Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ bảy, 04/05/2024

  • Lĩnh vực: Tư pháp
  • Cơ quan trình dự thảo: Tòa án nhân dân tối cao
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Tòa án NDTC
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban Tư pháp
  • Dự kiến thảo luận tại: Khóa XV - Đang cập nhật
  • Dự kiến thông qua tại: Khóa XV - Đang cập nhật
  • Trạng thái: Chưa thông qua

Phạm vi điều chỉnh

1. Pháp lệnh này quy định về xác định chi phí tố tụng; nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng; miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn, giảm chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Việc xác định chi phí; nộp tiền tạm ứng chi phí; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu; kinh phí chi trả chi phí trong quá trình Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh này. 2. Án phí, lệ phí Tòa án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này.

21/12/2023
01
Lần dự thảo 1
2.-Du-thao-Phap-lenh-Chi-phi-TT-chinh-ly-26.11-Final.docx
2.1-Danh-muc-CPTT-chinh-ly-26.11-final.docx

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và Luật số 02/2021/QH15;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
1. Pháp lệnh này quy định về xác định chi phí tố tụng; nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng; miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn, giảm chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Việc xác định chi phí; nộp tiền tạm ứng chi phí; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu; kinh phí chi trả chi phí trong quá trình Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Án phí, lệ phí Tòa án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chi phí tố tụng là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và pháp luật khác có liên quan.
2. Chi phí thù lao cho người làm chứng, người chứng kiến, người đại diện do Tòa án chỉ định, người được mời tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ, người khác tham gia phiên tòa tham gia xem xét tại chỗ, người thực hiện định giá trong tố tụng hình sự, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, người dịch thuật tham gia phiên tòa, phiên họp là khoản tiền chi trả cho những người này khi tham gia hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú là khoản tiền chi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người được mời tham gia tố tụng, người khác tham gia phiên tòa theo quy định của pháp luật về nội dung chi và mức chi về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chi phí khác là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho hoạt động tố tụng, phù hợp với tính chất, nội dung của vụ việc, được xác định theo thực tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
6. Tiền tạm ứng là số tiền do cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Pháp lệnh này tạm tính để tiến hành hoạt động tố tụng theo yêu cầu, trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 3. Áp dụng Pháp lệnh Chi phí tố tụng và pháp luật có liên quan
1. Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì mức chi căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với các khoản chi khác thì mức chi căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Pháp lệnh này có quy định khác về chi phí tố tụng thì áp dụng theo quy định của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành thì áp dụng theo mức chi đó.
Điều 4. Chi phí tố tụng
Chi phí tố tụng trong Pháp lệnh này bao gồm:
1. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Chi phí định giá tài sản.
3. Chi phí giám định.
4. Chi phí cho Hội thẩm.
5. Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân; người đại diện do Tòa án chỉ định.
6. Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến.
7. Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật.
8. Chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
9. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
10. Chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ.
11. Chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng.
12. Chi phí sao chụp tài liệu.
13. Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án, vụ việc.
Điều 5. Nguyên tắc thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí tố tụng
Các chi phí tố tụng phải được thu, nộp, quản lý, sử dụng theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh này áp dụng đối với người có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ, người có yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận và chỉ miễn, giảm đối với việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định do cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.
Điều 7. Miễn tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Những trường hợp sau đây được miễn tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định:
a) Trẻ em;
b) Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
c) Người cao tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật người cao tuổi;
d) Người khuyết tật được hưởng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật người khuyết tật;
đ) Người có công với cách mạng;
e) Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
g) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹvà người có công nuôi liệt sỹ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ;
h) Người nhiễm chất độc da cam.
2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ hoặcmột phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải nộp mà bên chịu toàn bộ hoặc một phn chi phí tố tụng phải nộp thuc trường hợp được miễn nộp thì Tòa án chỉ xem xét min đối với phn mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định của Pháp lệnh này. Phần chi phí tố tụng mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.
Điều 8. Giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nơi người đó cư trú thì được giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.
2. Người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ chứng minh người được giảm tiền tạm ứng chi phí tố tụng không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định;
b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà    họ phải chịu.
3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ hoặc một phần số tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải nộp mà bên chịu toàn bộ hoặc một phần số tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải nộp thuộc trường hợp được giảm thì Tòa án chỉ giảm đối với phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà người thuộc trường hợp được giảm phải chịu theo quy định của Pháp lệnh này. Phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm.
Điều 9. Thủ tục đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định, người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định là người thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
2. Đơn đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Đối tượng xem xét, thẩm định tại chỗ; đối tượng trưng cầu giám định;
d) Lý do, căn cứ đề nghị miễn, giảm.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, thẩm quyền quyết định miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:
a) Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo này phải được gửi cho người đề nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo;
b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo của Hội đồng xét xử được công bố tại phiên tòa và được gửi cho người đề nghị; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.
2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo này phải được gửi cho người đề nghị; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định như sau:
a) Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định;
b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định.
2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định.
3. Việc miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
4. Trích lục bản án, quyết định của Tòa án có nội dung miễn, giảm hoặc không miễn, giảm phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Điều 12. Mức giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định và mức giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Mức tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định và mức tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, mức tiền chi phí giám định được giảm không vượt quá 50% tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà người đó phải nộp.
Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chi phí tố tụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụngvà việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí, miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định.
Chánh án Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc là quyết định cuối cùng.
2. Khiếu nại về nghĩa vụ nộp chi phí tố tụng trong bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Tố cáo và việc giải quyết tố cáo của cá nhân về chi phí tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Chương II. CHI PHÍ XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ
Mục 1. CHI PHÍ XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 14. Xác định chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí cho người tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ:
a) Chi phí đi lại;
b) Chi phí thuê phòng nghỉ;
c) Phụ cấp lưu trú;
2. Chi phí cho người được mời tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ:
a) Chi phí thù lao;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí thuê phòng nghỉ;
d) Phụ cấp lưu trú;
3. Chi phí sử dụng dịch vụ;
4. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 15. Chi phí thù lao cho người được mời tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ
Mức chi phí thù lao cho người được mời tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 16. Chi phí sử dụng dịch vụ
Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng đơn vị, tổ chức có chức năng, chuyên môn thực hiện việc đo đạc, lồng ghép bản đồ và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Điều 17. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định tại các điều 156, 157 và 158 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều 357, 358 và 359 của Luật Tố tụng hành chính.
Điều 18. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc xét thấy cần thiết phải xem xét, thẩm định tại chỗ, Tòa án xác định số tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và thông báo cho người có nghĩa vụ nộp biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng; thông báo phải nêu rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định không chấp nhận đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, người có nghĩa vụ nộp phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Hết thời hạn này mà người có nghĩa vụ không nộp tiền tạm ứng chi phí thì Tòa án giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Mục 2. CHI PHÍ XEM XÉT TẠI CHỖ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 19. Xác định chi phí xem xét tại chỗ
Chi phí xem xét tại chỗ bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí xem xét tại chỗ cho người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 của Bộ luật Tố tụng hình sự:
a) Chi phí thù lao;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí thuê phòng nghỉ;
d) Phụ cấp lưu trú.
2. Chi phí xem xét tại chỗ cho người tiến hành xem xét tại chỗ:
a) Chi phí đi lại;
b) Chi phí thuê phòng nghỉ;
c) Phụ cấp lưu trú.
3. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 20. Chi phí thù lao cho người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 của Bộ luật Tố tụng hình sự
Mức chi phí thù lao cho người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 của Bộ luật Tố tụng hình sự được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 21. Trách nhiệm chi trả chi phí xem xét tại chỗ
Cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành việc xem xét tại chỗ có trách nhiệm chi trả chi phí xem xét tại chỗ.
Chương III. CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Mục 1. CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 22. Xác định chi phí định giá tài sản
Chi phí định giá tài sản bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí chothành viên Hội đồng định giá tài sản gồm:
a) Chi phí thù lao;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí thuê phòng nghỉ;
d) Phụ cấp lưu trú.
2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá.
3. Chi phí vật tư tiêu hao.
4. Chi phí sử dụng dịch vụ.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 23. Chi phí thù lao cho thành viên Hội đồng định giá tài sản
Chi phí thù lao cho thành viên Hội đồng định giá tài sản được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 24. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định giá
1. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định giá bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí xác định tổng quát về tài sản định giá;
b) Chi phí lập kế hoạch định giá tài sản;
c) Chi phí khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản định giá;
d) Chi phí phân tích thông tin liên quan đến tài sản định giá.
2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định giá được xác định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp định giá tài sản cụ thể và nội dung chuyên môn phục vụ cho quá trình thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định giá trên cơ sở hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Chi phí vật tư tiêu hao
Doanh nghiệp thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản trong quá trình thực hiện định giá nếu có sử dụng vật tư thì được xác định chi phí vật tư tiêu hao. Chi phí vật tư tiêu hao được xác định căn cứ vào khối lượng công việc định giá; quy định đối với từng đối tượng định giá; định mức vật tư tiêu hao quy định phù hợp với lĩnh vực định giá.
Trường hợp chưa có quy định của pháp luật về định mức vật tư tiêu hao, doanh nghiệp thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản căn cứ các quy định có liên quan và điều kiện sử dụng vật tư phục vụ định giá để xác định mức vật tư tiêu hao thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản. Doanh nghiệp thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của mức vật tư tiêu hao đã thông báo.
Điều 26. Chi phí sử dụng dịch vụ
Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng kết luận chuyên môn do chuyên gia hoặc doanh nghiệp thẩm định giá làm cơ sở tham khảo cho hoạt động định giá tài sản và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ trực tiếp cho việc định giá tài sản.
Điều 27. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản trong giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định tại các điều 164, 165 và 166 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản trong giải quyết vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều 365, 366 và 367 của Luật Tố tụng hành chính.
Điều 28. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải thông báo cho Tòa án và người có nghĩa vụ nộp biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản; thông báo phải nêu rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Hội đồng định giá, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người có nghĩa vụ nộp biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này, người có nghĩa vụ nộp phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho Hội đồng định giá tài sản. Hội đồng định giá tài sản phải cấp biên nhận tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản cho Tòa án.
Điều 29. Chi phí định giá lại
Xác định chi phí,nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí,việc xử lý tiền tạm ứng, thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá lại được thực hiện theo quy định tại Mục này.
Mục 2. CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 30. Xác định chi phí định giá tài sản
Chi phí định giá tài sản được xác định theo quy định tại các điều 22, 23, 24, 2526 của Pháp lệnh này.
Điều 31. Trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
Cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
Điều 32. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
1. Hội đồng định giá xác định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản về số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo thông báo của Hội đồng định giá.
Điều 33. Trách nhiệm chi trả chi phí định giá tài sản
Cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm chi trả chi phí định giá tài sản cho Hội đồng định giá theo số tiền, thời hạn và phương thức đã thông báo.
Điều 34. Chi phí định giá lại
Xác định chi phí, trách nhiệm nộp tiền tạm ứng, thủ tục nộp tiền tạm ứng, trách nhiệm chi trả chi phí định giá lại được thực hiện theo quy định tại Mục này.
Chương IV. CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH
Mục 1. CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 35. Xác định chi phí giám định
Chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí cho người thực hiện giám định gồm:
a) Chi phí tiền lương, thù lao;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí thuê phòng nghỉ;
d) Phụ cấp lưu trú.
2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần giám định.
3. Chi phí vật tư tiêu hao.
4. Chi phí sử dụng dịch vụ.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 36. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định
1. Xác định chi phí tiền lương cho người thực hiện giám định:
a) Chi phí tiền lương được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định đối với tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc (sau đây gọi là tổ chức thực hiện giám định);
b) Tổ chức thực hiện giám định căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và các quy định của chế độ tiền lương hiện hành áp dụng đối với mình xác định chi phí tiền lương làm cơ sở thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Xác định chi phí thù lao cho người thực hiện giám định:
a) Chi phí thù lao được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc;
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ nội dung yêu cầu giám định, khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và tiền lương, thu nhập thực tế của mình xác định mức thù lao hợp lý thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng;
c) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ quy định của pháp luật về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp xác định thù lao giám định tư pháp thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 37. Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí vật tư tiêu hao
1. Tổ chức thực hiện giám định khi thực hiện giám định nếu phải sử dụng máy móc, phương tiện, thiết bị, vật tư thì được xác định chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí vật tư tiêu hao.
2. Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí vật tư tiêu hao được xác định căn cứ vào khối lượng công việc, quy trình thực hiện giám định, tiêu chuẩn, định mức phù hợp với lĩnh vực giám định.
Trường hợp chưa có quy định của pháp luật về định mức khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định căn cứ các quy định có liên quan và điều kiện sử dụng máy móc, phương tiện, thiết bị, vật tư phục vụ giám định để xác định chi phí và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí vật tư tiêu hao đã thông báo.
Điều 38. Chi phí sử dụng dịch vụ
Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn, dịch vụ bảo quản do cá nhân, tổ chức khác thực hiện và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định.
Điều 39. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định trong giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định tại các điều 160, 161 và 162 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định trong giải quyết vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều 361, 362 và 363 của Luật Tố tụng hành chính.
Điều 40. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của Tòa án, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải thông báo cho Tòa án biết về số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người có nghĩa vụ nộp biết để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí giám định.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định không chấp nhận đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định hoặc quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, người có nghĩa vụ nộp phải nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí giám định, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải cấp hóa đơn hoặc biên nhận tiền tạm ứng chi phí giám định cho Tòa án.
Điều 41. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại
Xác định chi phí, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí, việc xử lý tiền tạm ứng, thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định bổ sung, giám định lại được thực hiện theo quy định tại Mục này.
Điều 42. Trách nhiệm quy định cách tính và nguyên tắc tính chi phí giám định
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý tổ chức giám định tư pháp công lậpquy định cách tính, nguyên tắc tính chi phí giám định theo tính chất đặc thù của chủ thể thực hiện giám định; định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho tổ chức giám định tư pháp xác định chi phí giám định tư pháp.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cần giám định phải quy định cách tính, nguyên tắc tính chi phí giám định theo tính chất đặc thù của lĩnh vực thực hiện giám định; định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để xác định chi phí giám định tư pháp.
Mục 2. CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 43. Xác định chi phí giám định
Chi phí giám định được xác định theo quy định tại các điều 35, 36, 37 và 38 của Pháp lệnh này.
Điều 44. Trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
Cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Điều 45. Trách nhiệm chi trả chi phí giám định
1. Cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định có trách nhiệm chi trả chi phí giám định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu        Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng không phải chịu chi phí giám định; người bị hại yêu cầu khởi tố phải hoàn trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp.
Điều 46. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định xác định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định về số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Điều 47. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại
Xác định chi phí, trách nhiệm nộp tiền tạm ứng, thủ tục nộp tiền tạm ứng, trách nhiệm chi trả chi phí giám định bổ sung, giám định lại được thực hiện theo quy định tại Mục này.
Chương V. CHI PHÍ CHO HỘI THẨM
Điều 48. Xác định chi phí cho Hội thẩm
Chi phí cho Hội thẩm bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Phụ cấp xét xử.
2. Chi phí đi lại.
3. Chi phí thuê phòng nghỉ.
4.Phụ cấp lưu trú.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 49. Phụ cấp xét xử
1. Phụ cấp xét xử của Hội thẩm tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ.
2. Ngày thực tế tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm được Tòa án, Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.
3. Mức phụ cấp xét xử cho 01 ngày thực tế tham gia phiên tòa, nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 50. Trách nhiệm chi trả chi phí cho Hội thẩm
Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử có trách nhiệm chi trả chi phí cho Hội thẩm.
Chương VI. CHI PHÍ CHO LUẬT SƯ, TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ, BÀO CHỮA VIÊN NHÂN DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP CHỈ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA; NGƯỜI ĐẠI DIỆN DO TÒA ÁN CHỈ ĐỊNH
Điều 51. Xác định chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa
1. Chi phí cho người bào chữa là luật sư do tổ chức hành nghề luật sư cử được xác định theo quy định của pháp luật luật sư; chi phí cho người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý, luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử được xác định theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
2. Chi phí cho bào chữa viên nhân dân bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí thù lao;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí thuê phòng nghỉ;
d)Phụ cấp lưu trú;
đ) Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 52. Chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân
Mức chi phí thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của bào chữa viên nhân dân được cử tham gia bào chữa được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 53. Trách nhiệm chi trả chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa
1. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa có trách nhiệm chi trả chi phí cho người bào chữa là luật sư do tổ chức hành nghề luật sư cử, bào chữa viên nhân dân do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm chi trả chi phí cho người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa trong trường hợp Trung tâm này cử người bào chữa.
Điều 54. Xác định chi phí cho người đại diện do Tòa án chỉ định
Việc xác định chi phí cho người đại diện do Tòa án chỉ định được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Pháp lệnh này. Trường hợp người đại diện do Tòa án chỉ định là trợ giúp viên pháp lý, luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử thì việc xác định chi phí được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Pháp lệnh này.
Điều 55. Trách nhiệm chi trả chi phí cho người đại diện do Tòa án       chỉ định
Tòa án chỉ định người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của         Bộ luật Tố tụng dân sự, điểm c khoản 2 Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính có trách nhiệm chi trả chi phí cho người đại diện. Trường hợp người đại diện do   Tòa án chỉ định là trợ giúp viên pháp lý, luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử thì trách nhiệm chi trả chi phí được thực hiện theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Chương VII. CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI CHỨNG KIẾN
Mục 1. CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 56. Xác định chi phí cho người làm chứng
Chi phí cho người làm chứng do Tòa án triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí thù lao.
2. Chi phí đi lại.
3. Chi phí thuê phòng nghỉ.
4. Phụ cấp lưu trú.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 57. Chi phí thù lao cho người làm chứng
Mức chi phí thù lao cho người làm chứng được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 58. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
1. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
2. Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng được tính bằng mức chi phí cho người làm chứng theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh này.
Điều 59. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
1. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ cung cấp thông tin về số người làm chứng, nơi làm việc, nơi cư trú của họ và các thông tin cần thiết khác làm cơ sở để Tòa án xác định mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị triệu tập người làm chứng, Tòa án xác định số tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng và thông báo cho người đề nghị để nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí, thông báo phải nêu rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này, người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.
Điều 60. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người làm chứng
1. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người làm chứng trong giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 167 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người làm chứng trong giải quyết vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 368 của Luật Tố tụng hành chính.
Điều 61. Xử lý tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí đã nộp chưa đủ thì người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí cho người làm chứng thì được trả lại phần tiền chênh lệch. Người đã nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng không có nghĩa vụ phải chịu theo quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh này thì được hoàn trả số tiền đã nộp.
Mục 2. CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI CHỨNG KIẾN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 62. Xác định chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến
Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí thù lao.
2. Chi phí đi lại.
3. Chi phí thuê phòng nghỉ.
4. Phụ cấp lưu trú.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 63. Chi phí thù lao cho người làm chứng, người chứng kiến
Mức chi phí thù lao cho người làm chứng, người chứng kiến được quy định tại Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 64. Trách nhiệm chi trả chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến
Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng, người chứng kiến có trách nhiệm chi trả chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến.
Chương VIII. CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH, NGƯỜI DỊCH THUẬT
Mục 1. CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH, NGƯỜI DỊCH THUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 65. Xác định chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật
1. Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công;
b) Chi phí đi lại;
c)Chi phí thuê phòng nghỉ;
d) Phụ cấp lưu trú;
đ) Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch, người dịch thuật.
Điều 66. Chi phí tiền công cho người phiên dịch, người dịch thuật
Mức chi phí tiền công cho người phiên dịch, người dịch thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
Điều 67. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật
1. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật trong giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật trong giải quyết vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 369 của Luật Tố tụng hành chính.
Mục 2. CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH, NGƯỜI DỊCH THUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 68. Xác định chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật
Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật được thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh này.
Điều 69. Trách nhiệm chi trả chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật
Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu người phiên dịch, người dịch thuật có trách nhiệm chi trả chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật.
Chương IX. CHI PHÍ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG
Mục 1. CHI PHÍ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG Ở TRONG NƯỚC
Điều 70. Xác định chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí sao chụp văn bản tố tụng.
2. Chi phí đi lại.
3. Chi phí thuê phòng nghỉ.
4. Phụ cấp lưu trú.
5. Chi phí cước dịch vụ bưu chính.
6. Chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
7. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định pháp luật về Thừa phát lại.
8. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 71. Trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có trách nhiệm chi trả chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đương sự yêu cầu Tòa án thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có nghĩa vụ chịu chi phí thông báo.
3. Trường hợp Tòa án thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 180 của Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 109 của Luật Tố tụng hành chính thì đương sự nào có yêu cầu làm phát sinh việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải chịu chi phí.
Mục 2. CHI PHÍ TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG RA NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH THEO ĐƯỜNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
Điều 72. Xác định chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng ra nước ngoài theo đường dịch vụ bưu chính bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí sao chụp văn bản tố tụng.
2. Chi phí cước dịch vụ bưu chính.
3. Chi phí dịch thuật văn bản tố tụng và chứng thực chữ ký người dịch.
4. Chi phí dịch thuật văn bản của tổ chức bưu chính nước ngoài về kết quả chuyển phát thư bảo đảm.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 73. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụngra nước ngoài trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tạicác điều152, 153 và 154 của        Bộ luật Tố tụng dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụngra nước ngoài trong vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại các điều 352, 354 và 355 của Luật Tố tụng hành chính.
3. Nghĩa vụ chịu chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng ra nước ngoài đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 430 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Mục 3. CHI PHÍ TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG RA NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH THÔNG QUA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 74. Xác định chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thông qua Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài bao gồmmột hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí sao chụp văn bản tố tụng.
2. Chi phí cước dịch vụ bưu chính ở trong nước.
3. Chi phí cước dịch vụ bưu chính ở nước ngoài.
4. Chi phí dịch thuật.
5. Chi phí chứng thực.
6. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 75. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Pháp lệnh này.
2. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các yêu cầu tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án được sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tạm ứng chi phí cước dịch vụ bưu chính ở nước ngoài.
3. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao quy định chi tiết thủ tục thu, nộp tiền tạm ứng, chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thông qua Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Chương X. CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI
Mục 1. CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 76. Xác định chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí dịch thuật, công chứng, chứng thực hồ sơ ủy thác tư pháp, thông báo kết quả thực hiện của nước được ủy thác tư pháp;
b) Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài;
c) Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;
d) Chi phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.
2. Việc xác định các chi phí theo khoản 1 Điều này được thực hiện theo pháp luật về tương trợ tư pháp.
Điều 77. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại các điều 152, 153 và 154 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều 353, 354 và 355 của Luật Tố tụng hành chính.
Mục 2. CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 78. Xác định chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí xử lý hồ sơ ủy thác tư pháp.
2. Chi phí dịch tài liệu.
3. Chi phí triệu tập người làm chứng, người giám định.
4. Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài.
5. Chi phí chuyển phát tài liệu, hồ sơ tương trợ tư pháp ra nước ngoài.
6. Chi phí thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài.
7. Chi phí thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự ở nước ngoài.
8. Chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.
Điều 79. Trách nhiệm chi trả chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Trách nhiệm chi trả chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật tương trợ tư pháp.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài cùng là thành viên của điều ước quốc tế thì chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự được thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
3. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế thì việc chi trả chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài về hình sự được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Chương XI. CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC
Mục 1. CHI PHÍ XÁC MINH SỰ CÓ MẶT HOẶC VẮNG MẶT CỦA ĐƯƠNG SỰ TẠI NƠI CƯ TRÚ, XÁC MINH TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 80. Xác định chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ
1. Chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí sử dụng dịch vụ;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí thuê phòng nghỉ;
d) Phụ cấp lưu trú;
đ) Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
2. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền cung cấp dịch vụ trích lục, cấp bản sao và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ cho việc xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ.
Điều 81. Trách nhiệm chi trả chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Mục 2. CHI PHÍ BẢO QUẢN TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ, VẬT CHỨNG
Điều 82. Xác định chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng
1. Chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí sử dụng dịch vụ;
b) Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
2. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài để bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng.
Điều 83. Trách nhiệm chi trả chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Mục 3. CHI PHÍ SAO CHỤP TÀI LIỆU TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 84. Xác định chi phí sao chụp tài liệu
Chi phí sao chụp tài liệu được xác định căn cứ vào thực tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Điều 85. Trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí sao chụp tài liệu 
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả chi phí sao chụp tài liệu cung cấp cho bị can để đảm bảo thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người bào chữa yêu cầu sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì phải chịu chi phí sao chụp tài liệu.
Mục 4. CHI PHÍ THAM GIA PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT VỤ ÁN, VỤ VIỆC
Điều 86. Xác định chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp
Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp cho người thực hiện định giá tài sản trong tố tụng hình sự, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, người dịch thuật bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí thù lao.
2. Chi phí đi lại.
3. Chi phí thuê phòng nghỉ.
4. Phụ cấp lưu trú.
5. Chi phí khác theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này.
Điều 87. Chi phí thù lao tham gia phiên tòa, phiên họp
 Mức chi phí thù lao cho người thực hiện định giá trong tố tụng hình sự, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, người dịch thuậtđược quy định tại Danh mục   Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
Điều 88. Trách nhiệm chi trả chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp
Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc mở phiên họp giải quyết việc dân sự có trách nhiệm chi trả chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp.
1. Kinh phí chi trả chi phí tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan có trách nhiệm chi trả theo quy định của Pháp lệnh này được bảo đảm từ kinh phí hoạt động đặc thù theo dự toán hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng và kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan liên quan đó.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm chi trả những chi phí sau đây:
a) Phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định đối với trường hợp đương sự được miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định theo quy định của Pháp lệnh này;
b) Chi phí tố tụng mà cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
c) Chi phí tố tụng trong trường hợp cơ quan thi hành án khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Kinh phí để chi trả chi phí cho Hội thẩm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 90. Lập dự toán kinh phí chi trả
Hằng năm, căn cứ chi phí tố tụng thực tế đã chi của năm trước, cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày   tháng   năm 2024.
Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 3 năm 2012 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.
Điều 92. Tổ chức thi hành
1. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục lập dự toán, thanh toán chi phí tố tụng; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Pháp lệnh này để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thi hành Pháp lệnh này.
3. Trường hợp phát sinh chi phí tố tụng mới hoặc mức chi không còn phù hợp thì Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sửa đổi, bổ sung Danh mục Chi phí thù lao và phụ cấp xét xử.

Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 12 thông qua ngày   tháng   năm 2023.

Không tìm thấy ý kiến nào
Không có mục thảo luận
Không có tài liệu nào
Không có tài liệu nào