Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại phiên họp Tổ 17

Tại buổi họp Tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã phát biểu gợi mở một số nội dung để các đại biểu Quốc hội cùng trao đổi, thảo luận, góp ý về 3 dự thảo luật. Trong đó, về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, sau khi sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra có bao hàm đầy đủ 2 chức năng, đó là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành như hiện nay hay không? Nội dung này trong hồ sơ, Tờ trình dự án Luật chưa được làm rõ. Các quy định trong dự thảo liệu đã giải quyết được sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, giữa các cơ quan thanh tra với nhau? “Bây giờ tổ chức mô hình này thì cơ quan Thanh tra làm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thế nhưng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của 2 loại hình thanh tra này thế nào, có trùng lắp hay không và quy định như thế nào trong Luật Thanh tra (sửa đổi)?”, Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.  

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, trong 2 năm gần đây, việc xử lý chồng chéo về hoạt động giữa Kiểm toán và Thanh tra đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tế của các đại biểu Quốc hội tại địa phương, đề nghị các đại biểu phân tích liệu có còn chồng chéo hay không, có gây rối bận cho địa phương hay không. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất hướng xử lý triệt để vấn đề này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị các đại biểu nghiên cứu, thảo luận để các nội dung trong dự thảo Luật đã phù hợp với Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là các trường hợp cơ quan Thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, để bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở một số nội dung khác như: vấn đề trích kinh phí cho cơ quan thanh tra; thanh tra nội bộ của các cơ quan, hoạt động giữa cơ quan thanh tra với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân nhân hay hoạt động giữa bản thân các cơ quan thanh tra với nhau, để vừa kiểm soát quyền lực, vừa không gây ra các thủ tục mới, làm phiền hà cho các cơ quan trung ương, địa phương. Ngoài ra, việc kết nối, liên thông Cơ sở dữ liệu về thanh tra cũng là vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng luật để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Không tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành nhưng vẫn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Toàn cảnh buổi thảo luận tại Tổ 17

Thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật đã lược bỏ các điều về tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ, sở, huyện… khi chuyển giao về Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh. Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Lê Quốc Chỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho rằng, mặc dù sau sắp xếp, không còn tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành nhưng chúng ta vẫn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Vì vậy, đại biểu cho rằng, luật Thanh tra (sửa đổi) phải làm rõ, trong chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh phải có nhiệm vụ này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Đặng Ngọc Huy - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi phát biểu. 

Thống nhất quan điểm không tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành, đại biểu Đặng Ngọc Huy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, khi thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành, vẫn có thể huy động cán bộ công chức chuyên môn của các sở, ngành. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đồng tình với ý kiến các đại biểu Quốc hội, đề nghị bổ sung trong dự thảo luật chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Thanh tra tỉnh, để thống nhất với chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ. Cũng theo biểu Đặng Ngọc Huy, thực tế ở địa phương thời gian qua vẫn có tình trạng địa phương phải tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm toán trong một thời gian. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu để thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trong luật Thanh tra (sửa đổi) quy định để giải quyết tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa hoạt động của thanh tra với thanh tra, thanh tra với kiểm toán, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phát biểu. 

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, việc không tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành là điều tốt. Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau nêu quan điểm: “Nhiều doanh nghiệp không lớn được cũng vì thanh tra nhiều quá. Bản thân doanh nghiệp nào chả muốn phát triển. Giờ chúng ta triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong “bộ tứ chiến lược” thì cũng cần giảm các điều kiện tuân thủ, điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp lớn lên, tôi nghĩ cái này tốt”. 

Cũng tại buổi thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tổng Thanh tra Chính phủ và Chánh Thanh tra tỉnh; việc xây dựng kế hoạch thanh tra; quy định về thanh tra lại, đình chỉ thanh tra, kết luận thanh tra; các hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra… để góp phần hoàn thiện dự thảo luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại Tổ 17

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội các Đoàn Tuyên Quang, Nam Định, Quảng Ngãi và Càu Mau đã cho ý kiến về nhiều nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại buổi thảo luận:

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp Tổ 17

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Hà Thị Nga, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang điều hành thảo luận Tổ 17

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại Tổ 17

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng  - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Lương Văn Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi phát biểu. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang phát biểu. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Nghiên cứu quy định để giải quyết chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Toàn cảnh buổi thảo luận tại Tổ 17

Khắc Phục - Nghĩa Đức/Cổng thông tin điện tử Quốc hội