Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ năm, 21/11/2024

  • Lĩnh vực: Các vấn đề xã hội
  • Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tư pháp
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban về các vấn đề Xã hội
  • Dự kiến thảo luận tại: Khoá XII - Kỳ họp thứ 6
  • Dự kiến thông qua tại: Khoá XII - Kỳ họp thứ 7
  • Trạng thái: Đã thông qua
Kết quả biểu quyết của Tỉ lệ ĐBQH biểu quyết thông qua Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi)
20/06/2014
01
Lần dự thảo 1
27/09/2013
02
Lần dự thảo 2
26/05/2014
03
Lần dự thảo 4
Dự_thảo_Luật_Hôn_nhân_và_Gia_đình_(sửa_đổi)_Kỳ_7.doc

(Dự thảo trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi).

 

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình được kế thừa, phát huy.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn;
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này;

3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;

4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trên một vùng, miền hoặc một cộng đồng;

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;

6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này;

7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng;

8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật này;

9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc hành hạ, ngược đãi, đe dọa, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ;

10. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc hành hạ, ngược đãi, đe dọa, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ;

11. Kết hôn giả tạo là lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

 12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ;

13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân;

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

15. Ly hôn giả tạo là lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha, mẹ (gồm: cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế; cha mẹ vợ, cha mẹ chồng); con (gồm: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng; con dâu, con rể); anh, chị, em (gồm: anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha); ông bà nội; ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba;

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời;

20. Nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh và những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình;

21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm;

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con;

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc các lợi ích khác;

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này;

25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Điều 4. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình; các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong  kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

k) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Điều 6. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan

Các quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp Luật này không có quy định.

Điều 7. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình

1. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Chương II: KẾT HÔN

Điều 8. Điều kiện kết hôn 

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

2. Nghi thức kết hôn không theo quy định của pháp luật về hộ tịch đều không có giá trị pháp lý.

3. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

4. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại các điểm  a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có chồng, có vợ mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo Luật định.

3. Quyết định của Tòa án về hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Điều 13. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyềntheo quy định của pháp luật về hộ tịch thì khi có yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi cho phù hợp.

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 

Quyền, nghĩa vụ giữa các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập.

Chương III: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN

Điều 17. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 18. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có  nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các lý do chính đáng khác.

Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Điều 23. Quyền và nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

 Mục 2: ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật  liên quan có quy định khác.

2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật, người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Mục 3: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thực hiện theo các quy định từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thực hiện theo các quy định từ Điều 47 đến Điều 50 của Luật này.

2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng, không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.

Điều 29. Các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

Chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập phải phù hợp với các nguyên tắc sau:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập;

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.  

Điều 32. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và các động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng

1. Trong quan hệ với người thứ ba ngay tình, vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

2. Trong quan hệ với người thứ ba ngay tình, vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được coi là có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng mà có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này. Giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;

b) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên sử dụng tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Điều 37. Nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung là thời điểm được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, các giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng và người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

2. Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung có hiệu lực, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 

3. Quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh trước thời điểm này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Điều 42. Các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc  không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho người khác;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và  luật khác có liên quan.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý phải bảo đảm vì lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Điều 45. Nghĩa vụ riêng của vợ, chồng về tài sản

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng theo khoản 4 Điều 44  hoặc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này.

3. Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà pháp luật quy định giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã được nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp các bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Điều 48. Nội dung cơ bản của chế độ tài sản theo thỏa thuận

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và các giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm những nhu cầu của gia đình;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Các nội dung khác có liên quan.

2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các quy định từ Điều 29 đến Điều 32 của Luật này và các quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định được áp dụng.

Điều 49. Sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

1.Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận.

2. Hình thức sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định trong Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm các quy định từ Điều 29 đến Điều 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình.

2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

 

Chương IV: CHẤM DỨT HÔN NHÂN

Mục 1: LY HÔN

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng.

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ khác của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

b) Vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

2. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc người chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định từ Điều 81 đến Điều 84 của Luật này.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và từ Điều 60 đến Điều 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận của vợ chồng không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và từ Điều 60 đến Điều 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thì thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng, tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

 

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

 

Điều 63. Quyền lưu cư của một bên vợ, chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng thực sự có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn sáu tháng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Trong trường hợp pháp luật kinh doanh không có quy định khác thì vợ, chồng đang thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.

 

Mục 2: HÔN NHÂN CHẤM DỨT DO VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT

Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân

Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết của người bị tuyên bố được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Điều 67. Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về

1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

2. Khi hôn nhân được khôi phục thì tài sản của vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 40 của Luật này.

 

Chương V: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

1.  Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định trong Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân,  tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của  con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới và theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

2. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

3. Khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì  có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Khi con đã thành niên thì có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

Điều 73. Đại diện cho con

1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện các giao dịch đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Đối với các giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc đại diện cho con trong các giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 74. Bồi thường thiệt hại do con gây ra

Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con

1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.

2. Con từ đủ mười lăm tuổi sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.

Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

1. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con đủ mười lăm tuổi hoặc con có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt trước pháp luật. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 79. Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.

Điều 80. Quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng 

Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định từ Điều 69 đến Điều 72 của Luật này.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới ba sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình này tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1.  Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ chín tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì căn cứ vào lợi ích của con, các cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Điều 87. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

1. Trong trường hợp một trong hai người là cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Mục 2: XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể  yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ

1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

2. Con đã thành niên nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.

Điều 91. Quyền nhận con

1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người kia.

Điều 92. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết

Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Điều 93. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

1. Trong trường hợp người vợ mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra.

Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàngcủa bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có hôn nhân thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 96. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97, 98 của Luật này;

c) Thỏa thuận về việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không được công nhận.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ theo thỏa thuận.

2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc mang thai hộ không bị ràng buộc về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đối với lần mang thai hộ.

4. Trong trường hợp có khó khăn về bảo đảm sức khỏe sinh sản, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

 Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì người mang thai hộ  có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 98. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ y tế.

2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

4. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

Điều 99. Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ.

2. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 100. Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ

Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vi phạm các điều kiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 102. Người có quyền yêu cầu  xác định cha, mẹ, con

1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

2. Cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Chương VI: QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA GIA ĐÌNH

Điều 103. Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình

1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

3. Nhà nước bằng chính sách, pháp luật tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Điều 104. Quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên; cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Trong trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Điều 105. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc tuy còn nhưng những người này không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Chương VII: CẤP DƯỠNG

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.

Điều 108. Một người cấp dưỡng cho nhiều người

Trong trường hợp một người cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 109. Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người

Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Điều 111. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 112. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 113. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

1. Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này.

2. Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 114. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Điều 120. Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân

Nhà nước và xã hội khuyến khích các tổ chức, cá nhân trợ giúp bằng tiền hoặc tài sản khác cho các gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, túng thiếu.

Chương IX: QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 121. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Điều 122. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.

Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.

Điều 123. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 124. Hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Điều 125. Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình

1. Tòa án Việt Nam công nhận bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch các việc hôn nhân và gia đình theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Điều 128. Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Tòa án Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1 Điều 97, khoản 1 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các trường hợp khác có tranh chấp.

Điều 129. Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng thường trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của những người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.

Điều 130. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định của Luật này và các luật khác có liên quan của Việt Nam để giải quyết.

Chương X: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các giao dịch do vợ chồng xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch đó.

2. Việc Tòa án áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình được giải quyết như sau:

a) Đối với những vụ, việc Tòa án thụ lý trước thời điểm Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật có hiệu lực tại thời điểm thụ lý;

b) Đối với những vụ, việc Tòa án thụ lý từ ngày Luật này có hiệu lực mà quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì thực hiện theo khoản 1 Điều này;

c) Không áp dụng Luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ, việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trước thời điểm Luật này có hiệu lực.

Điều 132. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Điều 133. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong Luật này.

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ … thông qua ngày … tháng …. năm 20…

  • Ủng hộ kết hôn đồng giới

    Xin cám ơn cô, một đại biểu quốc hội có tâm. Hi vọng quốc hội để tâm đến vấn đề xã hội này. Chúng tôi cũng là những con người khao khát cống hiến cho xã hội và khao khát có được hạnh phúc như bao người.

    Hoàng Kì - góp ý cho

    30/10/2019 12:44
  • Ủng hộ ý kiến của ĐBQH

    Con thay mặt 5% dân số Việt Nam cảm ơn cô vì trong số hàng trăm các vị đại biểu, cô là người dám đứng lên bảo vệ quyền cho người đồng tính, song tính và chuyển giới. Nếu dự thảo lần này vẫn bỏ ngỏ quyền của người đồng tính thì những người như con vẫn sẽ nuôi hy vọng, vì con biết trong Quốc hội luôn có những người như cô ủng hộ chúng con!

    H.Lâm - góp ý cho

    13/06/2014 11:34
  • Tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng

    Cần giải thích rõ để nhất quán trong cách hiểu như thế nào là Tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng?

    Trần Văn Nhất - góp ý cho Điều 3

    02/06/2014 04:37
  • Người được nhờ mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích ?

    Không nên quy định "Người được nhờ mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích". Vì Thứ nhất: Khi người thân mang thai hộ sẽ rất khó xử giữa vợ chồng và người thân mang thai hộ. Ví dụ: Em gái vợ mang thai hộ cho chị gái ruột và anh rể. Điều gì đảm bảo rằng khi em gái mang thai hộ sẽ không phát sinh tình cảm giữa em gái vợ và anh rể. Thứ hai: Khi đứa trẻ được sinh ra sẽ gặp rất nhiều tình huống khó xử như cách xưng hô. Thứ ba: Về mặt sinh học sẽ không có vấn đề gì, nhưng về cách nhìn của người dân Việt Nam hiện nay là khó chấp nhận. Tóm lại: Quy định này là không phù hợp.

    Vũ Văn Sơn - góp ý cho Điều 63

    23/04/2014 10:32
  • Nếu công nhận hôn nhân đồng tính thì phải tái định nghĩa một số từ ngữ, nếu không là vi hiến

    Giả định luật hôn nhân và gia đình thừa nhận cái gọi là hôn nhân đồng tính. Trong khi hiến pháp quy định: Điều 36: 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Trong khoản 1, điều 36: Để khỏi tranh cãi ta cứ tạm thừa nhận câu "Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn" theo ý các bạn ủng hộ HNĐG là: nam và nữ có quyền kết hôn mà không ghi rõ là kết hôn với ai => Có thể kết hôn nam+nam, nữ+nữ => Cho phép hôn nhân đồng tính. Vậy tôi xin đặt ra câu hỏi: Còn vế sau "Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.". 1/ Vậy tôi xin hỏi luật hôn nhân và gia đình phải tái định nghĩa lại từ "vợ" "chồng" như thế nào? định nghĩa và làm rõ từ "hôn nhân", "kết hôn" như thế nào? Làm thế nào khái niệm hóa lại được mối quan hệ "vợ-chồng" để luật hôn nhân và gia đình không vi hiến? 2/ Trong khoản 2, điều 36 hiến pháp: Các bạn có thể định nghĩa hôn nhân và gia đình như thế nào cho phù hợp, và xem xét quyền lợi đối với bà mẹ và trẻ em như thế nào?

    Nguyễn Ngọc Sinh - góp ý cho Điều 9

    21/04/2014 05:18
  • Điều 90: Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn

    “Điều 90. Thuận tình ly hôn 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác nhận việc thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Không có con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; b) Không có tranh chấp về tài sản". Nên chăng quy định rõ cơ quan đăng ký hộ tịch nơi đăng ký kết hôn có thẩm quyền giải quyết. Điểm a: - Nếu 2 bên thỏa thuận được việc nuôi con, cơ quan hộ tịch xét thấy hợp lý thì cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn có thể giải quyết được việc công nhận thuận tình ly hôn. - Quy định "con chưa thành niên" được hiểu là con đẻ, con nuôi, con riêng của một bên.... Có nên thu hẹp và chi tiết hơn?

    Xuan Son - góp ý cho Điều 90, Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

    29/03/2014 03:26
  • Điều 65 a: Quyền nhận con

    Nên quy định: Điều 65a "2.Trong trường hợp người nhận con đang có vợ hoặc chồng thì việc nhận con không đòi hỏi có sự đồng ý của vợ hoặc chồng họ".

    Xuan Son - góp ý cho Điều 65, Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

    29/03/2014 03:07
  • Ủng hộ hôn nhân đồng giới

    Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không có hại mà chỉ có lợi cho Việt Nam, vậy chúng ta còn chờ đợi gì nữa? Ai nói cho phép hôn nhân đồng giới là phá vỡ văn hóa - truyền thống? Văn hoá - truyền thống là do con người tạo nên,chúng ta không phá vỡ mà đang ngày một cải thiện làm nó tốt đẹp hơn. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới và đây là một bước tiến vượt bậc...Mong các đại biểu sẽ có quyết định sáng suốt để xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

    Hà Tùng Lâm - góp ý cho

    25/03/2014 12:20
    • Thông qua luật kết hôn đồng

      Hiện nay xã hội thay đổi, xu hướng đồng giới không phải là một căn bệnh. Tỉ lệ người đồng tình không phải quá nhiều trong xã hội nhưng việc kì thị người đồng tính khiến cho họ trở nên bị cô lập đã và đang làm cho xã hội có cái nhìn không thiện cảm về họ. Chúng ta nên hỗ trợ, công nhận họ và ra luật đồng ý kết hôn đồng tình để cho họ có thể đóng góp cho xã hội nhiều hơn. Người đồng tính cũng cần có gia đình, để đóng góp những ảnh hưởng tích cực cho xã hội. Ngày nay người đồng tính vẫn có thể có con nhờ vào công nghệ hiện đại. Xin mọi người hãy mở lòng với những con người khao khát dược hạnh phúc từng ngày.

      Nguyễn Hồng Nhung - góp ý cho

      30/10/2019 12:36
  • Mong muốn được nghe tiếng "mẹ ơi"

    Khao khát có một đứa con do chính mình sinh ra là một điều không thể nghĩ đến với một người kém may mắn như tôi khi không có tử cung. Vậy tại sao lại không cho chúng tôi hy vọng được nghe tiếng "Mẹ ơi" của đứa con mang máu mủ của mình, mặc dù không phải do mình mang nặng đẻ đau. Mong sao sớm có quy định về mang thai hộ để cho những người kém may mắn như chúng tôi được làm mẹ như bao người khác!

    Nguyễn Thị Hiên - góp ý cho

    25/03/2014 02:21
  • Cho phép mang thai hộ

    Tôi xin góp ý kiến về việc mang thai hộ: Tôi cũng là một trong những người bị hiếm muộn đã thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần nhưng không đậu thai. Tôi rất mong luật mở rộng hơn cho những người hiếm muộn đã từng làm thụ tinh nhiều lần nhưng không thành công có quyền được mang thai hộ để giúp cho những cặp vợ, chồng như tôi được làm cha, mẹ.

    Nguyen Duong Thi Kim Ngan - góp ý cho

    11/02/2014 09:49
Không có mục thảo luận

Báo cáo số 2552/BC-UBVĐXH13 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 14/01/2014

Số hiệu:2552/BC-UBVĐXH13

Mô tả:

Báo_cáo_tiếp_thu,_chỉnh_lý_của_UBCVĐXH.doc

Bảng so sánh Luật HNGĐ 2000, dự thảo Luật HNGĐ tại Kỳ 6 & dự thảo dự kiến chỉnh lý 6/1/2014

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 14/01/2014

Số hiệu:

Mô tả:

Bảng_so_sánh_Luật.doc

Báo cáo tập hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ và Hội trường về dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 14/01/2014

Số hiệu:

Mô tả:

Báo_cáo_tập_hợp_ý_kiến_ĐBQH.doc

Công văn số 2006/UBPL13 về việc góp ý kiến về dự án Luật

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

13.pdf

Báo cáo Thẩm tra sơ bộ số 2258/BC-UBVĐXH13 về dự án Luật

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

12.bc2258-UBCVDXH_tham_tra_Luat_HNGD_sd.doc

Tờ trình số 319/TTr-CP Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

1.to_trinh_du_an_Luat_ban_chinh_thuc.doc

Bảng so sánh Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 & Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

3.Bang_SS_Luat_HNGD2000_va_luat_sd.doc

Bản thuyết minh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

4.Ban_thuyet_minh_Luat_HNGD.doc

Báo cáo Đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

5.bc_danh_gia_tac_dong_Luat_HNGD_sd.doc

Báo cáo việc lồng ghép bình đẳng giới trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

6.bc_long_ghep_gioi_trong_Luat_HNGD_sd.doc

Báo cáo thẩm định số 154/BC-HĐTĐ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

7.bc154-BTP_tham_dinh_Luat_HNGD_sd.doc

Báo cáo số 157/BC-BTP Về việc tiếp thu và giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số đ

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

8.bc157-BTP_tiep_thu,_giai_trinh_yk_tham_dinh_Luat_HNGD_sd.doc

Báo cáo số 158 /BC-BTP tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương đối với dự án Luật

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

9.bc158-BTP_tong_hop_y_kien_gop_y_cua_Bo_nganh_ve_Luat_HNGD_sd.doc

Báo cáo số 153/BC-BTP Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

______10.bc153-BTP_tong_ket_Luat_HNGD.doc

Kinh nghiệm quốc tế về HNGĐ

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 11/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

11.doc

Iraq cho phép trẻ em dưới 9 tuổi được quyền kết hôn (11/04/2014)

Tác giả : Linh Vũ
Mô tả :
Iraq_cho_phép_trẻ_em_dưới_9_tuổi_được_quyền_kết_hôn_.doc

Báo cáo góp ý dự thảo Luật HNGĐ (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang (07/04/2014)

Tác giả : Đoàn ĐBQH Tỉnh An Giang
Mô tả :
BC_gop_y_Luat_HNGD_doan_An_Giang.doc

Trao đổi về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (28/02/2014)

Tác giả : Nguyễn Đức Hưng
Mô tả :
Trao_đổi_về_vấn_đề_xử_phạt_vi_phạm_hành_chính_trong_lĩnh_vực_hôn_nhân_và_gia_đình.doc

Kết hôn có yếu tố nước ngoài: Lúng túng “đuổi” theo thông tư (28/02/2014)

Tác giả : Nghi Anh - Vũ Châu
Mô tả :
Kết_hôn_có_yếu_tố_nước_ngoài,_lúng_túng_đuổi_theo_thông_tư.doc

Lại nóng việc hạ tuổi kết hôn, hôn nhân đồng giới (28/02/2014)

Tác giả : CG
Mô tả :
Lại_nóng_việc_hạ_tuổi_kết_hôn,_hôn_nhân_đồng_giới.doc

Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính trên thế giới (21/02/2014)

Tác giả : Trương Hồng Quang
Mô tả :
Thực_tiễn_ghi_nhận_quyền_kết_hôn_bình_đẳng_của_người_đồng_tính_trên_thế_giới.doc

Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) (21/02/2014)

Tác giả : Trương Hồng Quang
Mô tả :
Về_mối_quan_hệ_sống_chung_của_người_đồng_tính_trong_Dự_thảo_Luật_Hôn_nhân_và_gia_đình_(sửa_đổi).doc

Hôn nhân bình đẳng – tình dục sẽ giảm đi? (21/02/2014)

Tác giả : Hoa Phượng
Mô tả :
Hôn_nhân_bình_đẳng_–_tình_dục_sẽ_giảm_đi.doc

Có chặn đứng mục đích thương mại của những "máy đẻ thuê"? (17/02/2014)

Tác giả : Minh Khánh
Mô tả :
Có_chặn_đứng_mục_đích_thương_mại_của_những_máy_đẻ_thuê.doc

Độ tuổi kết hôn của một số nước trên thế giới (14/01/2014)

Tác giả :
Mô tả :
Độ_tuổi_kết_hôn_của_một_số_nước.doc

Người nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con (13/01/2014)

Tác giả : Tuấn Ngọc
Mô tả :
Người_nhờ_mang_thai_hộ_không_được_từ_chối_nhận_con.pdf

16 tuổi có thể được kết hôn (13/01/2014)

Tác giả : Nguyễn Tuấn
Mô tả :
16_tuổi_có_thể_được_kết_hôn.pdf

Tranh chấp sính lễ khi hôn ước bị huỷ bỏ (13/01/2014)

Tác giả : PGS.TS. Đỗ Văn Đại - Ths.GV. Lê Thị Diễm Phương
Mô tả :
Tranh_chap_sinh_le.pdf

Hôn ước (13/01/2014)

Tác giả : Ths.GV Trần Thị Hương
Mô tả :
Hon_uoc.pdf

Thừa nhận hay không thừa nhận hôn nhân của những người đồng tính (03/01/2014)

Tác giả : PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương - ThS. Đinh Bá Trung
Mô tả :
Hon_nhan_dong_tinh.pdf

Độ tuổi kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình VN (03/01/2014)

Tác giả : TS. Nguyễn Văn Tiến - Nguyễn Phương Thảo
Mô tả :
Độ_tuổi_kết_hôn_trong_luật_hôn_nhân_và_gia_đình__việt_nam.pdf

Ảnh hưởng của đạo đức đối với luật hôn nhân và gia đình việt nam (03/01/2014)

Tác giả : ThS.GVC. Bùi Thị Kim Ngân
Mô tả :
Ảnh_hưởng_của_đạo_đức_đối_với_luật_hôn_nhân_và_gia_đình_việt_nam.pdf

Thay từ “cấm” bằng “không thừa nhận” hôn nhân đồng giới là một cuộc cách mạng (06/12/2013)

Tác giả : Khánh Nguyễn
Mô tả :
Thay_từ_“cấm”_bằng_“không_thừa_nhận”_hôn_nhân_đồng_giới_là_một_cuộc_cách_mạng.doc

Một số vấn đề về Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi (06/12/2013)

Tác giả : Thục Quyên
Mô tả :
Một_số_vấn_đề_về_Dự_thảo_Luật_Hôn_nhân_và_gia_đình_sửa_đổi.doc

Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô dì, chú bác? (04/12/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
Cháu_có_nghĩa_vụ_cấp_dưỡng_cho_cô_dì,_chú_bác.doc

Công khai thỏa thuận tài sản vợ chồng: Ngừa rủi ro, trốn nợ (04/12/2013)

Tác giả : Bình Minh
Mô tả :
Công_khai_thỏa_thuận_tài_sản_vợ_chồng-_Ngừa_rủi_ro,_trốn_nợ.doc

Đối thoại chính sách về vấn đề hôn nhân đồng giới (04/12/2013)

Tác giả : T.K
Mô tả :
Đối_thoại_chính_sách_về_vấn_đề_hôn_nhân_đồng_giới.doc

Bình luận nghị trường: Luật có nhất thiết phải soi chuyện riêng tư? (04/12/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
Bình_luận_nghị_trường-_Luật_có_nhất_thiết_phải_soi_chuyện_riêng_tư.doc

Ủng hộ việc điều chỉnh độ tuổi kết hôn (04/12/2013)

Tác giả : Xuân Minh
Mô tả :
Ủng_hộ_việc_điều_chỉnh_độ_tuổi_kết_hôn.doc

Cho phép nam giới 18 tuổi kết hôn để tránh... “vượt rào”? (04/12/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
tránh_vượt_rào.doc

Băn khoăn với quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (04/12/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
Băn_khoăn_với_quy_định_mang_thai_hộ_vì_mục_đích_nhân_đạo.doc

Cần quy định chặt việc giải quyết hệ quả trong quan hệ hôn nhân (27/11/2013)

Tác giả : Xuân Dũng
Mô tả :
Cần_quy_định_chặt_việc_giải_quyết_hệ_quả_trong_quan_hệ_hôn_nhân.doc

Lo ngại gia tăng ly hôn (27/11/2013)

Tác giả : Tuệ Nguyễn
Mô tả :
Lo_ngại_gia_tăng_ly_hôn.doc

Mang thai hộ dễ nhiều biến tướng (27/11/2013)

Tác giả : Nguyễn Tuấn
Mô tả :
Mang_thai_hộ_dễ_nhiều_biến_tướng.doc

Đại biểu Quốc hội lo ngại chuyện 'cặp bồ' (27/11/2013)

Tác giả : Hồng Phúc
Mô tả :
Đại_biểu_Quốc_hội_lo_ngại_chuyện_'cặp_bồ'.doc

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình (22/11/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
_Bảo_đảm_quyền_con_người,_quyền_công_dân_trong_lĩnh_vực_hôn_nhân,_gia_đình.doc

Luật HN&GĐ hiện hành khiến phụ nữ bị thiệt thòi khi ly hôn (22/11/2013)

Tác giả : Hạ Thi
Mô tả :
123.doc

Cấm hôn nhân đồng tính từ khi nào? (22/11/2013)

Tác giả : Tiểu Ngọc
Mô tả :
Cấm_hôn_nhân_đồng_tính_từ_khi_nào_.doc

Luật Hôn nhân gia đình (sửa đổi) không né tránh thực tiễn (22/11/2013)

Tác giả : Tuấn Kiệt
Mô tả :
Luật_Hôn_nhân_gia_đình_(sửa_đổi)_không_né_tránh_thực_tiễn.doc

Gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt trong đời sống hiện đại (22/11/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
Gìn_giữ_truyền_thống_tốt_đẹp_của_gia_đình_Việt_trong_đời_sống_hiện_đại.doc

Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi): Sửa đổi toàn diện để bám sát thực tiễn cuộc sống (15/11/2013)

Tác giả : H.Giang
Mô tả :
Sửa_đổi_toàn_diện_để_bám_sát_thực_tiễn_cuộc_sống.doc

Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình: Hạ độ tuổi kết hôn (15/11/2013)

Tác giả : Kim Thanh
Mô tả :
_Sửa_đổi_Luật_Hôn_nhân_và_gia_đình-_Hạ_độ_tuổi_kết_hôn_.doc

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (15/11/2013)

Tác giả :
Mô tả :
Chia_tài_sản_chung_của_vợ_chồng_khi_ly_hôn.doc

Hôn nhân đồng giới đảo lộn quan điểm về hôn nhân? (15/11/2013)

Tác giả : P.V
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_giới_đảo_lộn_quan_điểm_về_hôn_nhân_.doc

Bàn về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận: So sánh với Đạo luật Gia đình Úc (15/11/2013)

Tác giả : Tạ Đình Tuyên
Mô tả :
Bàn_về_chế_độ_tài_sản_của_vợ_chồng_theo_thỏa_thuận.doc

Về tính khả thi trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HNGĐ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (08/11/2013)

Tác giả : Nguyễn Thành Duy
Mô tả :
Về_tính_khả_thi_trong_thực_tiễn_áp_dụng_các_quy_định_của_Luật_hôn_nhân_và_gia_đình_năm_2000_đối_với_đồng_bào_các_dân_tộ.doc

Bảo đảm quyền lợi của người đồng tính, người chuyển giới trong tư pháp hình sự (08/11/2013)

Tác giả : Ths. Thái Thị Tuyết Dung - Vũ Thị Thủy
Mô tả :
BẢO_ĐẢM_QUYỀN_CỦA_NGƯỜI_ĐỒNG_TÍNH.doc

Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình: Những vấn đề cần giải quyết (08/11/2013)

Tác giả : Phạm Mạnh Hà - Đại học Luật HN
Mô tả :
Kien_nghi_cua_Pham_Manh_Ha.doc

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (08/11/2013)

Tác giả : Ls. Thạc sĩ luật. Lê Đăng Tùng
Mô tả :
Kien_nghi_cua_LS_Tung.doc

Nên hay không nên quy định về chế độ hôn ước (08/11/2013)

Tác giả : Luật sư Hà Thị Thanh - Chủ nhiệm Đoàn luật sư Tỉnh Hưng Yên
Mô tả :
Kien_nghi_cua_LS_Thanh_Hung_Yen.doc

Đôi lời về chuyện mang thai hộ (08/11/2013)

Tác giả : Ths,Bs. Hồ Mạnh Tường
Mô tả :
Doi_loi_ve_chuyen_mang_thai_ho.doc

Đánh giá thực trạng thực hiện Luật HNGĐ qua các vụ việc giải quyết ngành Tòa án (08/11/2013)

Tác giả :
Mô tả :
Đánh_giá_thực_trạng_về_HNGĐ_của_Tòa_án.doc

Bình luận chế định tài sản của vợ, chồng trong dự luật hôn nhân và gia đình (08/11/2013)

Tác giả : Luật sư Trương Thanh Đức
Mô tả :
Binh_luan_ve_tai_san_vo_chong.doc

Sở tư pháp TP. Hà Nội đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi (01/11/2013)

Tác giả :
Mô tả :
Đóng_góp_ý_kiến_về_dự_thảo_Luật_Hôn_nhân_và_gia_đình_sửa_đổi.doc

Li thân để ngoại tình, bi kịch của gia đình (18/10/2013)

Tác giả : Mai Nguyễn
Mô tả :
Li_thân_để_ngoại_tình,_bi_kịch_của_gia_đình.doc

Chưa kiểm soát chặt hôn nhân có yếu tố nước ngoài (18/10/2013)

Tác giả : Thanh Hải
Mô tả :
Chưa_kiểm_soát_chặt_hôn_nhân_có_yếu_tố_nước_ngoài.doc

Vài việc cần cân nhắc trong dự thảo Luật SĐ,BS Luật Hôn nhân và gia đình (18/10/2013)

Tác giả : Kim Hạnh
Mô tả :
Vài_việc_cần_cân_nhắc_trong_dự_thảo.doc

Cho phép “mang thai hộ” nhưng cấm “đẻ thuê”? (11/10/2013)

Tác giả :
Mô tả :
Cho_phép_mang_thai_hộ_nhưng_cấm_đẻ_thuê.doc

Cho dâu, rể thừa kế: Khó khả thi (11/10/2013)

Tác giả : Thanh Mận
Mô tả :
Cho_dâu,_rể_thừa_kế-_Khó_khả_thi.doc

Được thỏa thuận áp dụng tập quán giải quyết “sự cố“ hôn nhân? (11/10/2013)

Tác giả : Thủy Trâm
Mô tả :
Apdungapquangiaiquyethonnhan.doc

Cho mang thai hộ, khó quản lý đẻ thuê (11/10/2013)

Tác giả : Minh Long
Mô tả :
Cho_mang_thai_hộ,_khó_quản_lý_đẻ_thuê.doc

"Mang thai hộ để duy trì nguồn gen quý" (04/10/2013)

Tác giả :
Mô tả :
_Mang_thai_hộ_để_duy_trì_nguồn_gen_quý.doc

Mang thai hộ, cần quy định chặt chẽ (04/10/2013)

Tác giả :
Mô tả :
Mang_thai_hộ,_cần_quy_định_chặt_chẽ.docx

Con của người đồng tính sẽ mang họ ai? (04/10/2013)

Tác giả : Lê Minh
Mô tả :
Con_của_người_đồng_tính_sẽ_mang_họ_ai_.doc

Hiểu lầm thường gặp về người đồng tính (04/10/2013)

Tác giả : Nguyễn Phượng
Mô tả :
Hiểu_lầm_thường_gặp_về_người_đồng_tính_.doc

Chuyện ly hôn của người đồng tính (04/10/2013)

Tác giả : Minh Tâm
Mô tả :
Chuyện_ly_hôn_của_người_đồng_tính_.doc

Hôn nhân đồng tính cũng chẳng bền lâu? (04/10/2013)

Tác giả : Nguyễn Lê Thảo Vi
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_tính_cũng_chẳng_bền_lâu.doc

Hôn nhân đồng tính, không thể “nước đôi”! (04/10/2013)

Tác giả : Phương Thảo
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_tính,_không_thể_nước_đôi.doc

Cho trai 18 tuổi kết hôn là cổ súy tảo hôn (27/09/2013)

Tác giả : Thùy Ngân
Mô tả :
Cho_trai_18_tuổi_kết_hôn_là_cổ_súy_tảo_hôn.doc

Công nhận Hôn nhân đồng giới: Vẫn cần lộ trình dài? (27/09/2013)

Tác giả : Quang Minh
Mô tả :
Công_nhận_Hôn_nhân_đồng_giới-_Vẫn_cần_lộ_trình_dài.doc

Pháp luật nhìn nhận thế nào về hôn nhân đồng giới? (27/09/2013)

Tác giả : Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
Mô tả :
Pháp_luật_nhìn_nhận_thế_nào_về_hôn_nhân_đồng_giới_.doc

Chia tay và “trận chiến” tài sản (20/09/2013)

Tác giả : Diệu Hiền - Nghi Anh
Mô tả :
chiatayvataisan.doc

Việt Nam sẽ không cấm kết hôn cùng giới (18/09/2013)

Tác giả : P.Chính
Mô tả :
VN_khong_cam_ket_hon_dong_gioi.doc

Không nên xử lý hành chính hôn nhân đồng giới? (18/09/2013)

Tác giả : Hoàng Thư
Mô tả :
Khongnenxuphathc.doc

Không còn là chồng vợ, bồi thường nhau thế nào? (17/09/2013)

Tác giả : Nguyễn Huệ
Mô tả :
Khongconlavochong.doc

Định nghĩa chung sống như vợ chồng thế nào để không ủng hộ điều sai? (17/09/2013)

Tác giả : Hồng Minh
Mô tả :
Dinh_nghia_song_chung_nhu_vo_chong.doc

Bi kịch đời đẻ mướn: Tủi phận nghề cho thuê tử cung (13/08/2013)

Tác giả : Đăng Thúy
Mô tả :
Bi_kịch_đời_đẻ_mướn-_Tủi_phận_nghề_cho_thuê_tử_cung.doc

Bi kịch đời đẻ mướn - Cắt rốn, cắt tình mẫu tử (13/08/2013)

Tác giả : Đăng Thúy
Mô tả :
Bi_kịch_đời_đẻ_mướn_-_Cắt_rốn,_cắt_tình_mẫu_tử.doc

Bi kịch đời đẻ mướn: Đằng sau nghề hốt bạc (13/08/2013)

Tác giả : Đăng Thúy
Mô tả :
Bi_kịch_đời_đẻ_mướn-Đằng_sau_nghề_hốt_bạc.doc

Phải là người thân thích mới được mang thai hộ (13/08/2013)

Tác giả : Phỏng vấn ông Dương Đăng Huệ - BTP
Mô tả :
Phải_là_người_thân_thích_mới_được_mang_thai_hộ.doc

Sẽ có quy định pháp lý giải quyết hậu quả sống chung của các cặp đồng tính (01/08/2013)

Tác giả :
Mô tả :
Se_co_hau_qua_phap_ly_giai_quyet_song_chung_dong_tinh.doc

“Mang thai hộ” và “hôn nhân đồng tính” có cần luật hóa? (21/04/2013)

Tác giả : Lê Sơn
Mô tả :
_Mang_thai_hộ__và__hôn_nhân_đồng_tính__có_cần_luật_hóa_.doc

Một số vấn đề áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình (Bài 1): Xác định tài sản chung của vợ chồng (21/04/2013)

Tác giả : Thu Hương - Duy Kiên
Mô tả :
Một_số_vấn_đề_áp_dụng_pháp_luật_hôn_nhân_gia_đình_(Bài_1)-_Xác_định_tài_sản_chung_của_vợ_chồng.doc

Một số vấn đề áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình (Bài 2): Xác định tài sản chung của vợ chồng (21/04/2013)

Tác giả : Thu Hương - Duy Kiên
Mô tả :
Một_số_vấn_đề_áp_dụng_pháp_luật_hôn_nhân_gia_đình_(Bài_2)-_Xác_định_tài_sản_chung_của_vợ_chồng.doc

Tại sao con nuôi ở Nhật Bản không phải là trẻ em? (21/04/2013)

Tác giả : Thu Hương
Mô tả :
Tại_sao_con_nuôi_ở_Nhật_Bản_không_phải_là_trẻ_em.doc

Khó “ép” nhận con khi cha từ chối xét nghiệm gen (21/04/2013)

Tác giả : Phương Thảo
Mô tả :
Khó__ép__nhận_con_khi_cha_từ_chối_xét_nghiệm_gen.doc

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 (Kỳ 5) (14/03/2013)

Tác giả : Duy Kiên
Mô tả :
Hon_nhan_ky_5.doc

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 (Kỳ 4) (14/03/2013)

Tác giả : Duy Kiên
Mô tả :
Hon_nhan_ky_4.doc

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 (Kỳ 3) (14/03/2013)

Tác giả : Duy Kiên
Mô tả :
Hon_nhan_ky_3.doc

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 (Kỳ 2) (13/03/2013)

Tác giả : Duy Kiên
Mô tả :
Hon_nhan_ky_2.doc

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000 (Kỳ 1) (13/03/2013)

Tác giả : Duy Kiên
Mô tả :
Góp_ý_sửa_đổi,_bổ_sung_Luật_HNGĐ_năm_2000.Kỳ_1.doc

Kiến nghị sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình 1 (27/12/2012)

Tác giả : Chấn Hưng
Mô tả :
Kiến_nghị_sửa_đổi_Luật_Hôn_nhân_và_Gia_đình_1.doc

Nóng vấn đề kết hôn với người nước ngoài (12/12/2012)

Tác giả : Huyền Anh
Mô tả :
Nóng_vấn_đề_kết_hôn_với_người_nước_ngoài.doc

Tòa án hôn nhân và gia đình, 5 năm vẫn “nằm trên giấy" (30/11/2012)

Tác giả : Huy Anh
Mô tả :
Toa_an_hon_nhan_va_gia_dinh.doc

Hôn nhân đồng giới sẽ được thừa nhận? (09/11/2012)

Tác giả :
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_giới_sẽ_được_thừa_nhận.docx

16 tuổi được kết hôn? (09/11/2012)

Tác giả : Thế Kha
Mô tả :
16_tuổi_được_kết_hôn.docx

“Mổ xẻ“ khái niệm loạn luân trong các án xôn xao dư luận (09/11/2012)

Tác giả : Dương Nhi
Mô tả :
_Mổ_xẻ__khái_niệm_loạn_luân_trong_các_án_xôn_xao_dư_luận.doc

“Cõng” nhiều nghị định, luật vẫn “hở” (09/11/2012)

Tác giả : LS Trịnh Thị Bích (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Mô tả :
_Cõng__nhiều_nghị_định,_luật_vẫn__hở_.doc

Nên có quy định về tiền hôn nhân (02/11/2012)

Tác giả : Ngô Đồng Vũ
Mô tả :
Nên_có_quy_định_về_tiền_hôn_nhân.docx

Quy định điều kiện sức khỏe khi kết hôn (02/11/2012)

Tác giả : Thạc sĩ Bành Quốc Tuấn
Mô tả :
Quy_định_điều_kiện_sức_khỏe_khi_kết_hôn.doc

Các mối quan hệ cần bổ sung làm rõ (02/11/2012)

Tác giả : Nguyễn Văn Vũ
Mô tả :
Các_mối_quan_hệ_cần_bổ_sung_làm_rõ.doc

Định chế ly thân và trợ cấp nuôi con sau ly hôn (02/11/2012)

Tác giả : LS Nguyễn Quốc Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Mô tả :
Định_chế_ly_thân_và_trợ_cấp_nuôi_con_sau_ly_hôn.doc

Hôn nhân đồng giới tốt cho gia đình và xã hội (02/11/2012)

Tác giả : TS Nguyễn Thu Nam
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_giới_tốt_cho_gia_đình_và_xã_hội.doc

Góp ý dự thảo bổ sung, sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình: “Cõng” nhiều nghị định, luật vẫn “hở” (05/10/2012)

Tác giả : Luật sư Trịnh Thị Bích
Mô tả :
Góp_ý_sửa_đổi_Luật_HNGĐ_-_LS_Trinh_Thi_Bich.doc

Cần điều luật chế tài hành vi ngoại tình (28/09/2012)

Tác giả : Luật sư Vũ Thị Hoài Vân
Mô tả :
Cần_điều_luật_chế_tài_hành_vi_ngoại_tình.doc

Đồng tính không phải là bệnh (28/09/2012)

Tác giả : Hà Vũ
Mô tả :
Đồng_tính_không_phải_là_bệnh.doc

Chuyện cha mẹ từ con - Nhìn từ góc độ pháp lý và đạo lý (28/09/2012)

Tác giả : Phương Thảo
Mô tả :
Chuyện_cha_mẹ_từ_con_-_Nhìn_từ_góc_độ_pháp_lý_và_đạo_lý.doc

Tuổi kết hôn của nữ phải từ đủ 18 trở lên (28/09/2012)

Tác giả : Luật sư Huỳnh Minh Vũ
Mô tả :
Tuổi_kết_hôn_của_nữ_phải_từ_đủ_18_trở_lên.docx

Nên xét yếu tố lỗi khi ly hôn (17/09/2012)

Tác giả : Luật sư Huỳnh Minh Vũ
Mô tả :
Nên_xét_yếu_tố_lỗi_khi_ly_hôn.docx

Obama ủng hộ kết hôn đồng tính (14/09/2012)

Tác giả : Nguyễn Thủy
Mô tả :
Obama_ủng_hộ_kết_hôn_đồng_tính.docx

Cấm kết hôn đồng tính, nhưng không cấm... cưới (14/09/2012)

Tác giả : Hoàng Long
Mô tả :
Cấm_kết_hôn_đồng_tính.docx

Kết hôn để “bảo toàn tài sản” (13/09/2012)

Tác giả : Ngọc Bảo- Huệ Linh
Mô tả :
Kết_hôn_để_bảo_toàn_tài_sản.docx

Luật gia đình mới ở Morocco: cải thiện quyền của phụ nữ (13/09/2012)

Tác giả : Anh Đức
Mô tả :
Luật_gia_đình_mới_ở_Morocco.docx

New Zealand bước đầu cho phép kết hôn đồng giới (07/09/2012)

Tác giả : Quang Kiệt
Mô tả :
New_Zealand_bước_đầu_cho_phép_kết_hôn_đồng_giới.doc

Tìm những khuyến nghị mang tính nhân văn (05/09/2012)

Tác giả : Trần Phương Hà
Mô tả :
Tìm_những_khuyến_nghị_mang_tính_nhân_văn.doc

Hôn nhân đồng giới nhìn từ thế giới (09/08/2012)

Tác giả : Tường Linh
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_giới_nhìn_từ_thế_giới.doc

Luật hóa chuyện ly thân? (07/08/2012)

Tác giả : THANH MẬN
Mô tả :
Luật_hóa_chuyện_ly_thân.doc

Cởi mở như Mỹ cũng dè dặt (25/07/2012)

Tác giả : Khiết Đam
Mô tả :
CỞI_MỞ_NHƯ_MỸ_CŨNG_DÈ_DẶT.doc

Kết hôn đồng tính, cuộc “đấu tranh“ giữa luật và quyền yêu đương? (19/07/2012)

Tác giả : Nhật Thanh
Mô tả :
Kết_hôn_đồng_tính,_cuộc_đấu_tranh_giữa_luật_và_quyền_yêu_đương.doc

Hôn nhân đồng tính - cánh cửa còn rất hẹp (19/07/2012)

Tác giả : Xuân Hoa – Vân Tùng
Mô tả :
Hôn_nhân_đồng_tính.doc

Sống chung đồng giới: Nhu cầu có thật (18/07/2012)

Tác giả : Thanh Mận
Mô tả :
Sống_chung_đồng_giới.doc

Sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình: Hạ tuổi kết hôn, giảm chất lượng giống nòi (12/07/2012)

Tác giả : Thu Nguyên
Mô tả :
Hạ_tuổi_kết_hôn,_giảm_chất_lượng_giống_nòi.doc

Hãy công nhận giới tính trước khi chấp nhận kết hôn đồng tính (12/07/2012)

Tác giả : mai phương
Mô tả :
Hãy_công_nhận_giới_tính_trước_khi_chấp_nhận_kết_hôn_đồng_tính.doc