Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ năm, 21/11/2024

  • Lĩnh vực: Các vấn đề xã hội
  • Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban về các vấn đề Xã hội
  • Dự kiến thảo luận tại: Khóa XIV - Đang cập nhật
  • Dự kiến thông qua tại: Khóa XIV - Đang cập nhật
  • Trạng thái: Chưa thông qua
10/08/2020
01
Lần dự thảo 1
28/08/2020
02
Dự thảo lần 2
4-dt5-Phap-lenh-uu-dai-NCCVCM--sd-.doc
(Dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 47)
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 106/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người có công với cách mạng.
2. Thân nhân người có công với cách mạng.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
1. Người có công với cách mạng, gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân người có công với cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều này, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, người có công nuôi liệt sĩ.
1. Người có công với cách mạng là công dân Việt Nam đã chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ mà bị hy sinh hoặc bị thương hoặc có thành tích cống hiến trong các thời kỳ cách mạng, trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, trong chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, trong xây dựng đất nước; được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tôn vinh và được xác nhận theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giao nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
3. Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡngliệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.
4. Người sống cô đơn là người sống độc thân, không có thân nhân.
5. Tỷ lệ tổn thương cơ thể được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tích, thương tật, bệnh tật.
1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần.
2. Các chế độ ưu đãi, hỗ trợ: 
a) Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Nuôi dưỡng, điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm và pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định pháp luật về giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
g) Ưu tiên giao đất, cho thuê đất, miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
h) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng các chế độ ưu đãi tại Điều này và các ưu đãi khác.
1. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng và thân nhân là trách nhiệm thường xuyên, lâu dài của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được xác định căn cứ vào công lao cống hiến, thành tích đóng góp và bảo đảm công khai, khả thi khi thực hiện.
3. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; đảm bảo mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
4. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và các ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi, hỗ trợ.
5. Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
1. Khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng.
3. Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
4. Lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để trục lợi, vi phạm pháp luật. 
 Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
1. Người có một trong các điều kiện sau đây được cơ quan có thẩm quyền xem xét xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945:
a) Đã tham gia trong một tổ chức cách mạng trước ngày 31 tháng 12 năm 1944;
b) Được kết nạp hoặc kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng 8 năm 1945.
2. Không xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đối với người bị khai trừ Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
4. Người đã được xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thì không xem xét xác nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
1. Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng.
3. Bảo hiểm y tế.
4. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
5. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
6. Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp.
7. Hỗ trợ cải thiện nhà ở.
1. Bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Con được hưởng ưu đãi quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
3. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng chế độ mà chết, thân nhân được hưởng:
a) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng;
b) Trợ cấp tuất hàng tháng đối với: vợ hoặc chồng; con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp thân nhân kể trên mà sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Trợ cấp một lần với mức bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng.
4. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần với mức cao hơn theo quy định của Chính phủ. 
Người hoạt động cách mạng có một trong các điều kiện sau được xem xét xác nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
1. Đã tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến.
2. Đã hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư Nông dân cứu quốc, Bí thư Thanh niên cứu quốc, Bí thư Phụ nữ cứu quốc;
b) Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã);
c) Người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng;
d) Người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu một tổ chức cách mạng theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này hoặc tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
3. Người quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến vì yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe thì vẫn được xem xét đủ điều kiện.
4. Không xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đối với người bị khai trừ Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
1. Được hưởng các chế độ ưu đãi sau:
a) Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 theo quy định của Chính phủ.
b) Trợ cấp hàng tháng;
c) Bảo hiểm y tế;
d) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
đ) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
e) Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp;
g) Hỗ trợ cải thiện nhà ở.
2. Người đang hưởng các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 mà được xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thì chỉ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
1. Bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Con được hưởng ưu đãi quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
3. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng chế độ mà chết, thân nhân được hưởng:
a) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng;
b) Trợ cấp tuất hàng tháng đối với: vợ hoặc chồng; con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp thân nhân kể trên mà sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Trợ cấp một lần với mức bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng.
4. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần với mức cao hơn theo quy định của Chính phủ. 
Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thuộc một trong các trường hợp sau thì được xem xét công nhận là Liệt sĩ:
1. Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.
2. Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng.
3.Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch.
4. Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cán bộ hoặc cơ sở cách mạng hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh.
5. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh.
6. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc diễn tập chiến đấu phục vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm.
7. Do ốm đau, tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
8. Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
9. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
10. Đặc biệt dũng cảm thực hiện các công đặc biệt nguy hiểm, cấp bách để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, Nhân dân; là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
11. Do vết thương tái phát đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong tại thời điểm chết; được sự đồng thuận của người dân nơi sinh sống.
12. Mất tích trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.
13. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 15. Các chế độ đối với Liệt sĩ
1. Tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và ghi danh trên công trình ghi công liệt sĩ.
2. Truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công” theo quy định của Chính phủ.
3. Thờ cúng đối với liệt sĩ không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này.
4. Hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính và an táng.
1. Được cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế liệt sĩ giữ Bằng Tổ quốc ghi công được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hàng tháng đối với:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì  trợ cấp tuất hàng tháng được tính bằng tổng các mức của từng liệt sĩ;
b) Vợ hoặc chồng của liệt sĩ;
c) Con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên mà đang theo học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
4. Trường hợp thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều này mà sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
5. Trợ cấp mai táng và trợ cấp một lần cho thân nhân người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều này chết.
6. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với: cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
7. Bảo hiểm y tế; hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm và được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
8. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên đối với thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ hoặc di chuyển hài cốt liệt sĩ.
10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác, nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống thì được hưởng:
a) Trợ cấp tuất hàng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
 Mục 4. BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người được phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu“Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
2. Việc công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh quy định danh hiệu Vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
1. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này.
2. Phụ cấp hàng tháng.
3. Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.
4. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
5. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên .
6. Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở.
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc đang hưởng chế độ ưu đãi mà chết.
2. Bảo hiểm y tế đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 
Mục 5. ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN 
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
2. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến”.
1. Trợ cấp hàng tháng.
2. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ hai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên
3. Ưu tiên, hỗ trợ quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
1. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng chế độ ưu đãi chết hoặc được tặng, truy tặng nhưng đã chết mà chưa được hưởng chế độ.
3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết.
4. Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này. 
Mục 6. THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH 
1. Quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp sau thì được xem xét xác nhận là thương binh:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với địch chiếm đóng;
c)Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
d) Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiếnbị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cán bộ hoặc cơ sở cách mạng, để lại thương tích thực thể;
đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
e) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc diễn tập chiến đấu phục vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm;
g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
h) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự;
i) Đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc cấp bách, nguy hiểm để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, nhân dân; có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
2. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993 được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” theo quy định của Chính phủ.
3. Người không phải quân nhân, công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, g, h, i của Khoản 1 Điều này thì được xem xét xác nhận là người hưởng chính sách như thương binh.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.  
1. Được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh" theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp hàng tháng, căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh.
Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên nếu sống ở gia đình được hưởng thêm trợ cấp người phục vụ.
3. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
 4. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
5. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và trình độ giáo dục đào tạo; được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.
6. Hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
7. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.
1. Bảo hiểm y tế đối với:
a) Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng chết.
3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chết.
4. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn; con mồ côi cả cha lẫn mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
5. Con thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được hưởng ưu đãi quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này. 
Điều 26. Điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh
1. Bệnh binh là người đã được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" và đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.
2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách.
1. Được cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên nếu sống ở gia đình được hưởng thêm trợ cấp người phục vụ.
3. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
4. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
5. Hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
6. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
1. Bảo hiểm y tế đối với:
a) Thân nhân của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
2. Bệnh binh tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn; con mồ côi cả cha lẫn mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
3.Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi bệnh binh đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng chết.
4. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh chết.
5. Con của bệnh binh được hưởng ưu đãi quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này. 
Mục 8. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾNBỊ PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC 
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) bị nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp sau thì được xem xét xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học:
a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
2. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, trình tự, hồ sơ giải quyết xác nhận người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học;
3. Bộ Y tế quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học.
Điều 30. Chế độ ưu đãi đối người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học
1. Trợ cấp hàng tháng:
a) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên;
b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 mà không mắc bệnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 hoặc mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng với mức có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
c) Bệnh binh nếu mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học thì được khám, giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể.
Trường hợp vô sinh, sinh con dị dạng, dị tật thì được hưởng trợ cấp hàng tháng như đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%.
Trường hợp vừa mắc thêm bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học, vừa sinh con dị dạng, di tật hoặc vô sinh thì được chọn hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo kết quả khám giám định tổng hợp về mức tỷ lệ tổn thương cơ thể, hoặc theo mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%.
2. Phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên nếu sống ở gia đình.
4. Bảo hiểm y tế.
5. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
6. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
7. Được hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
8. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
1. Trợ cấp hàng tháng đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng chết.
3. Trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân khi người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết.
4. Bảo hiểm y tế đối với:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên, con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61%;
b) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh từ 81% trở lên sống ở gia đình.
5. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên và theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
6. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi:
a) Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng chết
b) Con đẻcủa người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết.
7. Con của người hoạt động kháng chiến liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học được hưởng ưu đãi quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này. 
Mục 9. NGƯỜI  HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN, BẢO VỆ TỔ QUỐC BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY 
Điều 32. Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc bị địch bắt tù đày
Người hoạt độngcách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày và được cơ quan có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo thông tin cách mạng, kháng chiến, không làm tay sai cho địch thì được xem xét xác nhận là người bị địch bắt tù, đày.
1. Tặng Kỷ niệm chương.
2. Trợ cấp hàng tháng.
3. Bảo hiểm y tế.
4. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người theo và theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
5. Được hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người bị địch bắt tù, đày đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi hoặc đang hưởng chế độ ưu đãi mà chết.
2. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người bị địch bắt tù, đày chết. 
Điều 35. Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
1. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và được Nhà nước khen tặng Huân chương, Huy chương.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 36. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
1. Trợ cấp một lần.
2.  Bảo hiểm y tế.
3. Được hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
Điều 37. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi.
2. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người hoạt động kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết. 
1. Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Được tặng hoặc trong gia đình có người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
b) Được tặng hoặc trong gia đình có người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến.
2. Người đã được xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thì không được xem xét xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Trợ cấp một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến.
3. Các chế độ ưu đãi, hỗ trợ như đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Pháp lệnh này đối với người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
4. Bảo hiểm y tế.
5. Được hỗ trợ cải thiện nhà ở khi có khó khăn về nhà ở.
Điều 40. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân người có công giúp đỡ cách mạng
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc đang hưởng chế độ ưu đãi mà chết.
2. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người có công giúp đỡ cách mạng chết. 
Điều 41. Công trình ghi công liệt sĩ
Công trình ghi công liệt sĩ là công trình lịch sử, văn hóa thể hiện sự tôn vinh, kính trọng các liệt sĩđược xây dựng trang nghiêm, bảo đảm mỹ quan, bền vững, phù hợp với quy hoạch, phong tục, tập quán của từng địa phương; gồm:
1. Nghĩa trang liệt sĩ là nơi an táng hài cốt liệt sĩ.
2. Đài tưởng niệm liệt sĩ là nơi tưởng niệm các liệt sĩ, được xây dựng ở trung tâm chính trị, văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đền thờ liệt sĩ là nơi thờ và ghi danh các liệt sĩ, được xây dựng ở nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu.
4. Nhà bia ghi tên liệt sĩ được xây dựng tại các xã, phường, thị trấn, quận huyện không có nghĩa trang liệt sĩ.
Điều 42. Mộ liệt sĩ
1. Mộ liệt sĩ được quy tập, an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ.
2. Mộ liệt sĩ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng thống nhất về kích thước, quy cách.
3. Nội dung trên bia mộ liệt sĩ được ghi thống nhất theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Mộ liệt sĩ đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ được di chuyển an táng tại nghĩa trang của dòng họ gia đình theo nguyện vọng của thân nhân đang thờ cúng liệt sĩ.
1. Công trình ghi công liệt sĩ được thường xuyên chăm sóc, quản lý, sửa chữa, tu bổ.
2. Mộ trong nghĩa trang liệt sĩ được cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ lập hồ sơ và quản lý.
3. Nghĩa trang liệt sĩ có bộ phận quản trang.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc, giữ gìn công trình ghi công liệt sĩ. 
CHƯƠNG IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN 
Điều 44. Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh này.
2. Các nguồn tài trợ, biếu, tặng ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân  trong nước, nước ngoài.
3. Các nguồn lực hợp pháp khác.
Điều 45. Ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi
1. Ngân sách Trung ương đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi:
a) Các trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, hàng năm, một lần.
b) Các ưu đãi, hỗ trợ về: bảo hiểm y tế; nuôi dưỡng, điều dưỡng phục hồi sức khỏe; trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng; chi giám định y khoa; hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
c) Hoạt động của cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp người có công với cách mạng;
d) Tìm kiếm, quy tập, di chuyển hài cốt liệt sĩ; tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ;
đ) Quản lý thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng bằng 1,7% tổng dự toán ngân sách trung ương bố trí hằng năm để thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh này.
e) Chi các khoản ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương đảm bảo các nhiệm vụ chi:
a) Tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ;
b) Chi tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần;
c) Xây dựng, nâng cấp đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ; tu bổ, sửa chữa thường xuyên mộ, nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ;
d) Chi thường xuyên của cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp người có công với cách mạng theo phân loại mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các địa phương quản lý;
đ) Chi thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng và gia đình nhân dịp Lễ, Tết;
e) Chi hỗ trợ thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với người có công với cách mạng và thân nhân trên địa bàn.
1. Nhà nước có chính sách đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ; hỗ trợ cải thiện nhà ở, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người có công với cách mạng.
2. Tổ chức,cá nhân đóng góp các nguồn lực nêu tại khoản 1 Điều này không vì mục đích lợi nhuận được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 47. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn bằng sự đóng theo trách nhiệm và tỉnh cảm của tổ chức, cá nhân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. 
CHƯƠNG V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯU ĐÃINGƯỜI CÓ CÔNGVỚI CÁCH MẠNG 
Điều 48. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Quy định trình tự hồ sơ, thủ tục xác nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quy định về hồ sơ, thủ tục xác nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn tồn đọng sau chiến tranh. 
3. Quy định mức trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với người có công với cách mạng; chế độ, chính sách đối với người làm việc tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp người có công với cách mạng; đầu tư cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công từ ngân  sách nhà nước.
4. Quy định về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hệ thống cơ sở dữ liệu về người có công với cách mạng.
6. Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
7. Quy định việc giám định, giám định lại vết thương, vết thương tái phát, vết thương còn sót đối với thương binh, bệnh binh và người hoạt động kháng chiến liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học.
Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng:
1. Xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án về ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
2. Tổ chức lập quy hoạch hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng phương án xác định các công trình ghi công liệt sĩ trong các quy hoạch có liên quan; quy định về công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa; quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng.
6. Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chế độ, chính sáchđối với cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ; quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng.
7. Tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng.
8. Hướng dẫn thực hiện quản lý, chi trả chế độ trợ cấp và phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp ưu đãi một lần, nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về người có công với cách mạng.
Điều 50. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Quốc phòng:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiệnchính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý;
b) Chỉ đạo công tác xác minh, cung cấp thông tin quân nhân bị thương, hy sinh; tính pháp lý giấy tờ, hồ sơ; xác nhận thời gian, địa bàn hoạt động; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị;
c) Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
2. Bộ Công an:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiệnchính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Bộ Công an trực tiếp quản lý;
 b) Chỉ đạo công tác xác minh, cung cấp thông tin công an nhân dân bị thương, hy sinh; cung cấp thông tin tra cứu tàng thư theo yêu cầu của các cơ quan.
3. Bộ Tài chính:
a) Bảo đảm ngân sách thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
b) Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
c) Thanh tra, kiểm tra việc thu, chi Quỹ Đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
5. Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện chế độ ưu đãi về hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp về:
a) Thực hiện mức đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ; của cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công và thân nhân người có công; của các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng;
b) Chế độ ưu đãi sử dụng đất, mặt nước, mặt nước biểnđối với người có công với cách mạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thuỷ lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải phápthực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của người có công với cách mạng theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
9. Bộ Nội vụquy định hồ sơ, thủ tục tặng Kỷ niệm chương đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bị địch bắt tù, đày; hồ sơ, thủ tục  khen thưởng đối với người có thành tích trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình ghi công liệt sĩ và các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công;
b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
11. Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 51. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
 a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiệnchính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn;
c) Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công;
d) Ban hành quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn;
đ) Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi nêu tại Điều 45 Pháp lệnh này theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ và quy định của pháp luật ngân sách nhà nước hiện hành;
e) Đẩy mạnh phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", huy động nguồn lực trong xã hội để chăm lo, giúp đỡ người có công với cách mạng và gia đình.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Đẩy mạnh phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", huy động nguồn lực trong xã hội để giúp đỡ gia đình người có công với cách mạng;
b) Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công;
c) Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thuộc địa bàn cấp huyện quản lý.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã:
a) Thực hiện hoặc kiểm tra việc chi trả trợ cấp ưu đãi đến người có công và thân nhân người có công với cách mạng;
b) Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công thuộc thẩm quyền được giao;
c) Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thuộc địa bàn cấp xã quản lý.
Điều 52. Tham gia thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện, phản biện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu đãi quy định trong Pháp lệnh này. 
Điều 53. Hiệu lực thi hành
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021;
2. Kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực:
a) Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16/7/2012 hết hiệu lực;
b) Bãi bỏ Điều 4 Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22/12/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch.
3. Các chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực và những người được tiếp tục xem xét xác nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực.
4. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học hưởng trợ cấp hàng tháng trước 01/9/2012, cụ thể:
a) Trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên mà chưa có biên bản giám định y khoa kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể thì tiếp tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và các chế độ ưu đãi khác tương ứng với mức của người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên, trừ trợ cấp người phục vụ. Trường hợp có biên bản giám định y khoa kết luận tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi theo quy định;
b) Trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81% thì chuyển hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo mức tương ứng với mức của người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trường hợp có biên bản giám định y khoa kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo mức có tỷ lệ tổn thương có thể từ 61% đến 80% và các chế độ ưu đãi khác theo quy định.
5. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học thì hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo tỷ lệ tổn thương cơ thể tại Biên bản giám định y khoa kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.
Điều 54. Áp dụng Pháp lệnh
1. Không xem xét xác nhận là người có công với cách mạng trong các trường hợp sau: tham gia các hoạt động chống phá chế độ, đảng, nhà nước Việt Nam; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi; phạm tội đang chấp hành án tù giam, tù chung thân hoặc bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia; bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân.
2. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà:
a) Phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bị phạt tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi;
b) Phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;
c) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam mà bị khai trừ Đảng thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bị khai trừ.
3. Người có công với cách mạng bị đình chỉ hoặc chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi thì thân của họ cũng bị đình chỉ hoặc chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi.
4. Người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng chế độ ưu đãi mà xuất cảnh trái phép, mất tích thì bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.
Điều 55. Thực hiện trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công với cách mạng
1. Thân nhân của hai người có công với cách mạng chết trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hàng tháng.
2. Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng chết trở lên được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hàng tháng của một người có công với cách mạng chết.
3. Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng chết thì chỉ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ.
4. Thân nhân của người có công với cách mạng chết mà người đó thuộc hai đối tượng trở lên theo quy định của pháp lệnh này thì được hưởng trợ cấp  tuất hàng tháng.
a) Đã hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học;
b) Đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học.
Điều 56. Xử lý vi phạm
1. Người giả mạo giấy tờ để được xem xét xác nhận là người có công với cách mạng, hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị thu hồi quyết định xác nhận và phải hoàn trả số tiền đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người khai man giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai man; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người có công với cách mạng mà tham gia các hoạt động chống phá chế độ, đảng, nhà nước Việt Nam; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi thì bị đình chỉ chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác để được xem xét xác nhận là người có công với cách mạng; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
6. Người lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để trục lợi thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 57. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong Pháp lệnh./.
  • Góp ý về quy định xác nhận liệt sĩ

    Tôi đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc nghiên cứu quy định không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp thương binh chết vì vết thương tái phát. Bởi lẽ những trường hợp này đã được hưởng chế độ thương bình lúc còn sống rồi thì lúc từ trần họ cũng nên được hưởng chế độ như những đối tượng người có công khác mà thôi (lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh...)

    Nguyễn Văn A - góp ý cho

    20/02/2020 02:07
  • Người có công

    Thân nhân liệt sĩ xin được xếp vào ngưòi có công

    Đỗ Thị Kim Phuong - góp ý cho

    28/10/2019 12:42
  • Đóng góp dự thảo pháp lệnh ưu đãi người có công

    Hiệu lực thi hành của Pháp lệnh: Ban soạn thảo nên nghiên cứu kỹ hơn về hiệu lực của Pháp lệnh vì: Thực trạng hiện nay của chúng ta luôn tồn tại một vấn đề cố hữu đó là Luật ban hành đợi Nghị định Chính phủ quy định, Nghị định lại đợi thông tư hướng dẫn của các Bộ nên để triển khai được văn bản mới rất lâu có khi gần năm mới ra được thông tư hướng dẫn. Như thế rất nhiều vấn đề bị tồn đọng vì văn bản cũ hết hiệu lực nhưng văn bản mới vẫn chưa thể triển khai được, gây lãng phí, ách tắc và rất nhiều vấn đề khác liên quan. Cụ thể hơn ở trường hợp pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi 2019 nếu như Ban soạn thảo để ngày hiệu lực 1/1/2020 và các pháp lệnh cũ (2007, 2012) hết hiệu lực thì khi đó không biết đã có Nghị định ban hành chưa, rồi thông tư hướng dẫn thủ tục các bộ, hay lại đợi cả một năm mới triển khai được. Và như thế bao nhiêu hồ sơ tồn đọng không thể giải quyết, cứ thế ách tắc mãi. Đừng để người có công phải chờ đợi giải quyết những gì mà họ nên được hưởng, Làm mất đi ý nghĩa của Pháp lệnh. Theo tôi Hiệu lực thi hành của Pháp lệnh nên nghiên cứu để khi gần ban hành Nghị định thì hợp lý hơn, đảm bảo thông suốt trong giải quyết hồ sơ. Như pháp lệnh năm 2012 phải gần 6 tháng kể từ ngày thông qua mới có hiệu lực mới hợp lý. Rất mong ban soạn thảo quan tâm.

    Nguyễn Trần Phong Thư - góp ý cho Chương VIII

    02/08/2019 01:07
  • Đóng góp dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công

    Ý kiến đóng góp vào Dự thảo pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi 2019 :

    - Quy định chế độ bệnh binh: Theo tôi không nên bỏ chế độ bệnh binh trong thời bình. Ngày nay tuy chiến tranh không còn, nhưng diễn biến xã hội ngày càng phức tạp rất nhiều mối nguy hại đe dọa an ninh quốc phòng đất nước. Các chiến sĩ công tác trong quân đội ngày nay họ không đổ máu trên chiến trường nhưng họ đang đổ mồ hôi trên những nẻo đường mà không phải ai cũng biết. Như những chiến sĩ Phòng hóa làm sạch những vùng đất ôi nhiễm, những quân nhân biên phòng canh giữ biên giới vùng biển, vùng sâu vùng xa hàng ngày dạy con chữ cho đồng bào, những quân nhân Công binh rà phá bom mìn, lập sạch vùng đất…. Những đóng góp đó không phải là những chiến công mà ta thấy ngay được mà là những chiến công rất thầm lặng không ai đong đếm được đâu.  Tôi từng nghe rất nhiều người nói có cho họ nhiều tiền họ cũng không làm những việc đó, ban soạn thảo có ai xung phong làm những công việc đó không. Họ cống hiến cả tuổi thanh xuân mình cho đất nước nhưng đến khi họ đau, họ mất sức thì họ có được gì không. Nếu xét về chế độ bảo hiểm xã hội để giải quyết cho họ thì khác gì đánh đồng họ với những công việc khác,  không công bằng. Mà hiện nay chế độ BHXH của ta cũng chỉ cho họ giải quyết một lần hoặc đến tuổi chờ hưu thôi. Rất tha thiết mong Ban soạn thảo suy xét cân nhắc cho hợp lý.

    NguyễnTrần Phong Thư - góp ý cho Mục 7 - Chương II

    02/08/2019 01:06
  • Góp ý chế độ bệnh binh

    - Quy định chế độ bệnh binh: Tại Điều 26 có quy định điều kiện, tiêu chuẩn Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh, không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận hoặc cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau:

    1. Được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 do mắc bệnh gây tổn thương cơ thể từ 41% đến 60% và đang hưởng chế độ ưu đãi đối với bệnh binh;

    2. Được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" do mắc bệnh gây tổn thương cơ thể từ 61% trở lên trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành và đang hưởng chế độ ưu đãi đối với bệnh binh. Như vậy tức là bỏ luôn chế độ bệnh binh trong thời bình. Tuy nhiên có điểm bất hợp lý tại điều này như sau: Chỉ cho hưởng những trường hợp đã được cơ quan đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì tức là những trường hợp đang làm thủ tục gần có quyết định nhưng vẫn không được công nhận thì không cho hưởng là không công bằng, bất hợp lí.

    Ví dụ: Có trường hợp Các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, đã giám định tỉ lệ thương tật xong trước 30/12/2019, đang đợi giải quyết chế độ nhưng đến 20/1/2020 mới có quyết định thì sao, không lẽ đến 1/1/2020 thì cắt luôn không cho làm nữa và trả hồ sơ về, bất hợp lí. Thiết nghĩ nên gia hạn thủ tục với những trường hợp như vậy, vì khi giải quyết thủ tục nhiều vấn đề nảy sinh, không phải hôm nay làm là mai quyết định có luôn. Nếu dừng đột ngột như vậy khác gì đem con bỏ chợ, rất khó cho người đang làm thủ tục. Xây dựng văn bản luật nên nghĩ đến người bị tác động bởi văn bản đó.

    Đặng Văn Mại - góp ý cho Mục 7 - chương II

    30/07/2019 07:39
  • Góp ý dự thảo

    Đề nghị đưa vào dự thảo là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã qua đời thì vào các ngày lễ 27/7, tết nguyên đán cũng dc quan tâm thăm hỏi, động viên gia đình.

    Nguyễn sơn - góp ý cho

    20/07/2019 12:26
Không có mục thảo luận

Báo cáo giải trình chính sách ưu đãi đối với thế hệ 3 của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học

Cơ quan ban hành: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Ngày ban hành: 10/08/2020

Số hiệu:345 /CP-PL

Mô tả:

Tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 47.

3-bc345-CP-gtrinh-cs-uu-dai-the-he-3.doc

Báo cáo Đánh giá tác động bổ sung của chính sách trong Dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Ngày ban hành: 20/06/2020

Số hiệu:83/BC-LĐTBXH

Mô tả:

Tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 47.

6-bc83-LDTBXH-danh-gia-tac-dong-bsung-cs-uu-dai-the-he-thu-3.docx

Tờ trình về Dự án Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Hội đồng dân tộc

Ngày ban hành: 11/07/2019

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu kèm theo Dự thảo Pháp lệnh đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - thương binh và xã hội.

To_trinh.docx

Bảng tập hợp ý kiến góp ý về Hồ sơ đề nghị xây dựng Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 04/01/2019

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Bieu_tiep_thu_giai_trinh_kien_nghi_sua_PL.docx

Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 04/01/2019

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

BC_Tong_ket_PL.docx

Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 04/01/2019

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

bc_tong_ket_146-pl.pdf

Tờ trình Đề nghị xây dựng Dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)

Cơ quan ban hành:

Ngày ban hành: 04/01/2019

Số hiệu:

Mô tả:

 Tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

to_trinh_106-pl.pdf
Không có tài liệu nào