Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ năm, 21/11/2024

Quốc hội thảo luận về dự án Luật hôn nhân và gia đình

Đổi mới căn bản, toàn diện dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế

Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề nêu rõ: Sau 5 năm thực hiện, do nhiều nguyên nhân, một số quy định trong Luật Dạy nghề không còn phù hợp với thực tiễn, chưa bảo đảm đồng bộ với một số văn bản pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trước mắt, năm 2015, Việt Nam sẽ tham gia vào cộng đồng ASEAN, vì thế công tác dạy nghề phải đổi mới để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Tuyết phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy nghề theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; giải quyết những bất cập hạn chế, tạo tiền đề cho dạy nghề phát triển mạnh; đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về dạy nghề…

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề cơ bản giữ nguyên kết cấu, thực hiện sửa đổi, bổ sung 37 điều, bỏ 9 điều (trong đó có một chương) trên tổng số 92 điều của Luật Dạy nghề. Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 3 nhóm vấn đề: nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy nghề theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI); nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung để giải quyết những bất cập của Luật hiện hành; nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các luật khác.

Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh biên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: việc sửa đổi luật phải thể chế hóa được quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về phát triển giáo dục, đào tạo nói chung, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật nói riêng nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề, gắn dạy nghề với thực tiễn sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đảm bảo công bằng xã hội.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: Việc sửa đổi Luật cũng cần tuân thủ Hiến pháp và bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, phù hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc là thành viên; đồng thời các quy định được sửa đổi, bổ sung phải cụ thể, khả thi, bảo đảm tính lâu dài của luật.

Chưa thống nhất đối với quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu) tán thành với việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự án Luật, bởi thực tế hiện nay, nhiều vợ chồng không có khả năng sinh con mong muốn được thực hiện quyền làm cha, làm mẹ.

Đại biểu đề nghị cần có quy định chặt chẽ về vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của các bên, quyền của trẻ em, tránh việc lợi dụng, thương mại hóa vấn đề này. Tán thành với ý kiến trên, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) dẫn chứng: việc mang thai hộ đang là nhu cầu thực tiễn đặt ra. Theo số lượng thống kê, hiện nay có trên 700.000 cặp vợ chồng không có điều kiện sinh con, muốn được làm cha, làm mẹ. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) lại cho rằng, cần cân nhắc kỹ việc đưa quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vào dự án luật. Theo đại biểu về bản chất mang thai hộ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhưng thực tế hậu quả khôn lường bởi vấn đề này vẫn mang tính chất thương mại, gây xung đột, làm tổn thương đến người mẹ và trẻ em mà pháp luật khó có cơ sở để xử lý. Trong điều kiện hiện nay, nếu chưa đủ các điều kiện cụ thể và kỹ thuật y học, chưa nên quy định vấn đề n ày.

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh cũng đề nghị cần cân nhắc kỹ quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bởi nếu đứa trẻ được sinh ra do hình thức mang thai hộ sẽ nảy sinh nhiều tâm lý phức tạp về tâm lý xã hội.

Nghiên cứu kỹ việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình

Đối với việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) tán thành với quy định của dự án luật bởi quy định này thể hiện được sự bảo tồn phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam; giải quyết được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Mỗi dân tộc có một tập quán riêng, đó là các quy tắc quy định xử sự của từng cộng đồng. Những tập quán này mang tính ràng buộc, tính cộng đồng cao. Đồng bào dân tộc coi tập quán quan trọng không kém các quy định của pháp luật. Nếu thực hiện tốt các quy tắc xử sự tốt đẹp này cũng là góp phần thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.

Trái với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) lại cho rằng, mỗi dân tộc có một tập quán riêng, rất khó có thể xác định phong tục tập quán nào là quy chuẩn để áp dụng quy tắc ứng xử rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Đại biểu đề nghị không nên quy định áp dụng phong tục tập quán trong hôn nhân và gia đình vì không có tính khả thi và không sát với thực tiễn.

Ngoài ra, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian thảo luận về độ tuổi kết hôn; về quy định giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; về chế định ly thân, chế định ly hôn.../.