Khái niệm "phá sản" quá đơn giản
- 16/09/2013
Qua tổng kết thi hành Luật Phá sản (năm 2004) của 63 Tòa án Nhân dân cấp tỉnh thì có 49 tòa nhận được đơn và đã giải quyết tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; 14 tòa không nhận được đơn hoặc không tiến hành xét xử giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
Thường trực Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội nhất trí với dự thảo Luật quy định về đối tượng áp dụng chỉ là các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã. Đối với cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nếu mất khả năng thanh toán thì áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế đã được quy định tại pháp luật về dân sự, kinh tế và các quy định pháp luật khác.
Vẫn chuyện "DN chết chưa chôn"
Qua tổng kết thi hành Luật Phá sản (năm 2004) của 63 Tòa án Nhân dân cấp tỉnh thì có 49 tòa nhận được đơn và đã giải quyết tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; 14 tòa không nhận được đơn hoặc không tiến hành xét xử giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Đây là con số được Tòa án Nhân dân Tối cao đưa ra tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi).
Đi vào thảo luận, về đối tượng áp dụng của Luật, có ý kiến cho rằng, Luật Phá sản (sửa đổi) nên áp dụng cho cả các đối tượng là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Thẩm tra dự thảo, Thường trực UBKT của Quốc hội nhấn mạnh, nếu mở rộng các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Luật này thì sẽ khó khả thi do hiện nay lực lượng cán bộ thuộc lĩnh vực này còn mỏng, dẫn đến việc quá tải cho ngành Tòa án.
Do vậy, UBKT nhất trí với dự thảo Luật quy định về đối tượng áp dụng chỉ là các DN, hợp tác xã. Đối với cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nếu mất khả năng thanh toán thì áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế đã được quy định tại pháp luật về dân sự, kinh tế và các quy định pháp luật khác.
Đồng tình với UBKT, nhưng ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm UB Tư Pháp nhấn mạnh: "Chúng ta giải vấn đề này là căn cứ vào thực tế ở Việt Nam thôi chứ còn về nguyên tắc cứ có đăng ký kinh doanh là phải có phá sản. Nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh hiện nay của thế giới nói chung là vậy, nên ngành Tòa án phải chuẩn bị theo hướng này".
Các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không đồng ý với dự thảo Luật Phá sản khi dành riêng một Điều (Điều 25) để quy định việc phá sản DN Nhà nước. Ông Hiện cho biết, trong Hiến pháp rồi Luật DN đã nói là không phân biệt DN nhà nước và thành phần kinh tế khác nên nếu cần hỗ trợ thì phải áp dụng cách khác chứ không thể quy định thành ưu đãi riêng.
"Nếu quy định một chương riêng với nội hàm như trên sẽ dẫn tới và thực tế đã có tình trạng đảo nợ, giấu nợ, bơm thêm vốn duy trì DN kém hiệu quả, phản ánh không trung thực thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN)" - Báo cáo UBKT của Quốc hội phân tích.
Nợ 200 triệu đồng đã phá sản thì vô lý!
Ý kiến góp ý cho Điều 3 dự án Luật Phá sản là sôi nổi nhất. Theo dự thảo Luật quy định: "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian ba tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản".
"Tôi hoan nghênh các đồng chí đưa ra tiêu chí cụ thể so với Luật hiện hành, nhưng tính khả thi lại có vẻ yếu hơn. Có DN vốn chủ sở hữu vài trăm triệu đồng, nhưng có DN vài trăm tỷ đồng mà chỉ nợ 200 triệu đồng trong 3 tháng thôi đã bảo nó phá sản thì vô lý"- ông Hiện nói. Đồng tình với quan điểm này, ông Phùng Quốc Hiển phân tích thêm, hiện nay vốn chủ sở hữu, vốn tự có của DN chỉ chiếm 15% - 20%, còn lại là vay ngân hàng, vay lẫn nhau mà đưa ra mức 200 triệu đồng thì không ổn. Quy định như vậy thì khái niệm phá sản quá đơn giản.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phát biểu:
Chúng tôi rất quan tâm đến việc UBTVQH thảo luận về việc thành lập Hội đồng chuyên trách để xử lý các tranh chấp khi DN phá sản. Quan điểm cá nhân của tôi, điều quan trọng là phải giải quyết được những vướng mắc, chồng chéo của các văn bản luật và dưới luật để quá trình xin giải thể, phá sản DN được đẩy nhanh hơn.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều DN ở tình trạng "chết mà không được phép chôn" như thế này thì đúng là việc thực hiện các văn bản luật không có hiệu quả. Trước khi xem xét có nên thành lập Hội đồng, ủy ban chuyên trách hay không, nếu chưa sửa được luật ngay thì sửa các văn bản dưới luật trước. Chứ bây giờ vẫn giữ nguyên hệ thống các văn bản luật cũ thì dù có lập ra ủy ban, hội đồng chuyên trách thì cũng sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn vướng mắc.
Vẫn chuyện "DN chết chưa chôn"
Qua tổng kết thi hành Luật Phá sản (năm 2004) của 63 Tòa án Nhân dân cấp tỉnh thì có 49 tòa nhận được đơn và đã giải quyết tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; 14 tòa không nhận được đơn hoặc không tiến hành xét xử giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Đây là con số được Tòa án Nhân dân Tối cao đưa ra tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi).
Đi vào thảo luận, về đối tượng áp dụng của Luật, có ý kiến cho rằng, Luật Phá sản (sửa đổi) nên áp dụng cho cả các đối tượng là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Thẩm tra dự thảo, Thường trực UBKT của Quốc hội nhấn mạnh, nếu mở rộng các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Luật này thì sẽ khó khả thi do hiện nay lực lượng cán bộ thuộc lĩnh vực này còn mỏng, dẫn đến việc quá tải cho ngành Tòa án.
Do vậy, UBKT nhất trí với dự thảo Luật quy định về đối tượng áp dụng chỉ là các DN, hợp tác xã. Đối với cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nếu mất khả năng thanh toán thì áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế đã được quy định tại pháp luật về dân sự, kinh tế và các quy định pháp luật khác.
Đồng tình với UBKT, nhưng ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm UB Tư Pháp nhấn mạnh: "Chúng ta giải vấn đề này là căn cứ vào thực tế ở Việt Nam thôi chứ còn về nguyên tắc cứ có đăng ký kinh doanh là phải có phá sản. Nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh hiện nay của thế giới nói chung là vậy, nên ngành Tòa án phải chuẩn bị theo hướng này".
Các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không đồng ý với dự thảo Luật Phá sản khi dành riêng một Điều (Điều 25) để quy định việc phá sản DN Nhà nước. Ông Hiện cho biết, trong Hiến pháp rồi Luật DN đã nói là không phân biệt DN nhà nước và thành phần kinh tế khác nên nếu cần hỗ trợ thì phải áp dụng cách khác chứ không thể quy định thành ưu đãi riêng.
"Nếu quy định một chương riêng với nội hàm như trên sẽ dẫn tới và thực tế đã có tình trạng đảo nợ, giấu nợ, bơm thêm vốn duy trì DN kém hiệu quả, phản ánh không trung thực thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN)" - Báo cáo UBKT của Quốc hội phân tích.
Nợ 200 triệu đồng đã phá sản thì vô lý!
Ý kiến góp ý cho Điều 3 dự án Luật Phá sản là sôi nổi nhất. Theo dự thảo Luật quy định: "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian ba tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản".
"Tôi hoan nghênh các đồng chí đưa ra tiêu chí cụ thể so với Luật hiện hành, nhưng tính khả thi lại có vẻ yếu hơn. Có DN vốn chủ sở hữu vài trăm triệu đồng, nhưng có DN vài trăm tỷ đồng mà chỉ nợ 200 triệu đồng trong 3 tháng thôi đã bảo nó phá sản thì vô lý"- ông Hiện nói. Đồng tình với quan điểm này, ông Phùng Quốc Hiển phân tích thêm, hiện nay vốn chủ sở hữu, vốn tự có của DN chỉ chiếm 15% - 20%, còn lại là vay ngân hàng, vay lẫn nhau mà đưa ra mức 200 triệu đồng thì không ổn. Quy định như vậy thì khái niệm phá sản quá đơn giản.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phát biểu:
Chúng tôi rất quan tâm đến việc UBTVQH thảo luận về việc thành lập Hội đồng chuyên trách để xử lý các tranh chấp khi DN phá sản. Quan điểm cá nhân của tôi, điều quan trọng là phải giải quyết được những vướng mắc, chồng chéo của các văn bản luật và dưới luật để quá trình xin giải thể, phá sản DN được đẩy nhanh hơn.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều DN ở tình trạng "chết mà không được phép chôn" như thế này thì đúng là việc thực hiện các văn bản luật không có hiệu quả. Trước khi xem xét có nên thành lập Hội đồng, ủy ban chuyên trách hay không, nếu chưa sửa được luật ngay thì sửa các văn bản dưới luật trước. Chứ bây giờ vẫn giữ nguyên hệ thống các văn bản luật cũ thì dù có lập ra ủy ban, hội đồng chuyên trách thì cũng sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn vướng mắc.