Quốc hội tiếp tục biểu quyết thông qua 5 dự án luật
Chiều 20-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 5 dự án luật gồm: Luật giá, Luật công đoàn sửa đổi, Luật giám định tư pháp, Luật phổ biến giáo dục pháp luật và Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chiều 20-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 5 dự án luật gồm: Luật giá, Luật công đoàn sửa đổi, Luật giám định tư pháp, Luật phổ biến giáo dục pháp luật và Luật xử lý vi phạm hành chính.
Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 19/6, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi).Nhiều vấn đề liên quan đến xác định bản chất hợp tác xã, phân định giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã nông nghiệp, mức vốn góp tối đa của một thành viên, việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã ra bên ngoài thị trường… đã được các đại biểu thảo luận.
NDĐT – Theo các đại biểu Quốc hội, nếu không quy định hợp tác xã như một doanh nghiệp thì động lực hoạt động sẽ yếu đi, nhưng còn nếu coi đó là một loại hình doanh nghiệp thì sẽ không cần Luật Hợp tác xã nữa.
Thảo luận về dự án Luật Luật sư (LS) sửa đổi chiều qua – 19/6, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí việc siết chặt các quy định về miễn đào tạo nghề LS nhưng cho rằng, nếu mở rộng quá về đối tượng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ LS.
Chiều 18/6, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi, có hiệu lực từ 1/5/2013. Lao động nữ sẽ được nghỉ sinh 6 tháng thay vì 4 tháng như hiện nay, thời gian nghỉ Tết của công chức là 5 ngày.Theo đó, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên, cứ thêm một trẻ người mẹ lại được nghỉ thêm một tháng.
Chiều 18/6, sau khi nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý, Quốc hội đã thông qua 5 dự án luật, bộ luật với đa số phiếu tán thành. Theo đó, 5 dự luật, gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi (92,99% tán thành), Luật Phòng, chống rửa tiền (93,19% tán thành), Luật Giáo dục đại học (84,57%) và hai dự khác là Luật phòng, chống tác hại của thuốc là và Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng đã được Quốc hội thông qua.
Sáng 18-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết phải ban hành luật này do đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, để luật thực sự đi vào cuộc sống, cần nghiên cứu, bổ sung, quy định rõ nhiều nội dung, đặc biệt là về xuất bản phẩm điện tử…
Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Ban biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ngày 16/6, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội thảo khoa học Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới. Hội thảo này do Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phối hợp với Dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện của Việt Nam do Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức.
Ngày 13/6, phối hợp với Viện KAS tại Việt Nam, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 góp phần bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường (KTTT) tại Việt Nam”.
Đánh giá chung về dự thảo luật, đa số các ý kiến cho rằng, nhiều quy định trong Dự thảo luật chưa bảo đảm tính cụ thể; nhiều nội dung quan trọng giao Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định bằng văn bản dưới luật là chưa hợp lý. Các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần luật hóa tối đa những nội dung đang được quy định tại các văn bản dưới luật. Một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là các quy định về chống chuyển giá
Với 88% đại biểu Quốc hội tán thành, trong buổi làm việc ngày 13/6/2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Chiều 12-6, Quốc hội (QH) thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Nhiều đại biểu tán thành với quan điểm của Ủy ban Tài chính- Ngân sách của QH đó là đề nghị cần rà soát sửa đổi, bổ sung cụ thể và toàn diện hơn các nội dung của Luật Quản lý thuế.
(HNMO) - Chiều 11/6, thảo luận về dự án Luật dự trữ quốc gia, các đại biểu Quốc hội còn nhiều băn khoăn về các mục tiêu đề ra trong dự án luật, đặc biệt là mục tiêu bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Đổi mới phương án quản lý dân cư, chi tiết mức xử phạt hành chính, xác định các cơ quan trong tương lai phải di dời tới khu vực ngoại thành là những nội dung chính được Ban soạn thảo Luật Thủ đô (LTĐ) sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại dự thảo luật mới nhất. Dự thảo sẽ được trình Chính phủ vào tháng 6 này.
Tại buổi tọa đàm về Luật Hợp tác xã (sửa đổi) diễn ra ngày 5/6, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: hiện nhiều HTX trong cả nước hoạt động yếu kém, chất lượng hiệu quả thấp; số lượng HTX ngày một giảm, chưa hấp dẫn được nông dân tham gia….Nguyên nhân một phần do nhận thức của xã viên chưa đầy đủ, nặng lực của lãnh đạo các HTX còn hạn chế và tâm lý HTX kiểu cũ vẫn còn đè nặng…