cuối nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ quy định trình tự, thủ tục thực hiện chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại khoản này.”
16. Bổ sung Điều 26a sau Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
1. Nhóm vấn đề chất vấn được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
a) Những vấn đề đưa ra chất vấn tại phiên họp chất vấn gần nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị, kiến nghị của đại biểu Quốc hội đối với những nội dung trả lời chất vấn bằng văn bản mà đại biểu Quốc hội không đồng ý; những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm được xác định tại kỳ họp trước đó và trong thời gian từ kỳ họp trước đó đến phiên họp có tổ chức hoạt động chất vấn; vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Không chất vấn những vấn đề đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn;
c) Phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên họp chất vấn.
2. Người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vấn.
Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. Trường hợp có lý do đặc biệt, chính đáng không thể tham dự phiên họp thì người bị chất vấn gửi văn bản nêu rõ lý do đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.”
17. Bổ sung Điều 26b sau Điều 26a như sau:
“Điều 26b. Chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
1. Tại phiên họp tháng 9 của năm giữa nhiệm kỳ và phiên họp tháng 9 của năm cuối nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hoạt động chất vấn kết hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trình bày báo cáo tóm tắt việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Tổng thư ký Quốc hội trình bày báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
d) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
đ) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
e) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nội dung của các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại phiên họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nội dung của các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại phiên họp nhưng chưa được trả lời tại phiên họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về chất vấn có nội dung cơ bản sau đây:
a) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn theo nghị quyết chất vấn, giám sát chuyên đề, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan;
b) Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
d) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.
5. Phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chuẩn bị báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề theo quy định sau đây:
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 8 của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát gửi báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề đến Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có liên quan để thẩm tra, tham gia thẩm tra. Báo cáo phải bám sát yêu cầu, đề cương do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành;
b) Đối với các nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Chính phủ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tổng hợp. Báo cáo phải nêu rõ: đánh giá chung về tình hình thực hiện các nghị quyết; đánh giá cụ thể về kết quả đạt được trong từng lĩnh vực, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chỉ tiêu đã đạt được, chưa đạt được theo yêu cầu của các nghị quyết; nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành có liên quan.
7. Việc thẩm tra và tổng hợp nội dung thẩm tra báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề được thực hiện như sau:
a) Chậm nhất là ngày 30 tháng 8 của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có liên quan hoàn thiện báo cáo thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình gửi đến Tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp. Báo cáo thẩm tra phải bám sát yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu tại các nghị quyết; nêu rõ những việc đã hoàn thành, những việc chưa hoàn thành, những việc không đạt yêu cầu của người bị chất vấn, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, có số liệu, thông tin minh họa cụ thể;
b) Trên cơ sở báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp. Báo cáo tổng hợp phải đánh giá được tình hình chung trong việc thực hiện các nghị quyết; nêu rõ những việc đã hoàn thành, những việc chưa hoàn thành hoặc chuyển biến chậm, những việc không đạt yêu cầu đối với từng lĩnh vực; đưa ra những kiến nghị về xử lý những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết, xử lý trách nhiệm đối với những người có liên quan.”
“1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, thời gian Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo giám sát của Đoàn giám sát.
Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương nơi Đoàn tiến hành giám sát và một số đại biểu Quốc hội. Đại diện Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan chuên môn, các chuyên gia có thể được mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát.”
a) Xây dựng kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo giám sát của Đoàn giám sát và đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;”
19. Bổ sung Điều 27a sau Điều 27 như sau:  
“Điều 27a. Tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, cơ quan, tổ chức, cán nhân chịu sự giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
1. Chuyên đề giám sát được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
b) Vấn đề mang tính tổng hợp, có nội dung thuộc nhiều lĩnh phụ trách của nhiều cơ quan của Quốc hội;
c) Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
d) Bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực;
d) Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được lựa chọn phù hợp với chuyên đề giám sát.
“5. Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết khiếu nại, tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thời hạn quy định của pháp luật có liên quan.”
21. Bổ sung khoản 5 vào Điều 31 như sau:
“5. Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết kiến nghị của cử tri có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết kiến nghị của cử tri thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thời hạn quy định của pháp luật có liên quan.”
22. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 34 như sau:
“1a. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đại biểu Quốc hội, có quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 35 như sau:
“Căn cứ vào kết quả giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền sau đây:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;”
Điều 36a. Điều hòa hoạt động giám sát khi xây dựng kế hoạch giám sát
1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm gửi đến Tổng thư ký Quốc hội chương trình giám sát hằng năm của cơ quan mình, trong đó dự kiến kế hoạch giám sát cụ thể, xác định rõ nội dung giám sát, các địa phương đến giám sát trong từng tháng để tổng hợp, phục vụ công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát.
Trưởng các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gửi đến Tổng thư ký Quốc hội chương trình, kế hoạch giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri, hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó xác định rõ nội dung, số lượng các Đoàn công tác, các địa phương đến làm việc trong từng tháng để tổng hợp.
2. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm thông báo bản tổng hợp kế hoạch hoạt động của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn công tác đến các cơ quan hữu quan, các địa phương để phục vụ, theo dõi thực hiện, làm cơ sở để điều hòa các Đoàn công tác phát sinh.
“Điều 36b. Phương thức điều hòa hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề, hoạt động giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Điều hòa về số lượng chuyên đề và địa phương giám sát hằng năm:
a) Quốc hội tiến hành giám sát không quá 02 chuyên đề trong 01 năm; mỗi kỳ họp giám sát một chuyên đề, trừ kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ. Không tiến hành giám sát chuyên đề trong năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ. Mỗi Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội tổ chức không quá 04 Đoàn công tác đến làm việc tại không quá 15 địa phương. Trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh số lượng chuyên đề giám sát và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 01 chuyên đề trong 01 năm, trừ năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định tiến hành giám sát không quá 02 chuyên đề trong 01 năm. Mỗi Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức không quá 03 Đoàn công tác đến làm việc tại không quá 12 địa phương.
c) Các Đoàn công tác thực hiện giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri đến làm việc tại không quá 09 địa phương đối với mỗi nội dung giám sát.
Các Đoàn công tác thực hiện giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đến làm việc tại không quá 09 địa phương;
d) Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tổ chức giám sát 01 chuyên đề trong 01 năm. Trường hợp cần thiết, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định điều chỉnh số lượng chuyên đề giám sát nhưng không quá 02 chuyền đề trong 01 năm. Mỗi Đoàn giám sát chuyên đề tổ chức các Đoàn công tác đến làm việc tại không quá 09 địa phương;
đ) Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được giao chủ trì giúp Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về nội dung chuyên môn có thể không tiến hành giám sát chuyên đề riêng của cơ quan mình.
2. Nguyên tắc điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan:
a) Bảo đảm tại 01 địa phương trong 01 tháng có không quá 02 Đoàn công tác đến làm việc và trong một thời điểm chỉ có 01 Đoàn công tác; đối với thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, trong 01 tháng có không quá 03 Đoàn công tác đến làm việc và lịch làm việc không trùng nhau;
b) Không tiến hành làm việc tại địa phương trong thời gian 10 ngày trước ngày khai mạc và sau ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội; thực hiện nghiêm sự điều hòa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hạn chế tối đa sự điều chỉnh kế hoạch làm việc; trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch thì thông báo trước đến Tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp, điều hòa;
c) Việc sắp xếp các Đoàn công tác làm việc tại địa phương được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Đoàn giám sát của Quốc hội; Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, Đoàn giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Đối với các Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, Đoàn giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được sắp xếp theo thời gian nhận được dự kiến kế hoạch. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc phối hợp thực hiện hoạt động giám sát của các cơ quan ở cùng một địa phương, tại cùng một thời điểm.
Việc điều chỉnh thời gian các Đoàn công tác làm việc tại địa phương được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Đoàn giám sát đã được nêu tại bản tổng hợp kế hoạch hoạt động của các Đoàn giám sát quy định tại khoản 2 Điều 36a của Luật này; Đoàn giám sát của Quốc hội; Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn công tác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36b của Luật này. Đối với các Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn công tác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36b của Luật này được điều chỉnh theo thời gian nhận được dự kiến kế hoạch.”
26. Bổ sung Điều 36c sau Điều 36b như sau:
1. Trước khi điều chỉnh thời gian, địa điểm làm việc tại địa phương so với thời gian, địa điểm trong bản tổng hợp kế hoạch hoạt động của các Đoàn giám sát quy định tại khoản 2 Điều 36a của Luật này, Trưởng Đoàn công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Trưởng các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, Tổng Thư ký Quốc hội thông báo tới Đoàn giám sát, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều hòa kế hoạch giám sát.
2. Chậm nhất là ngày 25 hằng tháng, Hằng tháng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo bằng văn bản đến Văn phòng Quốc hội kết quả sơ bộ hoạt động của các Đoàn công tác trong tháng và dự kiến kế hoạch của tháng tiếp theo. Trong thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần, địa điểm tiến hành làm việc của các Đoàn công tác.
Đối với địa phương có số Đoàn công tác vượt quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36b của Luật này, Đoàn đại biểu Quốc hội thông báo đến Văn phòng Quốc hội về số lượng Đoàn công tác, nội dung làm việc, thành phần tham gia, thời gian làm việc cụ thể tại địa phương.
3. Văn phòng Quốc hội giúp Tổng Thư ký Quốc hội hoàn thiện báo cáo tổng hợp hoạt động giám sát trong tháng trước của các cơ quan của Quốc hội.
4. Hằng năm, Văn phòng Quốc hội giúp Tổng Thư ký Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm về công tác điều hòa hoạt động giám sát để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo đến các cơ quan hữu quan.
27. Bổ sung Điều 36d sau Điều 36c như sau:
1. Việc điều hòa hoạt động giải trình thực hiện theo nguyên tắc: đối với một bộ, ngành, cơ quan, trong cùng 01 ngày, tham gia chủ trì giải trình tại không quá một cơ quan của Quốc hội; trong 01 tháng, tham gia chủ trì giải trình không quá hai lần.
2. Tổng Thư ký Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa hoạt động giải trình như sau: tháng 12 và tháng 6 hằng năm, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xây dựng kế hoạch hoạt động giải trình trong 06 tháng tiếp theo và gửi đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện việc điều hòa. Nếu có sự trùng lặp, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị các cơ quan điều chỉnh cho phù hợp trước khi thông báo kế hoạch chính thức đến các cơ quan có liên quan để thực hiện.
3. Tháng 12 hằng năm, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức xây dựng báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác điều hòa hoạt động giải trình để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo đến các cơ quan hữu quan.
Về vấn đề điều hòa hoạt động giám sát, dự thảo Luật xây dựng 02 phương án, cụ thể là:
Phương án 1: Ngoài các điều 36 và 75 của Luật HĐGS hiện hành quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trong điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, dự thảo Luật đã bổ sung một số điều luật mới quy định ở tầm nguyên tắc phương thức, trình tự, thủ tục… thực hiện điều hòa (các điều 36a, 36b, 36c, 36d, 75a, 75b, 75c, 75d) trên cơ sở luật hóa các quy định có liên quan tại Nghị quyết 334 về điều hòa hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và xây dựng các đièu luật quy định mới về điều hòa hoạt động giám sát của Thường trực Hội động nhân dân hiện chưa được quy định tại văn bản nào).
Phương án 2: Ngoài các điều 36, 75 của Luật HĐGS hiện hành quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trong điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, không bổ sung các điều luật mới quy định về phương thức, trình tự, thủ tục… thực hiện điều hòa. Phương thức, trình tự, thủ tục… thực hiện điều hòa hoạt động giám sát được quy định trong các văn bản dưới luật.
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 như sau:
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này nếu được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, trừ các báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
29. Bổ sung Điều 41a sau Điều 41 như sau:
“Điều 41a. Tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội
1. Chuyên đề giám sát được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
b) Vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội; vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và có liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Ủy ban khác của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc.
c) Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất;”
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được lựa chọn phù hợp với chuyên đề giám sát.
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 42 như sau:
“3. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gửi báo cáo kết quả giám sát kết luận giám sát đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
“4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.”
31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 Điều 43 như sau:
“1. Căn cứ vào chương trình giám sát hằng năm hoặc yêu cầu đột xuất của thực tiễn, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban quyết định hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công.
Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.”
“7. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chủ trì tổ chức phiên giải trình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
32. Bổ sung Điều 43a sau Điều 43 như sau:
Điều 43a. Tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình và người được yêu cầu giải trình, người được yêu cầu tham gia giải trình tại phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Vấn đề được giải trình được lựa chọn theo một trong các tiêu chí sau đây và phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên giải trình:
a) Vấn đề cụ thể có tính thời sự, bức xúc, nổi lên trong thực tiễn, được nhiều đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội, dư luận, cử tri và Nhân dân quan tâm, đòi hỏi phải được làm rõ, giải quyết kịp thời để bảo đảm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
b) Vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý hoặc hoạt động khác của Nhà nước xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật hoặc có nhiều hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục;
c) Vấn đề đã có trong nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề hoặc Kết luận vấn đề được giải trình, kiến nghị giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nhưng việc thực hiện chưa hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu đề ra, trừ trường hợp nghị quyết, kết luận, kiến nghị đó có hiệu lực thi hành chưa quá 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức phiên giải trình.
2. Người được yêu cầu giải trình là thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Việc lựa chọn người được yêu cầu giải trình đối với phiên giải trình cụ thể phải là người có thẩm quyền quản lý nhà nước trực tiếp hoặc người có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết đối với vấn đề được giải trình.
3. Người được yêu cầu tham gia giải trình là đại diện lãnh đạo bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cá nhân khác có liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước hoặc có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết đối với vấn đề được giải trình.”
1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân;
d) Kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
34. Bổ sung Điều 52a sau Điều 52 như sau:
“Điều 52a. Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
1. Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu, xử lý; khi cần thiết chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo việc giải quyết đến Đoàn đại biểu Quốc hội trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết; trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết thì Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
3. Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét, xác minh vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.
4. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn đại biểu Quốc hội yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, đồng thời yêu cầu người có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội và báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.”
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 58 như sau:
“3. Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 62 của Luật này.
Trường hợp cần thiết, trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, Thường trực Hội đồng nhân dân điều chỉnh chương trình giám sát, thay đổi Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên của đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
36. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 59 như sau:
“b) Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp;”
Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và thông báo đến các Ban của Hội đồng nhân dân các báo cáo được Hội đồng nhân dân thảo luận, thời gian thảo luận.
37. Sửa đổi, bổ sung khoản 5, khoản 7 Điều 60 như sau:
“5. Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về chất vấn. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.”
“7. Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Ủy ban Thường vụ quy định trình tự, thủ tục thực hiện chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này.”
38. Bổ sung Điều 60a sau Điều 60 như sau:
Điều 60a. Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn theo các tiêu chí sau đây để đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định:
a) Vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri quan tâm;
b) Vấn đề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật;
c) Vấn đề đã được người bị chất vấn trả lời trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời;
d) Vấn đề khác nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước hoặc qua khảo sát, giám sát phát hiện hạn chế, bất cập cần được chất vấn để làm rõ và đưa ra những yêu cầu, giải pháp để kịp thời khắc phục.
2. Người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vấn. Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay.
Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
39. Bổ sung điều 60b sau Điều 60a như sau:
“Điều 60b. Chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Hoạt động Chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trình bày báo cáo tóm tắt việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp Hộii đồng nhân dân.
b) Người đứng đầu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp xã trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện các nghị quyếtvề chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
d) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
đ) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
e) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
4. Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về chất vấn. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.
5. Phiên họp chất vấn tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Hội đồng nhân dân quyết định.” 
“1. Căn cứ chương trình giám sát, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, thời gian xem xét báo cáo giám sát của Đoàn giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện Ban của Hội đồng nhân dân và một số đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.”
“a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo; ban hành kế hoạch giám sát;”
41. Bổ sung Điều 62a sau Điều 62 như sau:
Điều 62a. Tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của Hội đồng nhân
1. Chuyên đề giám sát được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc ở địa phương hoặc vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri và Nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành chính sách, pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương;
b) Không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất, trừ các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, các vấn đề cấp thiết khác;
c) Không trùng nội dung với các chuyên đề giám sát đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành giám sát trong khoảng thời gian ít nhất là 02 năm tính đến thời điểm đề xuất, trừ trường hợp giám sát lại nội dung đã được giám sát do đối tượng chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đy đủ các kiến nghị giám sát;
d) Không trùng lặp về đối tượng giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên vào cùng thời điểm giám sát giữa Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp giám sát theo đề nghị của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên;
đ) Bảo đảm tính toàn diện, sự cân đối và phù hợp giữa các lĩnh vực;
e) Các tiêu chí khác do Hội đồng nhân dân quyết định phù hợp với yêu cầu giám sát và thực tiễn của địa phương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được lựa chọn phù hợp với chuyên đề giám sát.
42. Bổ sung các khoản 4, 5 sau khoản 3 Điều 69 như sau:
4. Thường trực Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về chất vấn. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.
“5. Tại phiên họp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân của năm giữa nhiệm và năm cuối nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân dân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
Ủy ban Thường vụ quy định trình tự, thủ tục thực hiện chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này.”
43. Bổ sung Điều 69a sau Điều 69 như sau:
Điều 69a. Tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm, phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn quy định tại khoản 2 Điều này, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với các Ban của Hội đồng nhân dân dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Nhóm vấn đề chất vấn được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
a) Vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri quan tâm;
b) Vấn đề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật;
c) Vấn đề đã được người bị chất vấn trả lời trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời;
d) Vấn đề khác nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước hoặc qua khảo sát, giám sát phát hiện hạn chế, bất cập cần được chất vấn để làm rõ và đưa ra những yêu cầu, giải pháp để kịp thời khắc phục.
2. Người bị chất vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn đề chất vấn. Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Thường trực Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay.
Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
44. Bổ sung điều 69b sau Điều 69a như sau:
“Điều 69b. Chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Tại phiên họp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân của năm giữa nhiệm và năm cuối nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân dân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Hoạt động Chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân về chất vấn, giám sát chuyên đề và các vấn đề đã hứa tại các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp trình bày báo cáo tóm tắt việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
b) Người đứng đầu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp xã trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện các nghị quyếtvề chất vấn, giám sát chuyên đề, các vấn đề đã hứa tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
d) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
đ) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
e) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
4. Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về chất vấn. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.
5. Phiên họp chất vấn tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Hội đồng nhân dân quyết định.” 
45. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 70 như sau:
“1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.
Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, thời gian xem xét báo cáo giám sát của Đoàn giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện của Ban của Hội đồng nhân dân và một số đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.”
“a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo; ban hành kế hoạch giám sát;
“3. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động giám sát của mình giữa hai kỳ họp với Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.”
46. Bổ sung Điều 70a sau Điều 70 như sau:
Điều 70a. Tiêu chílựa chọn chuyên đề giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Chuyên đề giám sát được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc ở địa phương hoặc vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri và Nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành chính sách, pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương,công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương;
b) Không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất, trừ các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, các vấn đề cấp thiết khác;
c) Không trùng nội dung với các chuyên đề giám sát đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành giám sát trong khoảng thời gian ít nhất là 02 năm tính đến thời điểm đề xuất, trừ trường hợp giám sát lại nội dung đã được giám sát do đối tượng chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đy đủ các kiến nghị giám sát;
d) Không trùng lặp về đối tượng giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên vào cùng thời điểm giám sát giữa Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp giám sát theo đề nghị của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên;
đ) Bảo đảm tính toàn diện, sự cân đối và phù hợp giữa các lĩnh vực;
e) Các tiêu chí khác do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định phù hợp với yêu cầu giám sát và thực tiễn của địa phương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được lựa chọn phù hợp với chuyên đề giám sát.
47. Bổ sung Điều 72a sau Điều 72 như sau:
Điều 72a. Tiêu chí lựa chọn vấn đề giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ chương trình giám sát, trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình.
2. Việc lựa chọn nội dung giải trình được thực hiện căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của người được yêu cầu giải trình và ưu tiên theo các tiêu chí sau đây:
a) Vấn đề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tội phạm, việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật;
b) Vấn đề mới, phức tạp được xã hội quan tâm mà chưa có giải pháp thực hiện;
c) Vấn đề có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập ở địa phương; những nội dung còn nhiều tồn tại, hạn chế ở địa phương.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên giải trình.
4. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, bộ phận giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với các Ban của Hội đồng nhân dân dự kiến kế hoạch tổ chức giải trình để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
48. Bổ sung khoản 3 vào điều 73 như sau:
“3. Cơ quan đầu mối giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp nhận, xử lý, theo dõi, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đối với cấp huyện và Văn phòng - Thống kê đối với cấp xã.”
49. Bổ sung Điều 75a sau Điều 75 như sau:
Điều 75a. Điều hòa hoạt động giám sát khi xây dựng kế hoạch giám sát
1. …
50. Bổ sung Điều 75b sau Điều 75a như sau:
Điều 75b. Phương thức điều hòa hoạt động của Đoàn giám sát chuyên đề, hoạt động giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
1. …
51. Bổ sung Điều 75c sau Điều 75b như sau:
“Điều 75c. Thực hiện điều hòa hoạt động của giám sát của các cơ quan
1. …
52. Bổ sung Điều 75d sau Điều 75c như sau:
“Điều 75d. Điều hòa hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. …
53. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 80 như sau:
“1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến, kiến nghị của cử tri phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân giao thì Ban của Hội đồng nhân dân tổ chức Đoàn giám sát của Ban để thực hiện giám sát chuyên đề.
Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian xem xét báo cáo giám sát của Đoàn giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân và một số đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có thể được mời tham gia hoạt động Đoàn giám sát.”
“2. Đoàn giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo; ban hành kế hoạch giám sát;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn giám sát làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
đ) Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
e) Ra kết luận giám sát;
g) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
h) Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát với Ban của Hội đồng nhân dân.
54. Bổ sung Điều 80a sau Điều 80 như sau:
Điều 80a. Tiêu chílựa chọn chuyên đề giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của Ban của Hội động nhân dân
1. Chuyên đề giám sát được lựa chọn gồm các tiêu chí sau:
a) Là vấn đề bức xúc ở địa phương hoặc vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri và Nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành chính sách, pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương,công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương;
b) Vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của Ban của Hội đồng nhân dân
c) Không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất, trừ các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, các vấn đề cấp thiết khác;
d) Không trùng nội dung với các chuyên đề giám sát đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành giám sát trong khoảng thời gian ít nhất là 02 năm tính đến thời điểm đề xuất, trừ trường hợp giám sát lại nội dung đã được giám sát do đối tượng chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đy đủ các kiến nghị giám sát;
đ) Không trùng lặp về đối tượng giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên vào cùng thời điểm giám sát giữa Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp giám sát theo đề nghị của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên;
e) Bảo đảm tính toàn diện, sự cân đối và phù hợp giữa các lĩnh vực;
g) Các tiêu chí khác do Ban của Hội đồng nhân dân quyết định phù hợp với yêu cầu giám sát và thực tiễn của địa phương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được lựa chọn phù hợp với chuyên đề giám sát.
55. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 81 như sau:
“3. Báo cáo kết quả, Kết luận giám sát của Ban của Hội đồng nhân dân gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.”
56. Bổ sung Điều 88a sau Điều 88 như sau:
“Điều 88a. Cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng thông tin phục vụ hoạt động giám sát
1. Thông tin trong hoạt động tư pháp, thanh tra, kiểm toán, thuế, ngân hàng, khiếu nại, tố cáo, hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác của các cơ quan chức năng được sử dụng cho hoạt động giám sát của chủ thể giám sát.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hoạt động giám sát có trách nhiệm cung cấp, chia sẻ, trao đổi cho chủ thể giám sát để thực hiện hoạt động giám sát và chịu trách hiệm về tính chính xác, nguyên vẹn và khả dụng của thông tin.
 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được thông tin phải xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác.”
57. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 89 như sau:
“1. Chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết về giám sát, kết luận, kiến nghị giám sát và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiến hành giám sát, hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết, kết luận việc thực hiện nghị quyết, kết luận giám sát phải được gửi đến người đứng đầu, cơ quan cấp trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiến hành giám sát; trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.”
58. Bổ sung điều 90a sau Điều 90 như sau:
Điều 90a. Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
1. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa để phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; bảo đảm sự liên thông về dữ liệu giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa để phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; bảo đảm sự liên thông về dữ liệu giám sát giữa Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026
Không tìm thấy ý kiến nào
Không có mục thảo luận

Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Cơ quan ban hành: Hội đồng dân tộc

Ngày ban hành: 20/06/2024

Số hiệu:

Mô tả:

Tờ trình đăng tải trong Hồ sơ lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Tờ-trình-Luật-HĐGS.docx
Không có tài liệu nào