Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Ông Nguyễn Quốc Hận, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau điều hành họp Tổ 17

Chiều ngày 10/5, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp Tổ 17 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thảo luận về 3 dự án Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi dự Phiên họp Tổ 17

Kiến nghị phân cấp triệt để cho tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tỉnh

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, đại biểu Khương Thị Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định đồng tình với Báo cáo số 305 ngày 4/5/2025 của Chính phủ và Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật về việc tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trên tinh thần Kết luận số 127 -KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó nhấn mạnh “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Theo đại biểu, nếu phân cấp cho UBND tỉnh quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh thì sẽ giảm thủ tục hành chính, bớt thời gian cho việc lập, thẩm định quyết định điều chỉnh quy hoạch này. Tuy nhiên, các điều, khoản trong dự thảo Luật lại chưa thể hiện được nội dung trên.

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Khương Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu

Vì vậy, đại biểu Khương Thị Mai đề nghị sửa khoản 2 Điều 15 để đúng với quan điểm phân cấp cho tỉnh. “Thủ tướng Chính phủ thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng. Bộ Tài chính tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch vùng. UBND tỉnh tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh”, đại biểu Khương Thị Mai đề nghị sửa đổi.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị sửa Điều 29 thành UBND tỉnh lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch tỉnh, chứ không phải Bộ Tài chính. “Phân cấp thì phải triệt để, sửa tất cả các điều liên quan phân cấp là UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, chứ không chỉ phân cấp mỗi điều trên mà các điều dưới lại chưa thay đổi”, đại biểu Khương Thị Mai nhấn mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau nêu quan điểm, khi đã phân cấp, phân quyền cho địa phương thì cần giao luôn cho địa phương. “Giao cho địa phương quy hoạch vấn đề đấu nối giao thông. Phân cấp, phân quyền cho địa phương nhưng câu cuối cùng lại quy định phải xin ý kiến các bộ, ngành. Làm hồ sơ thiết kế xong là phải gửi tới Cục Đường bộ”, đại biểu Nguyễn Duy Thanh nêu ví dụ.

Quy hoạch chồng quy hoạch, tránh mâu thuẫn quy hoạch

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu

Theo đại biểu Đinh Ngọc Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, có rất nhiều quy hoạch như: quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành… mà nếu chồng lên nhau trong bản đồ thì sẽ “kín mít”. Vì vậy, đại biểu đồng tình với việc cần thiết có các quy hoạch quan trọng như: quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh hay quy hoạch một số ngành quan trọng như an ninh, quốc phòng, quy hoạch rừng đặc dụng, đất lúa, cảng biển, sân bay… Tuy nhiên, nhiều quy hoạch không nên gọi là quy hoạch ngành mà là chiến lược.

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Ở góc độ khác, đại biểu Ma Thị Thúy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã cho ý kiến về khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật “Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được phép lập đồng thời. Quy hoạch được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước; đối với quy hoạch đô thị và nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn”. Đại biểu cho rằng, việc quy định lập đồng thời các quy hoạch sẽ gặp những khó khăn do thiếu căn cứ, sự đối chiếu giữa các cấp độ quy hoạch. Vì vậy, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm, xác định ở cấp độ quy hoạch nào cần xem xét lập trước để tránh việc mâu thuẫn giữa các quy hoạch.

Một số hình ảnh tại buổi họp Tổ 17:

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Toàn cảnh họp Tổ 17

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Nguyễn Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Các đại biểu Quốc hội tham dự họp Tổ 17

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương

Các đại biểu Quốc hội tham dự họp Tổ 17

Khắc Phục - Nghĩa Đức/Cổng thông tin điện tử Quốc hội