Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế kính trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Dân số như sau
[1]:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT DÂN SỐ
1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số
Công tác dân số có vị trí, vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc gia. Trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về sự phát triển bền vững, có nhiều mục tiêu về dân số gắn bó mật thiết với phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của công tác dân số đối với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển giống nòi, quốc gia, dân tộc. Năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã có Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về việc “Sinh đẻ có hướng dẫn”. Sau thống nhất đất nước, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (năm 1976) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đều đề ra phương hướng, mục tiêu cho công tác dân số thích hợp với từng giai đoạn
[2]. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 21-NQ/TW) khẳng định
“Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”.
Nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; sự vào cuộc, tích cực tham gia, phối hợp, nỗ lực triển khai công tác dân số của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức quốc tế, công tác dân số nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2006, nước ta đã đạt mức sinh thay thế và giữ được mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc
[3]; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp hằng năm
[4]; quy mô dân số đạt hơn 100 triệu người. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội; phân bố dân số đã hợp lý hơn
[5]; chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triển con người ngày càng được cải thiện
[6]; tuổi thọ bình quân người Việt Nam ngày càng được nâng cao
[7]. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan toả, thấm sâu trong toàn xã hội. Kết quả công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đã làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm
[8], góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới...
2. Yêu cầu thể chế hóa cácchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới
Nghị quyết số 21-NQ/TW khẳng định quan điểm “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển”, đồng thời đề ra các mục tiêu“Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.
Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42-NQ/TW) đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp “Đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và phát triển theo hướng có quy mô, cơ cấu, phân bố hợp lý, cân bằng tỉ số giới tính khi sinh ở mức tự nhiên và duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, nhất là đối với một số địa bàn và nhóm dân cư. Nâng cao chất lượng dân số, tận dụng hiệu quả thời kỳ dân số vàng; sớm hoàn thiện khung chính sách quốc gia thích ứng với quá trình già hoá dân số; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị có nhiệm vụthể chế hóa các chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, đặc biệt là quan điểm chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Đồng thời
cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng đã đề ra; khắc phục những tồn tại, hạn chế, đó là: Mức sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, sự chênh lệch này chưa được thu hẹp rõ rệt
[9]; xu hướng mức sinh thấp
[10]. Tốc độ gia tăng tỉ số giới tính khi sinh đã được khống chế tuy nhiên chưa ổn định và vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên
[11]; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số trong khi già hóa dân số là xu thế tất yếu của các quốc gia
[12]. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp
[13]. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh thấp so với nhiều nước
[14]. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người
[15]. Phân bố dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập. Công tác truyền thông, giáo dục về dân số hiệu quả chưa cao. Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu...
3.Khắc phục các hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Dân số
Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003, sửa đổi Điều 10 năm 2008. Pháp lệnh Dân số đã có nhiều tác động tích cực trong việc điều chỉnh các vấn đề dân số; khắc phục được tình trạng tản mạn, phân tán điều chỉnh dân số ở nhiều văn bản trước đó; tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện công tác dân số; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác dân số.
Tuy nhiên, qua 20 năm thực hiện, Pháp lệnh Dân số đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Các vấn đề dân số và kinh tế, xã hội hiện nay đã có những thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Pháp lệnh
[16]; nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành, đòi hỏi phải thay đổi quan điểm, mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các vấn đề dân số và bảo đảm cho các quy định về dân số phù hợp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành
[17]. Cần phải thay đổi để khắc phục một số hạn chế, bất cập, đó là: còn nhiều nội dung chưa phù hợp khi thể chế hoá quan điểm của Đảng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn
đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số; thiếu quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm và cơ chế thực hiện của các chủ thể trong thực hiện các biện pháp công tác dân số; thiếu quy định cụ thể về chính sách ưu tiên, đối tượng ưu tiên, mức ưu tiên, biện pháp thực hiện đối với một số đối tượng đặc thù trong sử dụng các dịch vụ dân số; đối với vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp công tác dân số...
4. Bảo đảm đồng bộ, thống nhất củahệ thống chính sách, pháp luật
Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 2, Điều 14: “
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Do vấn đề dân số có liên quan mật thiết đến quyền con người nên việc quy định những nội dung liên quan đến quyền con người tại Pháp lệnh Dân số chưa phù hợp với Hiến pháp
[18]. Những quy định có liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân quy định trong Hiến pháp cần phải được ghi nhận tại luật.
Qua thực hiện rà soát, hiện có trên 50 luật và nhiều văn bản có quy định liên quan đến các nội dung của công tác dân số
[19]. Ngoài ra, để hoàn thiện chính sách, pháp luật theo Nghị quyết số 21-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP
[20] giao các bộ ngành xây dựng, trình Luật Dân số và sửa đổi 06 luật
[21]; giao 12 bộ, ngành xây dựng, triển khai 33 chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch can thiệp cụ thể. Tuy nhiên, do bối cảnh, thời điểm ban hành Pháp lệnh Dân số nên một số quy định của Pháp lệnh Dân số chưa thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời pháp luật về dân số cần bổ sung các quy định để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới.
5. Đáp ứng đủ nguồn lực để thực hiện toàn diện, đồng bộ công tác dân số trong tình hình mới
Từ năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nguồn vốn quốc tế viện trợ cho công tác dân số bị cắt giảm mạnh. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm thay đổi phương thức quản lý về công tác dân số. Yêu cầu đội ngũ làm công tác dân số ngày càng chuyên nghiệp và hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn để đáp ứng thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
Để đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn lực thực hiện toàn diện, đồng bộ công tác dân số trong tình hình mới cần quy định trong Luật Dân số các nội dung về huy động nguồn lực xã hội để thực hiện toàn diện công tác dân số; ngân sách nhà nước cần được đảm bảo để duy trì mức sinh thay thế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đối với những đối tượng đặc thù; mở rộng diện bao phủ các dịch vụ như tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, sinh con; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; chăm sóc người cao tuổi...; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người làm công tác dân số, đặc biệt người làm công tác dân số tại cơ sở.
Qua các nội dung phân tích nêu trên cho thấy cần thiết phải xây dựng Luật Dân số thay thế Pháp lệnh Dân số nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, trực tiếp là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 21-NQ/TW; có các biện pháp giải quyết xu hướng già hoá dân số trong thời gian tới, tận dụng lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước; hướng đến năm 2045 Việt Nam là nước có dân số chất lượng tốt, lực lượng lao động đông đảo, thu nhập cao... nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên thế giới. Đồng thời, Luật Dân số cũng khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành; đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn lực để thực hiện toàn diện công tác dân số trong tình hình mới.
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT DÂN SỐ
1. Mục đích xây dựng Luật Dân số
Tạo cơ sở pháp lý để thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn nhân lực và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững; đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.
2. Quan điểm xây dựng Luật Dân số
Một là,thể chế hóa các chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, trực tiếp là Nghị quyết số 21-NQ/TW, đặc biệt là quan điểm chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển.
Hai là, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành; tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến dân số mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với các cam kết chính trị của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế về dân số và phát triển.
Ba là, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực dân số và phát triển; bảo đảm bình đẳng giới.
Bốn là, bảo đảm nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý công tác dân số; cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng, xã hội và quốc gia.
Năm là, khắc phục các hạn chế, bất cập, đồng thời kế thừa các quy định còn hiệu quả của Pháp lệnh Dân số; xây dựng các quy định phù hợp với xu thế của thời đại; tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong xử lý các vấn đề dân số; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và con người Việt Nam.
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT DÂN SỐ
1. Phạm vi điều chỉnh
Luật Dân số quy định về quy mô dân số; cơ cấu dân số; phân bố dân số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; các biện pháp thực hiện công tác dân số; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân về công tác dân số.
2. Đối tượng áp dụng
Luật Dân số áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức trong nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Dân số với quy định của luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến công tác dân số thì áp dụng quy định của Luật Dân số.Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT DÂN SỐ
1. Để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội Nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và các
chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng về công tác dân số, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, năm 2017 và 2023 Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Dân số với 06 chính sách[22], bao gồm các chính sách: (1) Duy trì mức sinh thay thế; (2) Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; (3) Phá thai an toàn; (4) Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; (5) Tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn; (6) Lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
2. Căn cứ ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Xã hội, đồng thời qua việc lấy ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức sau thẩm tra của Uỷ ban Xã hội[23], Bộ Y tế đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Dân số (Nội dung chi tiết tại Báo cáo tiếp thu, giải trình thẩm tra Đề nghị xây dựng Luật Dân số; Bảng tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức gửi kèm theo), cụ thể:
- Bổ sung chính sách “Thích ứng với già hóa dân số, dân số già” và chính sách “Phân bố dân số hợp lý”.
- Không tiếp tục đề xuất chính sách “Phá thai an toàn”.
- Gộp chính sách “
Tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn” với chính sách “
Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh”, đồng thời bổ sung nội dung để đề xuất thành chính sách “
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”
[24].
- Tiếp tục đề xuất các chính sách “Duy trì mức sinh thay thế”; “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh vàđưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”; “Lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”nhưngđược chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Xã hội và ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
Đối với mục tiêu tận dụng lợi thế thời kỳ cơ cấu dân số vàng của Nghị quyết số 21-NQ/TW, nhiều luật đã quy định những chính sách, biện pháp liên quan đến nội dung này[25], Bộ Y tế đã thực hiện rà soát, bổ sung một số biện pháp trong Luật Dân số để phù hợp với sự biến đổi của cơ cấu dân số, đồng thời để thực hiện hiệu quả các chính sách đã được quy định.
Các chính sách sau tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, đề xuất trình Chính phủ bao gồm: (1) Chính sách“Duy trì mức sinh thay thế”; (2) Chính sách “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”; (3) Chính sách “Thích ứng với già hóa dân số, dân số già”; (4) Chính sách “Phân bố dân số hợp lý”; (5) Chính sách “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; (6) Chính sách“Lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Mục tiêu, nội dung chính sách, giải pháp thực hiện chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Dân số như sau:
(1) Chính sách 1: Duy trì mức sinh thay thế
a) Mục tiêu của chính sách
Xây dựng các biện pháp duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trên phạm vi cả nước; quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, bảo đảm quyền con người trong thực hiện chính sách dân số; khắc phục tình trạng chênh lệch đáng kể mức sinh giữa các vùng, đối tượng; góp phần thích ứng với già hoá dân số, dân số già; đáp ứng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển đất nước bền vững.
b) Nội dung chính sách
- Quy định các biện pháp đểduy trì vững chắc mức sinh thay thếtrên phạm vi cả nước thông qua việcđiều chỉnh mức sinhphù hợp với từng vùng, đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, từng tỉnh, thành phố.
- Quy định quyền của cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh; đồng thời quy định nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinhcon.
c) Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Giải pháp thực hiện chính sách:
+Các biện pháp thực hiện điều chỉnh mức sinh:
a) Tuyên truyền, vận động, truyền thông, giáo dụcnâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cặp vợ chồng, cá nhân, gia đình và xã hội liên quan đến mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện chính sách; b) Xác định chỉ tiêu điều chỉnh mức sinh là chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Lồng ghép các nội dung về điều chỉnh mức sinh, kế hoạch hoá gia đình trong xây dựng, triển khaithực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội; d) Xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng vùng, đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, từng tỉnh, thành phố; đ) Phát triển dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ đảm bảo công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính, người đã kết hôn, người chưa kết hôn; e) Thực hiện chương trình giáo dục định hướng về hôn nhân và gia đình cho thanh niên; g) Cặp vợ chồng, cá nhân trong độ tuổi sinh đẻ, người muốn sinh con được tư vấn hướng dẫn phòng tránh vô sinh; thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị vô sinh theo quy định; h) Đưa nội dung về điều chỉnh mức sinh vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất của thôn, ấp, bản, tổ dân phố; i) Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các gói dịch vụ dân số cơ bản phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội và đặc trưng văn hóa; (j) Quy định trách nhiệm thực hiện
các biện pháp thực hiện điều chỉnh mức sinh (Thủ tướng Chính phủ; các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Y tế; người sử dụng lao động); (k) Khuyến khích các cơ quan, tổ chức có các chương trình, hỗ trợ cho thành viên, người lao động trong việc sinh con, nuôi dạy con tốt.
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, cá nhân:
Các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền: a) Quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân; b) Được tư vấn, cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Các cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ: a) Bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi, dạy con tốt; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc,văn minh; b) Bình đẳng trong thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng và cá nhân tự nguyện thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với từng thời kỳ.
- Lý do lựa chọn giải pháp: (1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Khắc phục tình trạng người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; (3) Tránh đượctình trạng mức sinh xuống quáthấp, khó vực lên như kinh nghiệm của một số quốc gia, gây già hoá trầm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; (4) Bảo đảm quyền con người, phù hợp với Hiến pháp; phù hợp với các quy định tại Công ước CEDAW; tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với các cam kết chính trị của Việt Nam đã đưa ra tại các diễn đàn đa phương và tác động tốt với dư luận quốc tế; (5) Tạo cơ sở pháp lý trong việc xây dựng, thực hiện các biện pháp cụ thể điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng, các tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên để thực hiện giải pháp này, Nhà nước cần bảo đảm ngân sách để tuyên truyền vận động, thực hiện hỗ trợ, khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần cho các đối tượng thực hiện chính sách; thực hiện các biện pháp khắc phục trước và sau khi ban hành Luật, tránh lợi dụng việc quy định quyền tự quyết định về số con của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân để vụ lợi, tuyên truyền, thực hiện trái với chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số.
(2) Chính sách 2: Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh vàđưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên
a) Mục tiêu của chính sách
Xây dựng các giải pháp khống chế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần khắc phục những hệ luỵ về xã hội và nhân khẩu học do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra, thúc đẩy bình đẳng giới.
b) Nội dung chính sách
Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới,không lựa chọn giới tính thai nhi; quy định các biện pháp can thiệp vào nguyên nhân gốc rễ là sự ưa thích sinh con trai, quan niệm về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường; hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái; sửa đổi, tăng các chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
c) Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Các giải pháp thực hiện chính sách bao gồm: a) Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thay đổi hành vi của từng cá nhân và cộng đồng về việc không lựa chọn giới tính thai nhi, phân biệt đối xử giới; xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về bình đẳng giới; b)Đưa các nội dung về xóa bỏ phân biệt, định kiến giới, trọng nam hơn nữ, kỳ thị con gái hoặc con trai và các nội dung liên quan lồng ghép vào chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận và thiết lập của thôn, ấp, bản, tổ dân phố; c)Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung về bình đẳng giới trong xây dựng, thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạchphát triển kinh tế, xã hội cấp quốc gia và địa phương; nâng cao vị trí, vai trò và tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; d) Rà soát, bổ sung các hành vi nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và phân biệt đối xử giới dưới mọi hình thức phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa dân tộc và con người Việt Nam; đ) Sửa đổi, tăng các chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm; e) Rà soát, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các biện pháp, các chương trình, đề án thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới; xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn; g) Quy định trách nhiệm cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức (Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động; cơ quan thống kê trung ương; nhân viên y tế; cơ quan, tổ chức nơi cặp vợ chồng, cá nhân làm việc, các thành viên trong gia đình; cặp vợ chồng, cá nhân); h) Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chú trọng việc lạm dụng các công nghệ, kỹ thuật để lựa chọn giới tính khi sinh, trách nhiệm cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện.
- Lý do lựa chọn giải pháp: (1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Can thiệp để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên; (3) Giải quyết được các nguyên nhân cơ bản của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, trong đó có nguyên nhân gốc rễ là sự ưa thích sinh con trai, quan niệm muốn có con trai để nối dõi tông đường; đồng thời phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và con người Việt Nam; (4) Phù hợp với các quy định của Công ước CEDAW, Công ước về Quyền Trẻ em (CRC) và các cam kết quốc tế của Việt Nam về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về giới, đặc biệt đối với trẻ em gái và việc coi trọng nam giới hơn nữ giới; tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; (5) Tạo cơ sở pháp lý ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi; quy định các biện pháp, nội dung cụ thể để can thiệp giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Sự ưa thích sinh con trai, quan niệm muốn có con trai để nối dõi tông đường trải qua hàng nghìn năm đã ăn sâu trong tiềm thức của đa số người dân nên phải thực hiện đồng bộ các biện pháp và kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới phát huy tác dụng; đồng thời phảihuy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội tham gia.
(3) Chính sách 3:Thích ứng với già hóa dân số, dân số già
a) Mục tiêu của chính sách
Xây dựng các giải pháp thích ứng quá trình già hoá dân số, dân số già; đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc người cao tuổi và một số nhu cầu cơ bản của người cao tuổi ngày càng tăng nhanh.
b) Nội dung chính sách
- Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về thích ứng với già hóa dân số, dân số già.
- Nhà nước có chính sách phát triển các loại hình bảo hiểm cho người cao tuổi; tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội cùng với tăng tưởng kinh tế; tăng cường dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; phát triển ngành lão khoa, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc ban ngày kết hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, đóng góp nguồn lực xây dựng cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.
- Xây dựng, ban hànhquy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; xây dựng hệ thống chăm sóc dài hạn người cao tuổi;xây dựng các chương trình, dự án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi là người cao tuổi; ban hành, bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích sản xuất một số loại sản phẩm, cung ứng dịch vụ xã hội cho người cao tuổi; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ người cao tuổi tìm kiếm việc làm và sử dụng người lao động cao tuổi; tổ chức, doanh nghiệp thành lập cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; xây dựng, tạo môi trường làm việc thân thiện với người cao tuổi.
- Lồng ghép các nội dung biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già vào kế hoạch của quốc gia, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương; lồng ghép nội dung thích ứng với già hóa dân số, dân số già khi xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Tổ chức nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thành tựu khoa học để thích ứng với già hóa dân số, dân số già. Thực hiện các chương trình, dự án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi là người cao tuổi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về chăm sóc dài hạn người cao tuổi.
- Quy định trách nhiệm của Nhà nước; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về dân số, cơ quan, tổ chức có liên quan; trách nhiệm của người lao động.
c) Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Các giải pháp thực hiện chính sách bao gồm:
+ Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về thích ứng với già hóa dân số, dân số già.
+ Nhà nước có chính sách phát triển các loại hình bảo hiểm cho người cao tuổi; bảo đảm mọi người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; hình thành và phát triển bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; tăng cường trợ giúp xã hội; phát triển dịch vụ chăm sóc dài hạn người cao tuổi; phát triển chuyênngành lão khoa, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc ban ngày kết hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, đóng góp nguồn lực chăm sóc người cao tuổi, xây dựng cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.
+ Xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi. Xây dựng các gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Xây dựng hệ thống chăm sóc dài hạn người cao tuổi phù hợp với đặc điểm về giới, độ tuổi, học vấn, văn hóa, kinh tế, xã hội, phù hợp các vùng miền, địa phương.Xây dựng các chương trình, dự án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi là người cao tuổi phù hợp với nhu cầu, sức khỏe, trình độ, năng lực và nhu cầu thị trường. Xây dựng, tạo môi trường làm việc thân thiện với người cao tuổi.
+Ban hành, bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích sản xuất một số loại sản phẩm, cung ứng dịch vụ xã hội cho người cao tuổi; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ người cao tuổi tìm kiếm việc làm và sử dụng người lao động cao tuổi; tổ chức, doanh nghiệp thành lập cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.
+Lồng ghép các nội dung biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già vào kế hoạch của quốc gia, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương; lồng ghép nội dung thích ứng với già hóa dân số, dân số già khi xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.
+ Tổ chức nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thành tựu khoa học để thích ứng với già hóa dân số, dân số già.
+ Thực hiện các chương trình, dự án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi là người cao tuổi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về chăm sóc dài hạn người cao tuổi.
+ Quy định trách nhiệm của Nhà nước; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về dân số, cơ quan, tổ chức có liên quan; trách nhiệm của người lao động(Trách nhiệm của Nhà nước trong việc phát triển ngành lão khoa, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về chăm sóc dài hạn người cao tuổi. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định, hướng dẫn chuyên môn; quy định nội dung chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; triển khai các chương trình, đề án, dự án về bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho người cao tuổi; điều tra, định kỳ công bố thông tin, số liệu về người cao tuổi, tình trạng già hóa dân số, dân số già; tư vấn, trợ giúp pháp lý. Người sử dụng lao động tạo điều kiện làm việc cho người cao tuổi. Cá nhân, người lao động chủ động nâng cao kiến thức, chăm sóc sức khỏe bản thân, chuẩn bị tâm lý, nơi ở, tài chính phù hợp).
+ Khuyến khích người cao tuổi nâng cao sức khoẻ, tham gia hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp với nhu cầu, sức khoẻ và điều kiện của bản thân.
- Lý do lựa chọn giải pháp:
(1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Quy định các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già; (3) Phù hợp với các quy định tại Công ước quốc tế về các Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; (4) Tạo cơ sở pháp lý quy định các biện pháp, nội dung cụ thể thích ứng với già hóa dân số, dân số già.
(4) Chính sách 4: Phân bố dân cư hợp lý
a) Mục tiêu của chính sách
Xây dựng các giải pháp phân bố dân cư hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên, thiên nhiên gắn với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Thực hiện quyền tự do đi lại, cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế của Việt Nam về di cư, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế để bảo đảm phân bố dân số hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin truyền thông, nước sạch…; thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về an ninh, quốc phòng.
b) Nội dung chính sách
Nhà nước thực hiện việc phân bố dân số hợp lý giữa khu vực nông thôn, đô thị, vùng địa lý kinh tế, các đơn vị hành chính; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên, thiên nhiên gắn với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Quy định các biện pháp điều chỉnh phân bố dân số hợp lý; phân bố dân số nông thôn, đô thị, vùng thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu,vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo (địa bàncó vị trí trọng yếuvề quốc phòng, an ninh), vùng dân di cư tự do, khu rừng phòng hộ, đặcdụng; di cư trong nước và di cư quốc tế.
c) Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Các giải pháp thực hiện chính sách bao gồm:
(1) Xây dựng các quy định khi thực hiện phân bố dân số phải đáp ứngyêu cầu: Tôn trọng quyền tự do đi lại, cư trú của công dân theo quy định của pháp luật về cư trú; đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin và thụ hưởng thành quả của phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương; sắp xếp, bố trí lại dân cư tại vùng thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu; vùng đặc biệt khó khăn; vùng biên giới, hải đảo (ưu tiên địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh); vùng dân di cư tự do đến có đời sống quá khó khăn; dân cư trú trong khu rừng phòng hộ, đặc dụng; phục vụ xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; (2) Nhà nước thực hiện phân bố dân số thông qua các chính sách thu hút, ưu đãi; thông qua các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội; (3) Nhà nước điều chỉnh phân bố dân số ở nông thôn (khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nôngthôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; triển khai các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân tiếp cận cácdịch vụ xã hội cơ bản, dịch vụ dân số, tạo việc làm, ổn định cuộc sống; triển khai các chương trình, dự án về đào tạo nghề, chuyển dịch cơcấu lao động tại nông thôn gắn định hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp củađịa phương); đô thị(xây dựng chính sách, biện pháp để phân bố dân số tại đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng và trên cả nước bảođảm phù hợp với tình hình, xu hướng biến động dân số; thực hiện các biện pháp trong nội thành các đô thị loại đặc biệt); vùng thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu; vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; vùng biên giới, hải đảo; vùng dân di cư tự do đến có đời sống quá khó khăn; dân cư trú trong khu rừng phòng hộ, đặc dụng(thực hiện phân bố dân số thông qua quy hoạch, sắp xếp, bố trí lạidân cư, bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; hỗ trợ người dân sinh sống, ổn định cuộc sống lâu dài tại vùng quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư); di cư trong nước và di cư quốc tế(tạo điều kiện cho di cư trong nước và di cư quốc tế theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế; bảođảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bảntùy theo điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương); (4) Thực hiện các mô hình cung cấp thông tin, tiếp cận các dịch vụ dân số cho cặp vợ chồng, ngườichưa thành niên, thanh niên, chú trọng tại khu công nghiệp và khu kinh tế; (5) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp phân bố dân số.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế ở những vùng chưa phát triển. Đồng thời tuyên truyền về các chính sách thu hút và duy trì các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng đang bị thiếu hụt lao động, chính sách xây dựng và phát triển các đô thị vệ tinh... và các chính sách khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề phân bố dân số như khuyến khích người dân sinh sống và làm việc tại các vùng đang thiếu hụt lao động nhằm tạo phân bố dân cư hợp lý.
- Lý do lựa chọn giải pháp:
(1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Đề ra các biện pháp để phân bố dân số hợp lý, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; giảm bớt áp lực về dân số đối với các đô thị lớn và bảo đảm nguồn nhân lực đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế; thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng miền; đưa lao động từ các khu vực đông dân nhưng ít tài nguyên sang khu vực ít dân nhưng giàu tài nguyên để tận dụng tối đa nguồn lao động cho quá trình phát triển; tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế tại các vùng miền chưa được phát triển; hỗ trợ để đẩy mạnh quá trình tái định cư và phân bố dân cư hợp lý; khuyến khích người dân sinh sống và làm việc tại các vùng đang thiếu hụt lao động; (3) Phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và thành viên gia đình họ (CMW); Công ước về Quyền dân sự và chính trị (ICCPR);tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; (4) Tạo cơ sở pháp lý quy định các biện pháp, nội dung cụ thể về phân bố dân cư hợp lý.
(5) Chính sách 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Mục tiêu của chính sách
Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, đáp ứng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển đất nước bền vững.
b) Nội dung chính sách
Quy định các biện pháp thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; chăm sóc người mẹ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cộng đồng.
c) Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Các biện pháp thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con:
+ Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con.
+ Quy định nam, nữ trước khi kết hôn, người muốn sinh con được cung cấp thông tin, tư vấn, khám sức khỏe trên nguyên tắc tự nguyện.
+ Quy định nội dung tư vấn, khám sức khỏe cho nam, nữ trước khi kết hôn, người muốn sinh con bao gồm hướng dẫn phòng ngừa, phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, mang thai, sinh đẻ, nuôi con để điều trị kịp thời góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và con sinh ra khỏe mạnh.
+ Quy định đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con được hỗ trợ chi phí thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản về chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn theo quy định của Chính phủ.
+ Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn có trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho đối tượng theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh và pháp luật khác có liên quan.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về y tế, dân số theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nam, nữ trước khi kết hôn, người muốn sinh con tham gia tư vấn, khám sức khỏe; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số.
+ Bộ Y tế thống nhất quản lý chuyên môn và chất lượng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; quy định nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản về chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn.
+ Nhà nước có chính sách đầu tư mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Để phù hợp điều kiện, hoàn cảnh xã hội hiện đại, đối tượng áp dụng chính sách được thực hiện mở rộng không chỉ dừng ở nam nữ thanh niên mà là nam, nữ trước khi kết hôn được cung cấp thông tin, tư vấn, khám sức khỏe. Nhằm bảo đảm sự tương thích của các chính sách được nêu tại Tờ trình Chính phủ với nhau và tương thích với các quy định trong Đề cương Luật Dân số, các nội dung liên quan đến các đối tượng khác trong xã hội như cha, mẹ đơn thân, các cặp vợ chồng muốn sinh lại con sau khoảng thời gian dài không sinh con, người muốn sinh con... được quy định trong chính sách “Duy trì mức sinh thay thế”. Theo đó, các đối tượng này được tư vấn hướng dẫn phòng tránh vô sinh; được tầm soát, chẩn đoán, điều trị vô sinh nếu có nhu cầu; đồng thời quy định việc phát triển dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ đảm bảo công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính, người đã kết hôn, người chưa kết hôn.
- Các biện pháp thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh
+ Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
+ Quy định phụ nữ mang thai, trẻ sinh ra thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh trên nguyên tắc tự nguyện. Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; người trong diện có yếu tố nguy cơ cao có khả năng sinh con bị bệnh, tật bẩm sinhnhư: phụ nữ từ 35 tuổi trở lên; phụ nữ tiền sử có con bị bệnh, tật bẩm sinh, có tiền sử gia đình người mẹ hoặc chồng đã xác định bị bệnh, tật bẩm sinh; cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống; người có tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại, sử dụng thuốc độc hại cho thai nhi hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại… phải bắt buộc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh.
+ Quy định nội dung tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
+ Quy định đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo thực hiện tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh được hỗ trợ chi phí thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản về tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy định của Chính phủ.
+ Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và pháp luật khác có liên quan.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về y tế, dân số theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; tuyên truyền, vận động các đối tượng bắt buộc thực hiện tầm soát, chẩn đoán trước sinh; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số.
+ Bộ Y tế thống nhất quản lý chuyên môn về tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh; quy định nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản về tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh.
+ Nhà nước có chính sách đầu tư mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
- Các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hônvà hôn nhân cận huyết thống
+ Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dụckhông thực hiện tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
+ Đưa vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố các nội dung xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các hủ tục lạc hậu, bảo đảm phụ nữ và nam giới có quyền và nghĩa vụ như nhau trong kết hôn trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận và thiết lập của thôn, ấp, bản, tổ dân phố.
+ Phát triển mạng lưới tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý về hôn nhân và gia đình tại cộng đồng; loại hình can thiệp tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
+ Tổ chức giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
+ Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Các biệnpháp chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ
+ Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng, cấp vi chất dinh dưỡng chobà mẹ, trẻ em.
+ Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ (Người sử dụng lao động; người chồng).
- Các biện pháp xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh
+Ngăn chặn phân biệt đối xử giữa nam và nữ; phòng, chống bạo lực gia đình; xóa bỏ các hủ tục trong hôn nhân và gia đình; thực hiện chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chính sách, biện pháp khác để bảo đảm nam và nữ có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
+ Phát huy giá trị văn hóa gia đình, mở rộng các dịch vụ xã hội phù hợp với các hình thái gia đình, bảo đảm cho mọi thành viên trong gia đình được thực hiện bình đẳng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ.
+ Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh(Tuyên truyền,tư vấn, hỗ trợ gia đình xây dựng cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thực hiệncác biện pháp chăm sóc sức khoẻ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đờisống vật chất và tinh thần).
- Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cộng đồng
+ Nhà nước thực hiện các chính sách, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thể lực, tầm vóc và sức khỏe con người Việt Nam.
+ Người dân được quản lý sức khỏe; kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; kiểm soát các bệnh lây nhiễm, quản lý bệnh không lây nhiễm.
+ Quy định các biện pháp thực hiện tại cộng đồng (Quản lý sức khỏe toàn dân; kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; thực hiện khám sức khỏe định kỳ; bảo đảm dinh dưỡng, vi chất hợp lý; phòng chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích, chất gây nghiện; thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường sống an toàn; xây dựng phong trào toàn dân luyện tập thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe; học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giải trí lành mạnh; phát triển các loại hình học tập tại cộng đồng; thực hiện các biện pháp, can thiệp xã hội khác).
+Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ được giao (Tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại cộng đồng; xây dựng, thực hiện chính sách, biện pháp hỗ trợ, mô hình can thiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với người dânsống tại vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh;sống tại khu công nghiệp, khu kinh tế; ưu tiênđối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo).
- Lý do lựa chọn giải pháp
+ Đối với nội dung tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con
(1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Giải pháp đáp ứng được mục tiêu đề ra, giúpphòng ngừa, phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, mang thai, sinh đẻ, nuôi con, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, con sinh ra khỏe mạnh, nâng cao chất lượng dân số. Việc phòng ngừa từ sớm, từ xa giúp tránh sinh ra con bị tàn tật sẽ giảm gánh nặng chi phí của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng này; (3) Bảo đảm thực hiện các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, nâng cao trách nhiệm của cả nam và nữ trong việc kết hôn, sinh con, xây dựng gia đình hạnh phúc; (4) Phù hợp với Công ước quốc tế về các Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) mà Việt Nam là thành viên về quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể; phù hợp với các quy định của Công ước CEDAW, Công ước về Quyền Trẻ em (CRC); tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; (5) Tạo cơ sở pháp lý quy định các biện pháp, nội dung cụ thể để thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sinh con.
Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này Nhà nước phải bảo đảm nguồn ngân sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, mở rộng mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
+ Đối với nội dung tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh
(1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh là một giải pháp quan trọng góp phần trực tiếp giảm tỉ lệ trẻ em mới sinh bị bệnh, tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng; (3) Giảm gánh nặng của Nhà nước, gia đình trong việc điều trị, chăm sóc và nuôi dưỡng; (4) Phù hợp với các quy định Công ước quốc tế về các Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về Quyền Trẻ em (CRC); tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; (5) Tạo cơ sở pháp lý quy định các biện pháp, nội dung cụ thể để thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
Thực hiện giải pháp này việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân. Vì vậy, Nhà nước cần bố trí ngân sách để đầu tư phát triển mạng lưới và hỗ trợ đối tượng.
+ Đối với nội dung đảm bảo các điều kiện chăm sóc cho người mẹ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ: (1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Góp phần chăm sóc tốt hơn người mẹ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; (3) Phù hợp với các quy định của Công ước CEDAW, Công ước về Quyền Trẻ em (CRC); tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên; (4) Tạo cơ sở pháp lý quy định các biện pháp, nội dung cụ thể để chăm sóc cho người mẹ trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ.
+ Đối với nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hônvà hôn nhân cận huyết thống: (1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Đề ra các giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng giống nòi; (3) Phù hợp với các quy định của Công ước CEDAW; Công ước về Quyền Trẻ em (CRC); tương thích với các điều ước quốc tế liên quan đến công tác dân số mà Việt Nam là thành viên;;(4) Tạo cơ sở pháp lý quy định các biện pháp, nội dung cụ thể để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống.
(6)Chính sách 6: Lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
a) Mục tiêu của chính sách
Tạo cơ sở pháp lý để lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng, thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội;huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội, phát triển bền vững của đất nước.
b) Nội dung chính sách
Quy định nội dung cơ bản để thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong xây dựng, thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đối với việc lồng ghép dân số vào quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
c) Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do lựa chọn
- Các giải pháp thực hiện chính sách bao gồm: (1) Quy địnhnguyên tắc lồng ghép; (2) Quy định các nội dung yếu tố dân số lồng ghép (bao gồm các lĩnh vực quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số). Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung tiêu chí lồng ghép; (3) Quy định đối tượng phải thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số (bao gồm các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật về đầu tư; các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương). Các loại quy hoạch thực hiện theo pháp luật về quy hoạch; (4) Báo cáo lồng ghép (bao gồm nội dung báo cáo thực hiện lồng ghép; nội dung báo cáo đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép) và (5) Trách nhiệm thực hiện lồng ghép (trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội; cơ quan chủ trì thẩm định).
- Lý do lựa chọn giải pháp:(1) Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số; (2) Làm căn cứ huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giải quyết đồng bộ những vấn đề dân số với kinh tế, xã hộivà môi trường trên từng địa phương cũng như trên phạm vi quốc gia; (3) Tạo cơ sở pháp lý để thực hiệnlồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương;quy định các biện pháp, nội dung cụ thể để thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số.
Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này, các cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm cần chuẩn bị các điều kiện bảo đảm, trình tự thực hiện việc lồng ghép như cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính xác phục vụ việc lồng ghép; nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép cho các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương...
V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH LUẬT SAU KHI ĐƯỢC THÔNG QUA
1. Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành luật
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân số trong phạm vi cả nước.Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về công tác dân số. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Y tế trong quản lý nhà nước về công tác dân số.Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số trong phạm vi địa phương mình.
2. Điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật
2.1. Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật
Sau khi Luật Dân số được ban hành, Chính phủ giao Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết để triển khai luật đúng quy định.
2.2. Tuyên truyền, phổ biến luật
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó ngành Tư pháp, Y tế là nòng cốt thực hiện phổ biến, giáo dục Luật Dân số và các quy định liên quan; đồng thời tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số kịp thời đến các cơ quan, tổ chức và người dân để biết, thực hiện.
2.3. Bảo đảm nguồn lực thực hiệnluật
Xây dựng đội ngũ làm công tác dân số chuyên nghiệp và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, chính sách dân số. Có hệ thống làm công tác dân số từ trung ương xuống cơ sở. Hiện nay, tổ chức bộ máy làm công tác dân số đang được kiện toàn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả. Việc thực hiện các chính sách và quy định của Luật Dân số không làm tăng tổ chức, bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng các chỉ đạo của Đảng về vấn đề này.
Tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao là lực lượng góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên và toàn xã hội thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số. Ngoài ra, với sự vào cuộc, tích cực tham gia, phối hợp, nỗ lực triển khai công tác dân số của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị sẽ góp phần bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện luật sau khi được ban hành.
Dự kiến nguồn kinh phí để thi hành luật từ: (1) Ngân sách nhà nước; (2) Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; (3) Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; (4) Nguồn thu từ dịch vụ dân số; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; (5) Nguồn vốn vay; (6) Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; (7) Từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, huy động nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế; lồng ghép vào các chương trình, dự án khác để có nguồn kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện Luật.
2.4. Theo dõi, kiểm tratình hình thi hành luật
Các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành luật và các văn bản pháp luật liên quan.
VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN TRÌNH THÔNG QUA LUẬT DÂN SỐ
Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến Luật Dân số vào kỳ họp thứ 10 năm 2025 Quốc hội khóa XV và thông qua Luật Dân số vào kỳ họp thứ 11 năm 2026 Quốc hội khóa XV.
Trên đây là Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Dân số, Bộ Y tế xin kính trình Chính phủ xem xét, quyết định. Tờ trình này thay thế Tờ trình số 760/TTr-BYT ngày 08/6/2022; Tờ trình tóm tắt số 969 /TTr-BYT ngày 25/7/2022của Bộ Y tế trình Chính phủ về Đề nghị xây dựng Luật Dân số; Tờ trình số 64/TTr-BYT ngày 18/01/2023./.
(Xin gửi kèm theo: (1) Báo cáo thẩm định Đề nghị xây dựng Luật Dân số; (2) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; (3) Báo cáo đánh giá tác động chính sách Dự án Luật Dân số; (4) Báo cáo Tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh Dân số; (5) Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, Chính phủ; (6) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý; (7) Đề cương dự thảo Luật Dân số; (8) Tài liệu tham khảo).
[2] Trong sự nghiệp “Đổi mới” của Đảng từ năm 1986 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành 02 Nghị quyết chuyên đề, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị, 03 Kết luận liên quan trực tiếp về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Ngoài ra, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn ban hành một số Nghị quyết, Kết luận có liên quan đến công tác dân số.
[3] Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,09 con/phụ nữ năm 2006; 2,01 con/phụ nữ năm 2022; năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ (TCTK, Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023).
[4] Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2017-2020 là 1,07%; năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84% (TCTK, Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023).
[5] Mật độ dân số tăng ở nơi thưa dân như vùng Tây Nguyên (từ 52 người/km
2 năm 1993 lên 111 người/km
2 năm 2021); giảm ở nơi đông dân như vùng Đồng bằng sông Hồng (từ 1.105 người/km
2 năm 1993 xuống 1.091 người/km
2 năm 2021). Tỉ lệ dân số đô thị đã tăng từ 20% năm 1993 lên 37,1% năm 2021.
[6] Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2017 là 0,696; năm 2022 là 0,726. Từ năm 1990 đến năm 2022, giá trị HDI của Việt Nam thay đổi từ 0,492 lên 0,726, tăng gần 50%. Vào những năm 1990, Việt Nam ở vị trí tương đối thấp trong bảng xếp hạng, nhưng đến nay Việt Nam liên tục tiến bộ trong 30 năm qua (UNDP, Báo cáo Phát triển con người 2023/24).
[7] Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam liên tục tăng, đạt 72,8 tuổi (2009) lên 73,6 tuổi (2019). Năm 2023 là 73,7 tuổi (trong đó nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi), cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người (TCTK, Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023).
[8] Đề án về công tác dân số trong tình hình mới của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
[9] Số tỉnh đạt mức sinh thay thế (2,0-2,2 con) mặc dù đã tăng từ 7/63 tỉnh, thành phố (2017) lên 11/63 tỉnh, thành phố (2022) nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2015 là 13/63 tỉnh/thành phố đạt mức sinh thay thế. Tỉ lệ các tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế hiện chỉ đạt 17%.
[10] Tổng tỉ suất sinh năm 2022 đạt 2,01 con/phụ nữ; năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ, giảm thấp nhất trong 12 năm trở lại đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
[11] Năm 1999 là 107 bé trai/100 bé gái; năm 2009 là 110,5; năm 2019 là 111,5; năm 2023 là 112,0.
[12] Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố thông tin tại hội nghị thường niên thứ 57 ở Tbilisi (Georgia) ngày 2/5/2024 cho thấy các nước đang phát triển tại châu Á -Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam chưa được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng (Công văn số 251/2024/TTĐT ngày 03/5/2024 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).
[13] Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,726 năm 2022; đứng thứ 107 trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
[14]Tuy tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cao nhưng số năm sống khỏe mạnh tính từ lúc sinh mới chỉ đạt 65 năm (BYT, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XII, 2023).
[15] Tỉ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số năm 2018 là 21,9%. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống năm 2018 là 5,6‰ (Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số năm 2019).
[16] Tại thời điểm ban hành Pháp lệnh Dân số, Việt Nam chưa đạt mức sinh thay thế (đạt từ năm 2006); vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh chưa nổi lên và ở mức nghiêm trọng (bắt đầu từ những năm 2006-2007); chưa xuất hiện cơ cấu dân số vàng (từ năm 2007) và bước vào giai đoạn già hoá dân số (từ năm 2011)...
[17] Đối với Pháp lệnh Dân số: Quy định cấm “Di cư và cư trú trái pháp luật” (Khoản 4 Điều 7) đã được Luật Cư trú quy định tại Điều 7. Quy định cấm “Nhân bản vô tính người” (Khoản 6 Điều 7) đã được Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 5. Quy định
“Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình” (Điều 10 PLDS 2003 đã được PLDS 2008 sửa đổi) không còn phù hợp với Hiến pháp 2003.
Quy định “Tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hoá gia đình” (Điều 11) không còn phù hợp khi chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Các quy định về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số.
Quy định “Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số” (Điều 26) đã được quy định trong Luật Quy hoạch. Quy định “Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân số” (Khoản 2 Điều 34) hiện không còn chủ thể thực hiện. Quy định “
Đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 35) đã được Luật Cư trú quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 32...
[18] Đó là các quyền sinh sản, quyền được lựa chọn nơi cư trú quy định tại Pháp lệnh Dân số.
[19] Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Người cao tuổi, Luật Thanh niên, Luật Hộ tịch, Luật Trẻ em, Luật Việc làm, Luật Giáo dục, Luật Cư trú, Luật Nhà ở, Luật Khám bệnh chữa bệnh...
[20] Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW.
[21] Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo hiểm y tế.
[22] Tờ trình số 153/TTr-CP ngày 15/02/2017; Tờ trình số 64/TTr-BYT ngày 18/01/2023 của Bộ Y tế về Đề nghị xây dựng Luật Dân số.
[23] Báo cáo số 1548/BC-UBXH15 ngày 22/3/2023 của Uỷ ban Xã hội về việc Phối hợp thẩm tra đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
[24] Thể chế hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW
và Nghị quyết số 42-NQ/TW.
[25] Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Thanh niên, Luật Việc làm, Luật Khoa học công nghệ, Luật Người cao tuổi, Luật Xây dựng...