Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ bảy, 04/05/2024

  • Lĩnh vực: Pháp luật
  • Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tư pháp
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban Pháp luật
  • Dự kiến thảo luận tại: Khóa XV - Kỳ họp thứ 10
  • Dự kiến thông qua tại: Khóa XV - Kỳ họp thứ 10
  • Trạng thái: Đã thông qua
Kết quả biểu quyết của Kết quả biểu quyết của đại biểu quốc hội tại hội trường

(Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII)
 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
Sau khi xem xét Tờ trình số     /TTr-UBTVQH13 ngày     tháng 5 năm 2013 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII các dự án sau đây:
1. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp;
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
3. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi);
4. Luật cảnh vệ;
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố tụng hành chính;
6. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi);
7. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
8. Pháp lệnh cảnh sát môi trường;
9. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.

Điều 2

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 như sau:
1. Bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 5 các dự án:
- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. 
2. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 các dự án:
- Luật đấu thầu (sửa đổi);
- Luật việc làm. 
3. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 các dự án:
- Luật hải quan (sửa đổi);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Luật Công an nhân dân (sửa đổi);
- Luật đầu tư công. 
4. Rút khỏi Chương trình năm 2013 các dự án:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề;
- Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi);
- Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
- Luật hộ tịch.
5. Bổ sung vào Chương trình năm 2013 dự án Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH10 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên. 

Điều 3

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 như sau:
1. Tại kỳ họp thứ 7
a) Quốc hội thông qua 13 dự án, bao gồm:
1. Luật xây dựng (sửa đổi); 
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; 
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược; 
4. Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); 
5. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; 
6. Luật xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; 
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình; 
8. Luật hải quan (sửa đổi); 
9. Luật phá sản (sửa đổi);
10. Luật đầu tư công; 
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
12. Luật Công an nhân dân (sửa đổi);
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ (theo quy trình thông qua tại một kỳ họp).
b) Quốc hội cho ý kiến 12  dự án, bao gồm:
1. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi);
2. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);
3. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;
6. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi);
7. Luật đầu tư (sửa đổi);
8. Luật doanh nghiệp (sửa đổi);
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
10. Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự;
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề.
2. Tại kỳ họp thứ 8
a) Quốc hội thông qua 13 dự án, bao gồm:
1. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi);
2. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi); 
3. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; 
6. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); 
7. Luật đầu tư (sửa đổi); 
8. Luật doanh nghiệp (sửa đổi); 
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
10. Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; 
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề;
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (theo quy trình thông qua tại một kỳ họp). 
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án, bao gồm:
1. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi); 
2. Bộ luật dân sự (sửa đổi);
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;
4. Luật thống kê (sửa đổi);
5. Luật nhà ở (sửa đổi);
6. Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
7. Luật an toàn vệ sinh lao động;
8. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất);
9. Luật quản lý ngoại thương;
10. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).

Điều 4 

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII. Trường hợp dự án luật, pháp lệnh trình không đúng kỳ hạn, tiến độ và không bảo đảm chất lượng thì không được đưa vào Chương trình phiên họp thẩm tra, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội; đồng thời sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan trình và cơ quan soạn thảo có dự án luật, pháp lệnh trình không đúng tiến độ, không bảo đảm chất lượng. 
2. Tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình. Khi đại biểu Quốc hội có đề nghị, kiến nghị về luật, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình.
 
3. Giao Chính phủ:
a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh nghiên cứu tổng thể những chính sách cần thể chế hoá bằng pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách, tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết, hình thành hồ sơ để kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội khi đã có đủ điều kiện và đảm bảo thời gian trình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Chỉ đạo các cơ quan hữu quan sớm chuẩn bị và phân bổ kinh phí cho việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh đã được đưa vào Chương trình nhiệm kỳ (cả Chương trình chính thức và Chương trình chuẩn bị) để việc chuẩn bị xây dựng các dự án này được tiến hành thuận lợi bảo đảm tiến độ và chất lượng. 
 
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày ... tháng 6 năm 2013.
                                                                    
 
  • Góp ý về dự thảo Nghị quyết Quốc hội về chương trình xây dựng pháp luật 2014

    Sau khi đọc xong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, tôi rất tán thành Chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2014 theo hướng ưu tiên xây dựng các Luật về tổ chức và hoàn thiện bộ máy Nhà nước sau khi Hiến pháp được thông qua. Tuy nhiên, tôi cũng muốn góp ý là chúng ta cần đưa việc xây dựng dự án Luật Thú y vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2014. Vì tôi thấy Luật Thú y đã có trong chương trình chính thức xây dựng Luật Quốc hội khóa XIII và hiện nay ngành thú ý rất quan trọng liên quan đến dịch bệnh thường diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thú y rất được quốc tế quan tâm. Vì vậy, Quốc hội nên đưa vào chương trình chính thức năm 2014. Xin cảm ơn.
     

     

    Do Huy Long - góp ý cho

    28/05/2013 08:03
Không có mục thảo luận

Tờ trình của Chính phủ về việc Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 10/05/2013

Số hiệu:136/TTr-CP

Mô tả:

totrinh.doc

Tổng hợp báo cáo đánh giá tác động các dự án luật, pháp lệnh đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Khóa XIII

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 10/05/2013

Số hiệu:

Mô tả:

tonghopdanhgia.doc

Bản tổng hợp thuyết minh các dự án luật, pháp lệnh đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 10/05/2013

Số hiệu:

Mô tả:

Banthuyetminh.doc

Ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 10/05/2013

Số hiệu:

Mô tả:

Ykiennhandan.pdf

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 10/05/2013

Số hiệu:1805/BC-UBPL13

Mô tả:

baocaothamtra.NQ_xay_dung_luat_phap_lenh_2014.doc
Không có tài liệu nào