Cần quy định cụ thể trường hợp từ chối cấp cứu người bệnh
- 14/06/2019
Tuy nhiên Dự thảo qui định các khoản cấm dành cho người bệnh và người nhà bệnh nhân còn ít (2/15 khoản), nội dung cấm quy định chung chung. “Đề nghị làm rõ thuật ngữ thế nào là “bạo hành nhân viên y tế”, Đơn cử, trường hợp người bệnh, người nhà người bệnh có hành vi xúc phạm, chửi bới, đe dọa gây tổn hại tới người hành nghề; hoặc chụp ảnh, đăng tải những thông tin không chính xác lên mạng internet, có được coi là bạo hành hay không”, ông Đệ nói.
![]() |
Các đại biểu góp ý vào Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (ảnh: P.Thảo) |
Về quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án, nên lựa chọn phương án 1 bởi việc cung cấp toàn bộ hồ sơ bệnh án là không cần thiết; trường hợp các cơ quan chức năng có yêu cầu thì cung cấp theo các quy định khác hiện hành. Về nghĩa vụ chi trả chi phí khám, chữa bệnh, ông Đệ cần làm rõ với trường hợp người bệnh không chi trả thì có hướng xử lý thế nào?
Đáng quan tâm, ông Đệ phản ánh bệnh án của BV tư không được công nhận khi đi giám định y khoa, trong khi các BV như Hợp Lực, Vinmec… là các BV lớn thì không được công nhận trong còn BV tuyến huyện “nhỏ xíu” lại được. Hay với khám bệnh cho người nghèo, tại sao chỉ BV công lập mới khám cho người nghèo, nên cần bổ sung vào luật. Đồng tình với qui định phải có giấy phép hành nghề, nhưng ông Đệ lo ngại nếu không cẩn thận sẽ đẻ ra giấy phép con.
Ông Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch Hiệp hội BV tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT BVĐK Hùng Vương cho biết, cần quy định cụ thể trong Dự thảo qui định từ chối cấp cứu người bệnh phải có lý do chính đáng. Đồng thời, về qui định cấm người hành nghề sử dụng rượu, bia, cồn công nghiệp, cồn y tế, ma túy, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh, ông Học cho rằng, cần quy định định lượng như đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và phải loại trừ trường hợp bất khả kháng.
Về nội dung này, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang thẳng thắn cho rằng, quy định cấm người hành nghề y sử dụng rượu bia không phải qui định mới. “Nếu qui định định lượng mới được hành nghề thì rất khó, bác sĩ phải tỉnh táo, an toàn người bệnh phải đặt lên hàng đầu, nên việc cấm là cần thiết”, ông Quang nói.
Ông Học cũng đề nghị bổ sung qui định cấm viết bài, đưa tin sai sự thật, quy chụp, suy diễn, cắt xén thông tin về công tác khám bệnh chữa bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ hoặc người đứng đầu cơ sở y tế, của bệnh nhân hoặc chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn, cơ quan pháp luật…
Dự thảo qui định người bệnh tham gia BHYT thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHYT, theo ông Học, cần bổ sung thêm qui định “theo thỏa thuận giữa CSKCB với người bệnh và các quy định khác của pháp luật”. Vì hiện nay BHYT không thể chi trả toàn bộ các dịch vụ kỹ thuật, thuốc phục vụ cho công tác khám, điều trị. Trên thực tế nhiều loại thuốc, vật tư y tế cần thiết nhưng lại nằm ngoài phạm vi bao phủ của cơ quan BHYT và cũng chưa có trong danh mục giá mà nhà nước quy định.
Còn theo đại diện BVĐK quốc tế Thu Cúc, trong thực tế có những trường hợp không phải là người bệnh và người nhà người bệnh nhưng có các đối tượng côn đồ kéo nhau vào BV để đánh nhau, đập phá đồ đạc của BV. Vì vậy, cần qui định được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang cho hay, ngành y tế đã thực hiện cắt giảm hơn 60 điều kiện kinh doanh không cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động xã hội hóa y tế phát triển.
Ông Quang cũng giải thích một số góp ý như việc sử dụng nhiều khái niệm y tế công – tư, do nền y tế của ta là nền y tế nhân văn, phi lợi nhuận, với hệ thống y tế hỗn hợp công – tư, thực tế có nhiều chuyên ngành như lao, phong, tâm thần… là y tế tư nhân không tham gia đầu tư, Nhà nước phải đầu tư, nên trong Dự thảo luật, vẫn phải sử dụng khái niệm công – tư.
Việc cấp chứng chỉ và giấy phép hành nghề đều áp dụng chung cho cả cho khu vực công và tư. Ông Quang cho hay, đa số các nước đều tổ chức thi, chỉ mỗi Việt Nam là xét cấp chứng chỉ. “So với Thái Lan, chúng ta làm việc này chậm gần 1 thế kỷ”, ông Quang nói.