Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ năm, 21/11/2024

  • Lĩnh vực: Quốc phòng & An ninh
  • Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Quốc phòng
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban Quốc phòng & An ninh
  • Dự kiến thảo luận tại: Khoá XII - Kỳ họp thứ 7
  • Dự kiến thông qua tại: Khoá XII - Kỳ họp thứ 8
  • Trạng thái: Đã thông qua
Kết quả biểu quyết của Kết quả biểu quyết của đại biểu quốc hội tại hội trường
11/12/2014
01
Lần dự thảo 1
26/04/2014
02
Lần dự thảo 2
09/06/2014
03
Lần dự thảo 3
11/12/2014
04
Lần dự thảo 4
Luat_si_quan_QDND_sd.doc

 

QUỐC HỘI

 
 
 

Luật số: 72/2014/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

              

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT

SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2008/QH12.

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

Điều 11. Chức vụ của sĩ quan

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

l) Trung đội trưởng.

2. Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 13 như sau:

“3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan

1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:

a) Đại tướng:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;                                            

b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:

Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;

Phó Tổng Tham m­ưu trư­ởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;

Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;

c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:

Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất Trung tướng là một;

Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;

Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;

Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:

Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;

Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71;

Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70;

Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;

Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã;

Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;

Một Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

Một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;

Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội;

Tổng Giám đốc, một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;

Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;

Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia;

Chủ nhiệm các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch;

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị;

Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnh Quân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng không quá sáu; của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm; của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn không quá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba; của Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị không quá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của Cục trưởng Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường, Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Đối ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một;

đ) Đại tá:

Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

e) Thượng tá:

Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

g) Trung tá:

Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

h) Thiếu tá:

Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;                                 

i) Đại uý:

Trung đội trưởng.

2. Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chc vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thiếu úy lên Trung úy:

2 năm;

Trung úy lên Thượng úy:

3 năm;

Thượng úy lên Đại úy:

3 năm;

Đại úy lên Thiếu tá:

4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá:

4 năm;

Trung tá lên Thượng tá:

4 năm;

Thượng tá lên Đại tá:

4 năm;

Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan

1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:

 

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;

d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

6. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như sau:

Điều 25a. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan

1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân.

Việc thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 7 Điều 31 như sau:

“1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;”

“7. Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 2

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Các quy định về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có quân hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật này được công bố.

Điều 3

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

 

 

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014.­­­­­­­­­­­­­

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

 

 

                                                                                                          Nguyễn Sinh Hùng

 

 

  • Nên sửa đổi luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam cho phù hợp với luật quân nhân chuyên nghiệp và luật công an nhân dân

    Phải sửa luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam vì luật ban hành tuổi phục vụ và trần quân hàm của sĩ quan chưa phù hợp với luật quân nhân chuyên nghiệp và luật công an nhân dân. Cùng là lực lượng vũ trang cả mà không thống nhất thiệt và lãng phí trong khi luật bảo hiểm xã hội đang nâng tuổi nghỉ hưu lên mà.

    Trinh Dung - góp ý cho

    10/11/2018 10:29
    • Cần sửa lại Luật Sỹ quan quân đội

      Cần sửa lại tuổi phục vụ cấp thiếu tá nâng lên 52 tuổi, trung tá nâng lên 54 tuổi, thượng tá nâng lên 56 tuổi cho phù hợp với luật Bảo hiểm sửa đổi năm 2015. Luật quân nhân chuyên nghiệp. Sỹ quan được đào tạo cơ bản mà công tác cùng cấp không bằng quân nhân chuyên nghiệp.

      Nguyễn Văn Bình - góp ý cho

      21/11/2018 11:01
    • Cần nâng tuổi của sĩ quan tương thích với luật BHXH

      Hiện nay luật BHXH đã áp dụng tính năm đóng bảo hiểm từ 01/01/2018 sẽ là 31 năm. Nếu sĩ quan cấp bậc thiếu tá là 48 tuổi thì nghỉ hưu sẽ còn 73% và lộ trình đến năm 2022 chỉ còn 65%. Vì vậy cần thiết phải nâng tuổi phục vụ của sĩ quan giống như QNCN.

      Nguyễn Hoàng Cương - góp ý cho

      06/12/2018 01:22
    • Cần nâng tuổi nghỉ hưu cho Sỹ quan

      Phải sửa Luật sỹ quan trong đó độ tuổi của Sỹ quan cần được tăng tuổi nghỉ hưu vì hiện nay tuổi nghỉ hưu quá thấp đặc biệt là thiếu tá và trung tá vì quy định hiện nay không phù hợp luật sỹ quan công an nhân dân, luật lao động, luật quân nhân chuyên nghiệp, luật bảo hiểm, sự phù hợp quốc tế, sự đào tạo bài bản... của các đối tượng này.

      Lan Anh - góp ý cho

      21/05/2019 02:10
    • Nên giảm tuổi nghỉ hưu cho quân nhân chuyên nghiệp

      Theo tôi Luật quân nhân chuyên nghiệp nên giảm thời gian phục vụ cấp úy tuổi nghỉ hưu là 46,  có thời gian phục vụ là 26 năm; cấp tá 48 đến 50 có thời gian phục vụ 28 đến 30 năm vì QNCN ở độ tuổi cao hơn sẽ không đảm bảo được nhiệm vụ, ngoài công việc chuyên môn còn việc gác bồng súng làm sao đảm bảo được sức khỏe giảm lưng đau và đặc biệt đóng quân xa gia đình. Mong Quốc hội có cái nhìn thực tế tới người QNCN hơn, xin chân thành cảm ơn.

      Nguyễn Công Danh - góp ý cho

      19/10/2019 01:26
  • Quân nhân chuyên nghiệp chúng tôi thiệt thòi qua

    Chúng tôi là bộ đội chính quy nhưng thiệt thòi quá bộ trưởng ơi, học ra trường 14 năm bây giờ quân hàm moi trung úy cn trong khi đó thì công nhân chuyên nghiệp đi từ 2012 năm 2016 chuyển sang chuyên nghiệp cũng quân hàm trung úy. Thật khổ và thiệt thòi quá!
     

    Trung - góp ý cho

    12/07/2016 11:46
  • Ý kiến về Luật QNCN

    Tôi học ngành Quân y chính quy, hệ 4 Học viện Quân y từ năm 1995 đên s1998 ra trường. BQP phong quân hàm chuẩn úy QNCN, hệ số lương 2,45. Ba năm sayu lên thiếu úy, 6 năm sau lên trung úy, đến nay 2016 vẫn đeo quân hàm Thượng úy. Trong khi tôi chưa bao giờ bị kỷ luật bằng bất cứ hình thức nào, có giấy khen chiến sĩ tiến tiến hầu như năm nào cũng có vậy mà quân hàm vẫn vậy. Nhưng so với luật mới bây giờ một chiến sĩ mới nhập ngũ tháng 3/2015 có bằng sơ cấp kế toán học ở ngoài đến tháng 9/2015 chuyển chế độ QNCN với bậc lương 3,50 phong quân hàm thiếu úy. Tôi thấy chúng tôi quá thiêt thòi. Kính mong Quốc hội xem xét chỉnh lại hệ số lương cho cán bộ QNCN ngành quân y đang công tác trong quân đội. 

    Quang Huy - góp ý cho

    19/01/2016 09:10
  • Không dám mặc quần áo Quân đội về nhà

    Tôi nhập ngũ năm 1993, chuyển QNCN 1996 hưởng lương sơ cấp, năm 2006 tranh thủ đi học đại học, năm 2012 tốt nghiệp... 2013 được chuyển lương Trung cấp.... nay đeo quân hàm thượng úy năm thứ 5 liên tục. năm nào cũng nhận giấy khen. Nhưng nhiều khi không dám đeo quân hàm về vì hàng xóm tưởng bị kỷ luật, làm việc trong quân đội nhiều năm vẫn không được nâng quân hàm. Đề nghị các cơ quan soạn thảo xem xét, nghiên cứu để Luật ra hoàn thiện hơn, tránh thiệt thòi cho những đồng đội như tôi. Trân trọng!

    Nguyen Quang - góp ý cho

    26/11/2015 02:15
  • Góp ý về hệ số lương của QNCN

    Bất cập nhất giữa QNCN và SQ là hệ số lương. 1 đồng chí QNCN trình độ đào tạo đại học là 3,5 với 1 đồng chí SQ là 4,2. Do đó tôi đề nghị đã là hệ số lương thì phải xếp theo trình độ đào tạo thì mới đúng theo luật lao động. Thứ 2 thời gian thăng quân hàm cấp uý và QNCN nên quy định là 2 năm; cấp đai uý lên thiếu tá là 4 năm còn lại các cấp tá là 4 năm. Thứ 3 công nhận bằng cấp cho các QNCN tự học ngoài (quân đội không mất kinh phí, QNCN đc nâng cao trình độ) nhất cử lưỡng tiện; cần có chính sách hỗ trợ cho những QNCN tự học.

    Đinh Xuân Minh - góp ý cho

    16/11/2015 08:51
  • Không nên kéo dài thời gian phục vụ của QNCN

    Tuổi quân của QNCN tăng lên như thế là bất hợp lí, nên giữ nguyên như hiện nay. Cần xem xét lại các trường hợp QNCN chuyển từ CNVQP sang, quân hàm lên còn nhanh hơn cả sĩ quan học xuất sắc ra trường.

    Nguyễn Văn Thành - góp ý cho

    07/11/2015 12:17
    • Việc tăng tuổi phục vụ của QNCN là đúng hướng

      Quân đội đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có, giảm chi phí đào tạo cho quân đội đây là việc làm đúng đắn và chính phủ nên khẩn trương ban hành luật để triển khai cho cơ sở thực hiện. Có điều chúng tôi muốn biết tại sao những năm trước khi có luật QNCN quân đội ta đã phong quân hàm đại tá CN cho những đc có thành tích tốt trong chuyên môn vậy ngày nay có luật tại sao không có quân hàm đại tá QNCN.

      Chẩn Thành - góp ý cho

      09/11/2015 09:44
    • có thể chuyển sỹ quan sang quân nhân cn và ngược lại

      Những sỹ quan từ cấp trung tá trở xuống không còn đủ tuổi trên cương vị nếu muốn có nhu cầu chuyển chuyên nghiệp thì chuyển cho họ; còn những đồng chí chuyên nghiệp có năng lực thực sự nếu họ có nhu cầu thì chuyển thành sỹ quan.

      Trần Bạo - góp ý cho

      09/11/2015 10:51
    • Hãy quan tâm đến công nhân quốc phòng

      Công nhân Quốc phòng, làm việcvà thực hiện mọi chế độ như các quân nhân khác vậy vì sao CNQP lại không được hưởng các chế độ chính sách như quân nhân. Kính mong Quốc Hội, Bô quốc phòng xem xét chuyển chế độ chuyên nghiệp cho CNQP để CNQP không thiệt thòi. Kính nghị các cơ quan chức năng quan tâm.

      vũ Phương Trang - góp ý cho

      10/11/2015 09:02
    • Góp ý thời gian nâng quân hàm QNCN

      Theo tôi, thời gian xét để nâng quân hàm QNCN cấp úy 3 năm, cấp tá 4 năm la hợp lý và thu hẹp hệ số lương giữa sĩ quan và QNCN. Khuyến khích những đồng chí tự học đại học tại các trường ngoài quân đội được chuyển lương cao cấp. 

      Hoang Van Hong - góp ý cho

      14/11/2015 10:29
    • Góp ý dự vào dự thảo Luật QNCN

      Tôi là QNCN. Tâm tư của tất cả QNCN  ở cùng đơn vị là muốn trong luật QNCN nên qui định cụ thể từ thiếu úy lên trung úy là bao nhiêu năm, từ thiếu tá lên trung tá là bao nhiêu năm để QNCN còn phấn đấu hết mình chứ như hiện tại từ thiếu úy lên trung úy 6 năm, từ trung úy lên thượng úy mất 6 năm. Từ thiéu tá lên trung tá mất 9 năm. Thời gian lên một bậc quân hàm rất dài, QNCN rất thiệt thòi so với sĩ quan

      Nguyễn Song Phi - góp ý cho

      16/11/2015 04:37
    • Cần phải tính lại lương và quân hàm hợp lý cho QNCN

      Chúng tôi là QNCN mong muốn Quốc hội cho QNCN được hưởng phụ cấp thâm niên liên tục (không trừ thời gian là công nhân viên quốc phòng) như tính phụ cấp với giáo viên, và không nên kéo dài thời gian phục vụ vì QNCN công việc rất vất vả không ai muốn kéo dài tuổi phục vụ. 50 tuổi nghỉ hưu là rất hợp lý. 

      Do Kim Lan - góp ý cho

      16/11/2015 12:46
    • Hãy quan tâm hơn nữa đến CNVQP

      Nhất trí với ý kiến... CNVQP vẫn phải làm việc và trực, thậm chí chuyên môn còn có thể hơn nhưng chế độ bảo hiểm chỉ được mỗi bản thân và các chế độ khác thiệt thòi hơn QNCN (chưa tính đến lương. Kính mong các cấp chấp nhận. 

      Trung Thanh - góp ý cho

      13/01/2016 06:15
    • Có nên xem lại

      Sao đồng chí không nhìn lại bằng cấp của họ và khi họ chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang thì thâm niên của họ có ít thời gian hơn và mức lương của họ thấp hơn. Ví dụ một thiếu tá chuyển từ cnvqp sang lương của họ chỉ bằng lương thượng úy sĩ quan thôi mà mặc dù quân hàm của họ cao hơn

      Huy Toan - góp ý cho

      16/01/2016 08:44
    • Tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp là 50 thì hợp lý

      Đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp.
       

      Pham Xuan Yan - góp ý cho

      07/03/2016 01:41
  • Góp ý độ tuổi phục vụ của QNCN

    Tôi thấy dự thảo tuổi phục vụ của QNCN Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi, Thượng tá 56 tuổi là bất hợp lí; bởi Luật Sĩ quan qui định Trung tá 51 tuổi, Ttượng tá 54. Nếu như vậy thì tuổi của QNCN cùng cấp bậc quân hàm với sĩ quan lại phục vụ nhiều năm hơn sĩ quan. Trong khi sĩ quan thì được đào tào cơ bản, còn QNCN đa số tự đào tạo hoặc học rất chắp vá, vì vậy nên xem xét lại vấn đề này.

    Hoàng Dũng - góp ý cho

    06/11/2015 11:45
    • Cần phải xem xét lại độ tuổi nghỉ hưu của QNCN chuyên ngành kỹ thuật hàng không phục vụ trực tiếp tại sân bay

      Tôi thấy cần xem xét lại độ tuổi nghỉ hưu đối với những người QNCN là thợ KTHK phục vụ trực tiếp ở sân bay, những người này làm việc ở môi trường rất độc hại,bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường làm việc như: nhiệt độ, tiếng ồn, sóng điện từ, dầu mỡ và các hóa chất khác nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, mà công việc của họ yêu cầu rất cao về sự tỉ mỉ, tính chinh xác và sức khỏe thật tốt nên nếu áp dụng độ tuổi nghỉ hưu như luật quy định thì họ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

      Lê Thanh Thủy - góp ý cho

      13/11/2015 09:03
  • Góp ý Luật QNCN

    Nên có chính sách hỗ trợ cho những người xa vợ con, tính theo km nơi vợ, con cư trú. QNCN là công tác đặc thù, trực nhiều, đa số xa nhà vì vậy phải có khoản nào đó bù đắp cho QNCN chứ không thể so sánh năm công tác với cơ quan bên ngoài được... Xin cảm ơn.

    Minh Thành - góp ý cho

    04/11/2015 04:20
    • Góp ý

      Tôi có chồng là QNCN và có người thân là sỹ quan, tôi có mấy ý kiến như sau: nên xét lại chế độ lương cho đối tượng này, tạo điều kiện cho họ phát triển vì họ từ học đại học bên ngoài và dùng kiến thức đã học để phục vụ đơn vị nhưng không được sếp công nhận, mặc dù trình độ và năng lực hơn hẳn 1 số đồng chí sỹ quan nhưng không được chuyển nhóm lương theo trình độ, không có điều kiện để chuyển sang sỹ quan. Sao quân đội khác bên ngoài thế, nâng lương, bậc lương quân hàm quá chậm so với sỹ quan, có thể họ sẽ là lãnh đạo, chỉ huy, họ là nguồn. 

      Doan Thi Tha - góp ý cho

      07/11/2015 09:19
  • nên có cách nhìn và đánh giá khách quan về bằng cấp nơi đào tạo

    Nhiều đồng chí đào tạo tại một số trường quân đội chất lượng kém so với học bên ngoài. Những đồng chí xin tranh thủ đi học có trình độ chuyên môn rất tốt nhưng lại không được công nhận bằng điều này quá bất công bằng cách nhìn còn quá bao cấp thiếu mở để lôi kéo kích thích người có tính tự học tự lực tự cường. Vậy kính mong thủ trưởng bộ quốc phòng xem xét.

    Phạm Dũng - góp ý cho

    03/11/2015 10:32
  • góp ý luật QNCN

    Tôi nhập ngũ năm 1996, đến năm 1999 chuyển chế độ từ HSQ sang QNCN, hiện được 19 năm công tác mới được Trung úy, và tôi mất tới 9 năm chuẩn úy. Một bất cập và cũng khó hiểu là một quân nhân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm là chiến sỹ tốt. Do chuyên ngành của tôi trong quân đội chỉ đào tạo đến trung cấp, tôi học bên ngoài thì không được chuyển nhóm lương và ngành chức năng nói không thấy có hướng dẫn về ngành của tôi. 

    Thái - góp ý cho

    02/11/2015 02:33
Không có mục thảo luận

Tờ trình Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 17/04/2014

Số hiệu:Số: 76/TTr-CP

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

Totrinh.doc

Báo cáo Thẩm tra sơ bộ

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 17/04/2014

Số hiệu:Số: 1530/BC-UBQPAN13

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

Thamtrasobo.doc

Báo cáo Đánh giá tác động

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 17/04/2014

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

Baocaodanhgiatacdong.doc

Công văn tiếp thu ý kiến thẩm định

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 17/04/2014

Số hiệu:Số: 5448/BQP-PC

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

Baocaothamdinh.doc

Bản thuyết minh Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 17/04/2014

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

Banthuyetminh.doc

Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SQQĐND

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 09/09/2013

Số hiệu:1228/BC-UBQPAN13

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

bc_tham_tra_UBQPAN.doc

Báo cáo tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ tham gia vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SQQDND

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 09/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

bc_th_y_kien.doc

Báo cáo về việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 09/09/2013

Số hiệu:5448/BQP-PC

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

bc_tham_dinh.doc

Báo cáo đánh giá tác động của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 09/09/2013

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27 (tháng 4/2014)

(Xin vui lòng nhấp chuột vào tiêu đề của tài liệu để tải về)

bc_danh_gia_tac_dong.doc

Báo cáo của Bộ Quốc phòng tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 09/09/2013

Số hiệu:5212/BC-BQP

Mô tả:

bctongket.doc

Cấp phó quân đội ngang hàm cấp trưởng gây tranh cãi (17/04/2014)

Tác giả : Chí Hiếu
Mô tả :

Theo dự luật Sĩ quan quân đội, tổng cục trưởng và tổng cục phó có thể cùng hàm trung tướng; 3 vị trí chỉ huy đứng đầu toàn quân có thể cùng hàm đại tướng.

Cấp tá “dồn toa” gây “nghịch lý” phong tướng (17/04/2014)

Tác giả : Huy Anh - Tuấn Anh - Phi Hùng
Mô tả :

Luật Sĩ quan quân đội: Băn khoăn chuyện quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng (17/04/2014)

Tác giả : Lê Sơn
Mô tả :

Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi). Những băn khoăn về "quân hàm cấp phó bằng cấp trưởng", quy định niên hạn để phong quân hàm... đã được đại biểu nêu trong phiên họp này.

Luật Sĩ quan quân đội: Sẽ tách lương ra khỏi quân hàm (17/04/2014)

Tác giả :
Mô tả :

Sáng 16/4, tiếp tục Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân sửa đổi: Giảm tướng quân đội, tăng tướng công an (10/04/2014)

Tác giả :
Mô tả :

'Vênh' nhau giữa dự luật công an và quân đội (21/03/2014)

Tác giả : Thái Sơn
Mô tả :

Đổi mới chính sách tiền lương đối với sĩ quan (10/03/2014)

Tác giả : Đỗ Phú Thọ
Mô tả :

Điều chỉnh lương công an và quân đội ? (26/02/2014)

Tác giả :
Mô tả :

Sửa đổi Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (13/01/2014)

Tác giả : Phương Nguyên
Mô tả :
Sửa_đổi_Luật_Sỹ_quan_Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam.doc

Mấy vấn đề cần quan tâm khi sửa đổi, bổ sung Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam (25/11/2013)

Tác giả :
Mô tả :

Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/4/2000), là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ sỹ quan quân đội.

Mot_so_van_de_quan_tam_khi_sua_Luat_si_quan_quan_doi.docx

Lực lượng vũ trang của Iran (17/09/2013)

Tác giả :
Mô tả :

Lực lượng Vũ trang của Iran gồm Quân đội Iran Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (và Cảnh sát Iran). Có khoảng 545.000 người đang phục vụ chính thức trong Quân đội và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran.Cả hai lực lượng này đều đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Vũ trang Iran.

LLvutrangIran.doc

Lực lượng quân đội Inđônêsia (17/09/2013)

Tác giả :
Mô tả :

Hệ thống thứ nhất là lực lượng lục quân chính quy ở các quân khu, các tỉnh và bên cạnh nó là lực lượng dân phòng. Lực lượng chính quy đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Inđônêxia. Cơ quan điều hành cao nhất của lực lượng lục quân ở các quân khu, vùng lãnh thổ là bộ tư lệnh các quân khu. Bộ tư lệnh quân khu thường do các sĩ quan quân hàm thiếu tướng làm tư lệnh; đây là những sĩ quan có uy tín và năng lực cao trong quân đội.

Luc_luong_quandoi_Indonesia.doc

Tìm hiểu về quân đội vũ trang cách mạng Cu-ba (17/09/2013)

Tác giả :
Mô tả :

Cu-ba đã trở thành một xã hội quân sự hóa cao độ. Từ năm 1975 cho tới tận cuối thập kỷ 1980, viện trợ quân sự ồ ạt của Xô viết đã cho phép Cu-ba nâng cấp mạnh khả năng quân sự của mình. Từ khi mất khoản viện trợ từ Liên bang Xô viết Cu-ba đã phải giảm đáng kể số lượng quân đội từ 235.000 người năm 1994 xuống còn khoảng 60.000 người năm 2003. Chính phủ hiện chi khoảng 1.7% GDP cho quân sự. Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cách mạng (FAR) hiện nay là Raúl Castro, em trai của Fidel Castro, người cũng đã đóng vai trò quan trọng với tư cách một lãnh đạo trong cách mạng Cu-ba.

quandoivutrangcmcuba.doc

Một số thông tin về Quân đội Hàn Quốc (17/09/2013)

Tác giả :
Mô tả :

Quân đội Hàn Quốc là lực lượng vũ trang của Hàn Quốc với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, chống quân xâm lược và tham gia gìn giữ hòa bình thế giới. Cùng với lực lượng dự bị của Hàn Quốc, quân đội Hàn Quốc bao gồm các nhánh sau:

Lục quân Đại Hàn Dân quốc;

Hải quân Đại Hàn Dân quốc;

Hải binh đội Đại Hàn Dân quốc;
Thủy quân lục chiến;
Không quân Đại Hàn Dân quốc.

 

MsthongtinvequandoiHanQuoc.doc