Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ năm, 21/11/2024

  • Chủ thể đề nghị: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Loại văn bản: Đề nghị xây dựng luật
  • Dự kiến trình Quốc hội: Khóa XV
  • Trạng thái: Đang lấy ý kiến

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tác giả : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Mô tả :

Tài liệu đăng tải lấy ý kiến Nhân Dân theo yêu cầu của cơ quan Chủ trì lập đề nghị xây dựng Luật.

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dânnhư sau:

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN
1. Bối cảnh xây dựng chính sách
Qua 07 năm tổ chức triển khai thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (từ ngày Luật có hiệu lực thi hành 01/7/2016 đến nay) cho thấy, các quy định của Luật đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ và toàn diện phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Qua hoạt động giám sát đã đưa ra nhiều kiến nghị đóng góp vào hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật và quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Luật Hoạt động giám sát đã góp phần phát huy tính chủ động, tích cực của các cơ quan thực hiện giám sát, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng chịu sự giám sát. Luật đã quy định khá đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phương thức hoạt động, nguyên tắc làm việc và các điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định, chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân. Hoạt động giám sát có nội dung chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn[1]; một số hoạt động giám sát đã được quy định nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả[2]; một số hoạt động giám sát chưa có hướng dẫn chi tiết dẫn tới còn khó khăn trong tổ chức thực hiện[3]; một số hoạt động đổi mới chưa phù hợp với quy định nhưng đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi triển khai và phát huy hiệu quả trong thực tiễn, cần được luật hóa[4]… Chất lượng một số hoạt động giám sát chưa cao; nhiều nội dung nghị quyết, kết luận, kiến nghị còn chung chung, chưa có định lượng, mốc hoàn thành, chưa phân định rõ trách nhiệm người đứng đầu dẫn đến khó theo dõi giám sát việc thực hiện, khó quy trách nhiệm, chưa bảo đảm việc giám sát đến cùng. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình và điều hòa hoạt động giám sát còn những hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thường xuyên của các đối tượng chịu sự giám sát. Việc tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội còn gặp khó khăn. Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội chủ yếu theo chương trình giám sát của Đoàn giám sát, chưa có hoạt động giám sát riêng.
Đồng thời, trong thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân như:
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”.
- Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thức sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; tiếp tục xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; phát huy tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động, bảo đảm Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn; nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội.
- Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng[5], đề ra yêu cầu đổi mới “Hoạt động giám sát tối cao nói riêng và tổng thể hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là về các vấn đề lớn, được quan tâm như mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, việc thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, cải cách hành chính, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các vấn đề về văn hóa, an sinh xã hội, hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội vừa phải bám sát, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của Nhân dân và cử tri, đồng thời phải gắn với công tác lập pháp, cung cấp thông tin thực tiễn để hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.”
- Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022 của Đảng đoàn Quốc hội về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đã xác định đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Nghị quyết, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bám sát tình hình thực tế của đất nước, những vấn đề thực tiễn đặt ra, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của Nhân dân và cử tri. Hoạt động giám sát phải cung cấp thông tin thực tiễn để hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Đồng thời, Kết luận cũng yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện rà soát, tổng kết, đánh giá và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về hoạt động giám sát trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án và căn cứ vào Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ khóa XV, trình các cơ quan có thẩm quyền để xem xét đưa vào chương trình năm 2022 - 2023 và những năm tiếp theo.
- Nghị quyết số 161/2021/QH14 ngày 08/4/2021 của Quốc hội về công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước yêu cầu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội “Tiếp tục đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là tăng cường giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc trong xã hội, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát; đẩy mạnh hoạt động chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”.  
- Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn; thành phần, nội dung hồ sơ, tài liệu; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân... thực hiện một số hoạt động giám sát. Nhiều quy định của Nghị quyết đã phát huy giá trị trong thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội cần được nghiên cứu để pháp điển hóa trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
- Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân hướng dẫn về trình tự, thủ tục, trách nhiệm thực hiện một số hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên. Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đã hướng dẫn về trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện giám sát, báo cáo kết quả giám sát, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Nhiều nội dung hướng dẫn của các nghị quyết nêu trên bước đầu đã phát huy giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cần được nghiên cứu để luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Trong bối cảnh như vậy, ngày 14/11/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 370/KH-UBTVQH15 triển khai thực hiện Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022 của Đảng đoàn Quốc hội về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; trong đó, xác định Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và chủ trì soạn thảo việc sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tiếp đó, tại Thông báo số 2196/TB-TTKQH ngày 17/4/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội về kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân công cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập đề nghị, chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc họi và Hội đồng nhân dân giao Hội đồng Dân tộc là cơ quan chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập đề nghị bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; đồng thời, là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật.
Theo đó, để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tạo sự hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; pháp điển hóa, luật hóa các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
2. Mục tiêu xây dựng chính sách
- Mục tiêu tổng thể
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đáp ứng các mục tiêu cơ bản sau:
Một là, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Nội dung mục tiêu trọng tâm là gắn kết hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác lập pháp, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương; bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, địa phương; đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của nhân dân và cử tri; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hai là,hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tạo sự đầy đủ, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, thuận lợi của hoạt động giám sát.
Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bảo đảm tính toàn diện, cụ thể, minh bạch của Luật; trong đó nghiên cứu để pháp điển hóa, luật hóa các quy định, hướng dẫn về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong các văn bản dưới luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá là cần thiết, phù hợp, có hiệu quả. Đồng thời, rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định của các luật khác có liên quan bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
-         Mục tiêu cụ thể
(1) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật để thực hiện gắn kết hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân với hoạt động lập hiến, lập pháp,quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, của địa phương.
(2) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát.
(3) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để hoàn thiện các quy định bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát.
(4) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn hoạt động giám sát.
(5) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản, xử lýthông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác trong hoạt động giám sát; bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; các quy định cần thiết khác; các quy định đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa.
 II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các chính sách hiện hành còn hiệu quả, phù hợp với thực tiễn quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, gồm: 
1.1. Xác định vấn đề bất cập
Đến nay, pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cơ bản đã hoàn thiện. Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dântiếp tục được tăng cường, có nhiều đổi mới, tổ chức khoa học, chuyên nghiệp, ngày càng nâng cao hiệu lực,hiệu quả, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực. Thông qua hoạt động giám sát, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân xác định tính đúng đắn, phù hợp của chính sách, pháp luật để tiếp tục duy trì, kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập và sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, cũng như quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, từ đó, các cơ quan hữu quan nhận thức đầy đủ trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, hoạt động giám sát cũng còn có những mặt hạn chế nhất định, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, của địa phương;chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân. Một số quy định không phù hợp với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát đang đặt ra, một số nội dung cần luật hóa để tạo cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám sát.
1.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Bổ sung nguyên tắc mới của hoạt động giám sát (vào Điều 3 của Luật); đó là, hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải gắn kết với hoạt động lập hiến, lập pháp,quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, của địa phương. Việc bổ sung nguyên tắc với nội dung nêu trên là cơ sở pháp lý quán xuyến, định hướng đối với các nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật; đồng thời, là nguyên tắc quán triệt trong hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đây là nội dung cần thiết để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với đó, bổ sung các quy định về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình, người được yêu cầu giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Hội đồng nhân dân; tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân là một trong số các quy định của Luật cụ thể hóa nguyên tắc mới được bổ sung của hoạt động giám sát.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số về khái niệm quy định trong Luật như bổ sung khái niệm giám sát văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý để sửa đổi, bổ sung các quy định khác có liên quan và thống nhất trong thực tế triển khai công tác này. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu để sửa đổi một số khái niệm đã có trong Luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động giám sát trong thời gian qua, như khái niệm “giải trình” không chỉ được hiểu là một hình thức của hoạt động giám sát mà còn mở rộng ra là một loại hình hoạt động của công tác lập pháp. Đó là hoạt động để cơ quan thẩm tra thu thập thông tin, cơ quan trình dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân giải thích, làm rõ, cung cấp, thông tin về các chính sách, nội dung trong dự án, dự thảo văn bản.
1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan của Luật hiện hành
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Về giải pháp 1, sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan của Luật hiện hành; cụ thể là:
- Bổ sung nguyên tắc mới của hoạt động giám sát: Gắn kết hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương; bám sát nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, địa phương để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
- Bổ sung tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình, người được yêu cầu giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Hội đồng nhân dân; tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trong các tiêu chí lựa chọn các vấn đề ấy có tiêu chí bảo đảm gắn kết hoạt động giám sát với công tác lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương; bám sát nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, địa phương.
- Sửa đổi khái niệm “giải trình” để mở rộng nội hàm của hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân không chỉ là hoạt động giám sát mà còn là một trong các hoạt động thuộc công tác lập pháp của Quốc hội.
- Bổ sung khái niệm “giám sát văn bản quy phạm pháp luật” để xác định rõ nội hàm của hoạt động giám sát này.
1.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Giảm chi phí của Nhà nước cho hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan (do việc gắn hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã được đề ra, giải quyết các vấn đề thực tế của đất nước, của địa phương nên sẽ giảm bớt một số hoạt động của cơ quan chức năng).
(2) Về mặt tiêu cực: Nhà nước phải chi phí cho việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản để điều chỉnh chính sách.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Thực hiện được nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cụ thể và trực tiếp là thực hiện được sự gắn kết hoạt động giám sát với việc thực hiện các nhiệm vụ lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra; có cơ sở pháp lý xác định rõ ràng, rành mạch nội dung, phạm vi của các hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
 (2) Về mặt tiêu cực: Có sự thay đổi, xáo trộn ở một mức độ nhất định đối với các chính sách hiện hành liên quan đến phạm vi của hoạt động giám sát.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính).
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa được chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; nâng cao được sự hoàn thiện của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, của hệ thống pháp luật.
(2) Về mặt tiêu cực: Phải thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện chính sách.
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Nhà nước không phát sinh chi phí sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản để điều chỉnh chính sách.
(2) Về mặt tiêu cực: Nhà nước phải chi phí nhiều hơn cho hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan (do chưa gắn hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương).
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Không làm xáo trộn các chính sách hiện hành liên quan đến phạm vi của hoạt động giám sát.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không thực hiện được nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cụ thể và trực tiếp là không thực hiện được việc gắn kết, thực hiện đồng thời các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát hoặc thông qua thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác (lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra) của Quốc hội và Hội đồng để phục vụ công tác giám sát; không có cơ sở pháp lý xác định rõ ràng, rành mạch nội dung, phạm vi của các hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không làm phát sinh thủ tục hành chính)[6].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa được chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; không nâng cao được sự hoàn thiện của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nói riêng, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung.
1.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị lựa chọn giải pháp 1 để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được phương án này, cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên để đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của các quy định về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, từ việc đề xuất, quyết định chương trình giám sát (lựa chọn vấn đề giám sát, phạm vi giám sát, cơ quan thực hiện giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, thời gian thực hiện giám sát…), thực hiện giám sát, ban hành nghị quyết, kết luận giám sát, đến việc theo dõi, xem xét, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị giám sát và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyển xử lý hành vi vi phạm trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị giám sát…
2.1. Xác định vấn đề bất cập
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được xây dựng, ban hành sau thời điểm của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 nên các nội dung về giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tương thích, thống nhất với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, năm 2020, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung; trong đó có sửa đổi về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, những loại văn bản mới được bổ sung vào hệ thống pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng chưa được Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định là đối tượng giám sát, chưa quy định cơ quan nào có thẩm quyền giám sát, cơ quan nào có thẩm quyền xử lý, đề nghị xử lý đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật... Đồng thời, có loại văn bản đã được loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn được quy định là đối tượng giám sát theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bên cạnh đó, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn thiếu hoặc quy định chưa thực sự hợp lý, rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám sát, cần thiết phải được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện như chưa có quy định phân biệt rõ ràng về phạm vi, đối tượng giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH, HĐND, Thường trực HĐND, Tổ đại biểu HĐND và HĐND các cấp; chưa quy định về thẩm quyền giám của HĐND ở chính quyền đô thị; quy định QH xem xét việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về chất vấn là chưa hợp lý; chưa có quy định giao cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các cơ quan thuộc UBTVQH giám sát nghị quyết của HĐND theo lĩnh vực phụ trách; chưa có quy định bổ sung quy định giao Hội đồng dân tộc, Ủy ban của QH tổ chức phiên giải trình theo yêu cầu của UBTVQH để phục vụ giám sát một số vấn đề trong chương trình giám sát của UBTVQH hoặc kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế; chưa có quy định HĐND, đại biểu HĐND có thẩm quyền chất vấn, yêu cầu giải trình đối với thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan ngành dọc trung ương trên địa bàn (thi hành án dân sự, thuế, quản lý thị trường, hải quan, kho bạc nhà nước...); chưa quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc đôn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND; chưa quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát…
          2.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bổ sung quy định về thẩm quyền giám sát và xem xét, xử lý (trong trường hợp có dấu hiệu trái pháp luật) đối với những văn bản quy phạm pháp luật có trong hệ thống pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng chưa được quy định là đối tượng giám sát trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;loại bỏ các quy định có liên quan đến việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật đang được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhưng đã được loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bổ sung, sửa đổi, quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám sát.
2.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Về giải pháp 1, sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan của Luật hiện hành; cụ thể là:
- Bổ sung thẩm quyền giám sát, xem xét, xử lý (trong trường hợp văn bản có dấu hiệu trái pháp luật) đối với nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Loại bỏ quy định về giám sát đối với thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định như: thẩm quyền, trách nhiệm giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với công tác tiếp công dân; quy định cụ thể về giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; điều chuyển thẩm quyền xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ Quốc hội xuống cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung quy định về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (quy định cụ thể trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ra nghị quyết và trường hợp phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; Quốc hội sẽ xem xét, quyết định theo hướng ban hành nghị quyết hay áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng chịu sự giám sát); sửa đổi, bổ sung quy định rõ hơn phạm vi giám sát của đại biểu Quốc hội đối với văn bản quy phạm pháp luật; cụ thể hơn về cách thức đại biểu Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc đại biểu Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cụ thể hóa thẩm quyền của đại biểu Quốc hội trong xử lý kết quả giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung quy định về việc phối hợp giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội với các Đoàn đại biểu Quốc hội; trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bổ sung quy định cụ thể về giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc khác của trung ương cùng cấp tại địa phương; bổ sung quy định Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền điều chỉnh chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất trong trường hợp cần thiết; bổ sung thẩm quyền Hội đồng nhân dân xem xét, báo cáo của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; bổ sung thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâm. Và bổ sung, sửa đổi, quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám sát được xác định cần thiết sửa đổi, bổ sung theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.
2.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về thẩm quyền, trách nhiệm trong hoạt động giám sát ngoài có tác động tiêu cực là làm phát sinh chi phí của Nhà nước cho công tácsửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp thì không có tác động trực tiếp khác về kinh tế; không làm tăng hoặc giảm chi ngân sách, chi phí xã hội và các tác động khác về kinh tế so với phương án sửa đổi, bổ sung.
(2) Về mặt tiêu cực: Phát sinh chi phí của Nhà nước cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh chính sách.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động giám sát là lấp khoảng trống, thực hiện giám sát đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật và hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính hợp lý, rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong hoạt động giám sát sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.  
 (2) Về mặt tiêu cực: Làm xáo trộn, thay đổi một số thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[7].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự hoàn thiện, đây đủ, đồng bộ, thống nhất của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng, của hệ thống pháp luật nói chung.
 (2) Về mặt tiêu cực: Phải thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện chính sách.
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Không phát sinh chi phí của Nhà nước cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh chính sách.
(2) Về mặt tiêu cực: Việc giữ nguyên, không sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động giám sát không trực tiếp tác động về kinh tế; không làm tăng hoặc giảm chi ngân sách, chi phí xã hội và các tác động khác về kinh tế so với phương án sửa đổi, bổ sung.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Không làm xáo trộn, thay đổi thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát.
 (2) Về mặt tiêu cực: Việc không sửa đổi, không hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động giám sát là tiếp tục bỏ trống, không thực hiện giám sát đối với một số văn bản quy phạm pháp luật, một số hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và việc không sửa đổi, bổ sung, để pháp luật có những quy định không hợp lý, không rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám sát ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật, nghị quyết, kết luận giám sát, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.  
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[8].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không hoàn thiện được pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; không bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
2.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị lựa chọn giải pháp 1 để hoàn thiện thẩm quyền, trách nhiệm củaQuốc hội, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động giám sát góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật, nghị quyết, kết luận giám sát, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả phương án này, cần nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan là chủ thể thực hiện quyền giám sát.   
3.1. Xác định vấn đề bất cập
Để bảo đảm việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã có các quy định có liên quan như quy định về nội dung cơ bản của nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, trách nhiệm của các chủ thể chịu sự giám sát trong việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, giá trị pháp lý của nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, các biện pháp xử lý, chế tài đối với trường hợp chủ thể chịu sự giám sát không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của cơ quan thực hiện giám sát[9],...
Tuy nhiên, nhiều quy định của Luật về vấn đề này còn chưa toàn vẹn, đầy đủ để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, như chưa quy định bắt buộc nội dung về trách nhiệm của chủ thể chịu sự giám sát phải được xác định bằng định lượng cụ thể đối với những trách nhiệm có thể lượng hóa được, chưa quy định giá trị pháp lý của một số văn bản thuộc kết quả hoạt động giám sát của một số cơ quan chức năng, chưa quy định cụ thể biện pháp xử lý, hình thức chế tài áp dụng đối với chủ thể chịu sự giám sát hoặc các chủ thể khác có liên quan trong trường hợp không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không đúng trách nhiệm của mình theo nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát. Do vậy, có những nội dung, cơ quan chức năng phải ban hành văn bản dưới luật để quy định[10], có những nội dung vẫn đang còn chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể, đầy đủ. Theo đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về nội dung trách nhiệm của chủ thể chịu sự giám sát trong nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát,  phải cụ thể, được xác định bằng định lượng cụ thể đối với những trách nhiệm có thể lượng hóa đượ; về giá trị pháp lý của một số văn bản thuộc kết quả hoạt động giám sát của một số cơ quan chức năng; về biện pháp xử lý, hình thức chế tài áp dụng đối với chủ thể chịu sự giám sát hoặc các chủ thể khác có liên quan  trong trường hợp vi phạm trách nhiệm thực hiện nghị quết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của cơ quan thực hiện giám sát.
 3.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về nội dung cơ bản, yêu cầu của nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát. Nội dung của nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát phải rõ ràng, cụ thể, đối với trách nhiệm của chủ thể chịu sự giám sát và các chủ thể khác có liên quan phải được lượng hóa cụ thể bằng định lượng đối với những trách nhiệm có thể lượng hóa được. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về giá trị pháp lý đối với các nghị quyết, kết luận giám sát chưa được Luật xác định giá trị pháp lý. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về biện pháp xử lý, hình thức chế tài đối với trường hợp chủ thể chịu sự giám sát và các chủ thể khác có liên quan vi phạm trách nhiệm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về biện pháp xử lý, hình thức chế tài đối với những hành vi vi phạm trách nhiệm trong hoạt động giám sát nhưng chưa được pháp luật hiện hành quy định như bổ sung quy định biện pháp xử lý, hình thức chế tài đối với trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền vi phạm trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri,…
3.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Về giải pháp 1, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành; cụ thể là:
- Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về nội dung cơ bản, yêu cầu của nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát theo hướng nội dung của nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát phải rõ ràng, cụ thể; trách nhiệm của chủ thể chịu sự giám sát và các chủ thể khác có liên quan phải được lượng hóa cụ thể bằng định lượng đối với những trách nhiệm có thể lượng hóa được.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về giá trị pháp lý đối với các nghị quyết, kết luận giám sát của một số chủ thể thực hiện giám sát chưa được Luật xác định giá trị pháp lý. Đó là nghị quyết, kết luận giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về xử lý, chế tài đối với trường hợp chủ thể chịu sự giám sát và các chủ thể khác có liên quan vi phạm trách nhiệm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát.
- Bổ sung quy định biện pháp xử lý, hình thức chế tài đối với những hành vi vi phạm trách nhiệm trong hoạt động giám sát nhưng chưa được pháp luật hiện hành quy định như bổ sung quy định biện pháp xử lý, hình thức chế tài đối với trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền vi phạm trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri,…
4.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để hoàn thiện các quy định liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát,ngoài có tác động tiêu cực là làm phát sinh chi phí của Nhà nước cho công tácsửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp thì không có tác động trực tiếp khác về kinh tế; không làm tăng hoặc giảm chi ngân sách, chi phí xã hội và các tác động khác về kinh tế so với phương án sửa đổi, bổ sung.
(2) Về mặt tiêu cực: Phát sinh chi phí của Nhà nước cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh chính sách.
b) Tác động về xã hội
(1) Về mặt tích cực: Việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về hoàn thiện quy định liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.  
 (2) Về mặt tiêu cực: Làm xáo trộn, thay đổi các quy định liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sátcủa Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[11].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự hoàn thiện, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng, của hệ thống pháp luật nói chung.
 (2) Về mặt tiêu cực: Phải thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện chính sách.
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Không phát sinh chi phí của Nhà nước cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh chính sách.
(2) Về mặt tiêu cực: Việc giữ nguyên, không sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về các quy định liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát không trực tiếp tác động về kinh tế; không làm tăng hoặc giảm chi ngân sách, chi phí xã hội và các tác động khác về kinh tế so với phương án sửa đổi, bổ sung.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Không làm xáo trộn, thay đổi biện pháp xử lý, chế tài để bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sátcủa Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát.
 (2) Về mặt tiêu cực: Việc không sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về các quy định liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát là nhân tố tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.  
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[12].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không hoàn thiện được pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; không bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ, đầy đủ của hệ thống pháp luật.
3.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị lựa chọn giải pháp 1 để hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả phương án này, cần nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan là chủ thể thực hiện quyền giám sát.
Chính sách 4: Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn hoạt động giám sát.
 4.1. Xác định vấn đề bất cập
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 được ban hành là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Nhà nước ta. Luật đã kế thừa, bổ sung và khắc phục các hạn chế, thiếu hụt trong các quy định về hoạt động giám sát của Luật tổ chức Quốc hội (năm 2001), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003). Kể từ khi có hiệu lực thi hành, áp dụng trong thực tế, Luật đã phát huy giá trị quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, qua 07 năm vận hành, Luật cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trong đó có các quy định vềtrình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện một số hoạt động giám sát. Có hoạt động giám sát còn thiếu hoặc chưa cụ thể quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện; có hoạt động giám sát quy trình, thủ tục thời gian, thời hạn thực hiện không hợp lý hoặc không thống nhất với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác…
 4.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để quy định đầy đủ, cụ thể, hợp lý quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát. Theo đó, sẽ bổ sung, quy định cụ thể quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện những hoạt động giám sát còn thiếu, chưa quy định cụ thể trong Luật; sẽ sửa đổi những quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện những hoạt động giám sát không phù hợp hoặc không thống nhất với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm tạo thuận lợi, thống nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thời gian tới.
4.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Về giải pháp 1, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành; cụ thể là:
- Quy định cụ thể trong Luật hoặc Luật giao quy định, hướng dẫn về quy trình, thủ tục các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
- Quy định rõ các loại báo cáo và thời điểm trình Quốc hội xem xét, thảo luận; các loại báo cáo gửi các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội để tiến hành giám sát mà không phải thẩm tra. Đối với báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, đề nghị làm rõ thêm một số nội dung về phạm vi, nội hàm, tiêu chí vấn đề báo cáo, làm rõ nội dung này cần được Quốc hội thảo luận và ra nghị quyết cho tương xứng với vai trò của Chính phủ trong tổ chức thi hành pháp luật tại khoản 1 Điều 96 của Hiến pháp.
- Sửa đổi quy định về việc ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội, trong đó chỉ bao gồm một số nội dung chính như: thành phần Đoàn giám sát, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian xem xét báo cáo; giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, xem xét quyết định kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo và tổ chức triển khai thực hiện của Đoàn giám sát.
- Bổ sung quy định về việc Quốc hội thảo luận Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội; bổ sung quy định về việc trình bày Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tiếp dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (hằng năm) thay vì chỉ gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội cuối năm.
- Sửa đổi quy định về việc ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó, chỉ quy định một số nội dung chính như: thành phần Đoàn giám sát, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian xem xét báo cáo; giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, xem xét quyết định kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo và tổ chức triển khai thực hiện của Đoàn giám sát.
- Quy định cụ thể việc xem xét, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, thời hạn gửi báo cáo để Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tiến hành thẩm, các loại báo cáo phải thẩm tra, quy trình, thủ tục thẩm tra các báo cáo.
- Quy định cụ thể về quy trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động giải trình; trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban để tiến hành phiên giải trình; trách nhiệm thực hiện kiến nghị, kết luận phiên giải trình của đối tượng phải giải trình để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giải trình.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi không thực hiện đúng yêu cầu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, nhất là trường hợp xem xét trách nhiệm của cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung các quy định vềquy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát khác được nêu ra trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
4.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để quy định đầy đủ, cụ thể, hợp lý quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát sẽ tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, góp phần giải quyết tình trạng lãng phí ngân sách nhà nước trong hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.
(2) Về mặt tiêu cực: Việc đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát còn thiếu, chưa cụ thể, chưa hợp lý có tác động sẽ làm phát sinh chi ngân sách của Nhà nước cho hoạt động sửa đổi, bổ sung, triển khai thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Phương án sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát còn thiếu, chưa cụ thể, chưa hợp lý sẽ góp phần thể chế hóa, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã đang đặt ra; hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.
 (2) Về mặt tiêu cực: Việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát không làm phát sinh tác động tiêu cực về mặt xã hội.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[13].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự toàn diện, chặt chẽ, hoàn thiện của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không hoàn thiện được pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; không bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Không có tác động tích cực nào về mặt kinh tế đối với phương án giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành. Bởi vì nếu không sửa Luật thì ngoài những quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát đã có trong Luật nhưng không phù hợp, không thống nhất sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, lãng phí ngân sách nhà nước, còn những quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát chưa được Luật quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa cụ thể thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Và như vậy, Nhà nước vẫn phải chi ngân sách đề hoàn thiện và triển khai thi hành các văn bản này.
(2) Về mặt tiêu cực: Việc giữ nguyên, không sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát có tác động tiêu cực về kinh tế, Nhà nước phải chi phí cho một số quy trình, thủ tục hoạt động giám sát không hiệu quả, lãng phí ngân sách nhà nước.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Phương án giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành, không hoàn thiện các quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát không có tác động tích cực nào về mặt xã hội. Làm hạn chế việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
 (2) Về mặt tiêu cực: Việc không sửa đổi, không hoàn thiện các quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện các hoạt động giám sát sẽ làm hạn chế việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; theo đó, sẽ không góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tuân theo Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát, trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các thủ thể chịu sự giám sát.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[14].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không hoàn thiện được pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; không bảo đảm được tính toàn diện thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
4.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị lựa chọn giải pháp 1 để bổ sung, quy định cụ thể, sửa đổi cho phù hợp các quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện một số hoạt động giám sát của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ tạo thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, hiệu lực, hiệu quả của Hiến pháp và pháp luật.
Chính sách 5: Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản, xử lýthông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác trong hoạt động giám sát; ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; các quy định cần thiết khác; luật hóa các quy định đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa
5.1. Xác định vấn đề bất cập
Thực tiễn hoạt động giám sát cho thấy, ngoài báo cáo của cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát, các thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan hoặc các hoạt động khác của cơ quan chức năng như hoạt động điều tra hình sự, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thuế, ngân hàng… là nguồn thông tin tin cậy, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giám sát, nhất là trong hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Các thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động nêu trên giúp hoạt động giám sát có thêm nguồn thông tin, tư liệu để kiểm chứng, đưa ra nhận định, đánh giá, kết luận về các vấn đề liên quan trong hoạt động giám sát. Tuy nhiên, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan chưa có quy định đầy đủ về vấn đề này[15].
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát là điều kiện thuận lợi phục vụ có hiệu quả cho hoạt động giám sát và sử dụng kết quả của hoạt động giám sát cho hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và các hoạt động khác của cơ quan chức năng. Trong khi đó, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành chưa có quy định về vấn đề này.
Bên cạnh đó, kể từ khi được ban hành năm 2015 đến nay, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, chính sách, pháp luật của nước ta đã có nhiều đổi mới, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như quy định về hoạt động giám sát tại mô hình tổ chức chính quyền đô thị đã được quy định trong các nghị quyết của Quốc hội.
Đồng thời, do một số quy định của Luật mới dừng lại ở tính nguyên tắc, quy định khái quát, quy định chung nên để tạo thuận lợi, thống nhất cho việc thi hành Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật[16]. Nhiều quy định trong các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã phát huy giá trị, hiệu quả trong thực tiễn nên trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần này cần được xem xét để bổ dung, pháp điển hóa, luật hóa, góp phần hoàn thiện Luật.
 5.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để:
 - Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin, từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác trong hoạt động giám sát;
- Bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát;
- Bổ sung các quy định cần thiết khác đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động giám sát đã và đang đặt ra;
- Luật hóa các nội dung đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn kiểm nghiệm và được đánh giá là cần thiết, phù hợp, phát huy hiệu quả.
5.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
Về giải pháp 1, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành; cụ thể là:
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan, các hoạt động khác trong hoạt động giám sát.
- Bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát.
- Bổ sung các quy định cần thiết khác đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động giám sát đã và đang đặt ra như quy định về hoạt động giám sát của chính quyền đô thị theo mô hình quy định trong các nghị quyết có liên quan của Quốc hội[17], quy định về nội dung cơ bản của đề cương báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đề cương báo cáo kết quả giám sát[18]
- Luật hóa những nội dung đã được quy định, hướng trong các văn bản của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá là cần thiết, là phù hợp, phát huy hiệu quả. Các nội dung được quy định, hướng dẫn trong Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban cua Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội quy định về trình tự, thủ tục một số hoạt động giám sát; Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; Nghị quyết số 560/QH-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2013 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
5.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát khác có liên quan, các hoạt động khác trong hoạt động giám sát; bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; các quy định cần thiết khác; các nội dung đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử do tận dụng các nguồn thông tin, tài liệu, kết quả của các hoạt động khác của các cơ quan chức năng phục vụ cho hoạt động giám sát.
(2) Về mặt tiêu cực: Làm phát sinh chi phí của Nhà nước cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh chính sách.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân dân để bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát khác có liên quan, các hoạt động khác trong hoạt động giám sát; bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; các quy định cần thiết khác; các nội dung đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa sẽ thực hiện được việc hoàn thiện Luật, nâng cao được hiệu lực, giá trị pháp lý, luật hóa, pháp điển hóa các quy định của các văn bản liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát của cơ quan dân cử trong thời gian tới.
 (2) Về mặt tiêu cực: Làm xáo trộn, thay đổi các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[19].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Hoàn thiện được Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không bỏ đảm được tính ổn định của hệ thống pháp luật.
Giải pháp 2: Giữ nguyên các quy định có liên quan của Luật hiện hành
a) Tác động về kinh tế
(1) Về mặt tích cực: Không phát sinh chi phí của Nhà nước cho việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh chính sách.
(2) Về mặt tiêu cực: Việc giữ nguyên, không bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát khác có liên quan, các hoạt động khác trong hoạt động giám sát; bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; các quy định cần thiết khác; các nội dung đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa là tiếp tục làm lãng phí một phần nhất định ngân sách nhà nước cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử do không tận dụng các nguồn thông tin, tài liệu, kết quả của các hoạt động khác của các cơ quan chức năng phục vụ cho hoạt động giám sát.
b) Tác động về xã hội
 (1) Về mặt tích cực: Không làm xáo trộn, thay đổi các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.
 (2) Về mặt tiêu cực: Việc không sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân dân để bổ sung, hoàn thiện các quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng, quản lý, bảo quản thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát khác có liên quan, các hoạt động khác trong hoạt động giám sát; bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; các quy định cần thiết khác; các quy định đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa sẽ không hoàn thiện được Luật, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, sự đầy đủ, hoàn thiện của Luật, hiệu lực, giá trị pháp lý của các quy phạm pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
c) Tác động về giới: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; do vậy, không tác đồng về giới.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Chính sách và phương án này không ảnh hưởng đến thủ tục hành chính (không có tác động tích cực hoặc tiêu cực về thủ tục hành chính, bởi vì hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân không là phát sinh thủ tục hành chính)[20].
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật:
(1) Về mặt tích cực: Bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật.
 (2) Về mặt tiêu cực: Không hoàn thiện được Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Các quy định về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử được quy định tản mạn, trong nhiều văn bản, hiệu lực pháp lý không bảo đảm yêu cầu hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
5.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị lựa chọn giải pháp 1 để hoàn thiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tiết kiệm ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và các hoạt động khác có liên quan, nâng cao hiệu lực, giá trị pháp lý các quy phạm pháp luật về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, đầy đủ của hệ thống pháp luật.
III. Ý KIẾN THAM VẤN
Việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của chính sách của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan, cụ thể như sau:
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách và hồ sơ đề nghị xây dựng Luật lấy ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng của Quốc hội, các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chịu sự tác động của chính sách. Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách cũng đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội để lấy ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
2. Tổ chức các hoạt động phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng chính sách trong dự án Luật như: tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị, khảo sát, tọa đàm, tham vấn, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các nước…
3. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tham gia, thông tin tổng hợp từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách.
IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Việc tổ chức thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân liên quan trực tiếp đến các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Do đó, trách nhiệm thi hành Luật là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; trong đó, trách nhiệm chính là của Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan chức năng của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thuộc trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể liên quan.
Trên đây là Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân./.

 


[1] Việc Quốc hội xem xét việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn; thời điểm ban hành Chương trình giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban; thời điểm ban hành chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân.
[2] Một số báo cáo chưa được thảo luận tại kỳ họp theo như quy định; việc xem xét kiến nghị giám sát không được các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện.
[3] Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
[4] Việc Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch, đề cương giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội; việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề.
[5] Quyết định số 2362-QĐ/ĐĐQH14 ngày 24/6/2021 của Đảng đoàn Quốc hội.
[6] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
[7] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
[8] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
[9] Khoản 1 Điều 7 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thực hiện kết luận, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Khoản 4 Điều 7 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát thì chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan.”
Khoản 1 Điều 20 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định”.
Khoản 1 Điều 33 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.
Khoản 6 Điều 35 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Định kỳ 06 tháng, người bị chất vấn, cá nhân, tổ chức chịu sự giám sát phải báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết chất vấn, nghị quyết giám sát chuyên đề và kết quả thực hiện kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội;”
Khoản 6 Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.”
                      Khoản 5 Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.”
Khoản 1 Điều 89 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiến hành giám sát hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 89 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định:  “Nghị quyết về giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.”
Khoản 3 Điều 89 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định: “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.”
                      [10] Quy chế tổ chức một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ban hành Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 Ủy ban Thường vụ Quốc hội), trong đó tại Điều 50 quy định: khi xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề được kiến nghị hoặc báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Nội dung của nghị quyết phải có những yêu cầu cụ thể đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó nêu rõ yêu cầu thực hiện, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm báo cáo về những vấn đề cụ thể và biện pháp chế tài nếu tiếp tục không hoàn thành đối với những vấn đề đã kiến nghị; trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
 
[11] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
[12] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
[13] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
[14] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
[15] Tại khoản 3 Điều 88 Luật Hoạt động giám sát của quốc hội và Hội đồng nhân dân mới chỉ quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho các chủ thể giám sát và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.”
[16] Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban cua Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội quy định về trình tự, thủ tục một số hoạt động giám sát.
Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết số 560/QH-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2013 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
 
[17] Theo các nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nằng và tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh thì ở một số địa phương không tổ chức Hội đồng nhân dân tại quận, phường mà chỉ tổ chức Ủy ban nhân dân. Các nghị quyết cũng đã có quy định về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân nhưng mới dừng lại ở quy định mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, rõ rang; cùng với đó, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân chưa có quy định về hoạt động giám sát đối với chính quyền đô thị (do khi Luật này được ban hành, chưa có việc thí điểm, tổ chức chính quyền đô thị) nên cần thiết sửa đổi Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đề bổ sung quy định về hoạt động giám sát của chính quyền đô thị. Cụ thể như sau:
Theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội: tại thành phố Hà nội thí điểm, tại phường không tổ chức Hội đồng nhân dân mà chỉ tổ chức Uỷ ban nhân dân trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận để thực hiện chức năng quản lý hành chính trên địa bàn, hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Về hoạt động giám sát, Nghị quyết 97/2019/QH14 mới chỉ nêu Hội đồng nhân dân quận, thị xã … giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân cấp mình ở phường; giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. (khoản 4 Điều 2). Như vậy trách nhiệm, quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường được chuyển giao cho Hội đồng nhân dân quận, thị xã.
Theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng: tại thành phố Đà Nẵng thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại quận, phường; Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Nghị quyết số 119/2020/QH14 quy định: Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng… giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố ở quận, phường; giám sát hoạt động của của Uỷ ban nhân dân quận, phường, Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân dân quận; lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố có quyền chất vấn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, Chánh án Tòa án nhân dân quận, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân quận.(Các điểm d, đ, e khoản 1 Điều 2 Nghị quyết). Theo Nghị quyết 119/2020/QH14 thì Hội đồng nhân thành phố Đà nẵng không thực hiện việc giám sát hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận mà chỉ lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, chất vấn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận.
Theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh: tại thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện thí điểm mà tổ chức luôn chính quyền đô thị với mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân tại quận, phường mà chỉ tổ chức Uỷ ban nhân dân quận, phường. Nghị quyết 131/2020/QH14 quy định: Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh… giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố trên địa bàn quận,phường thuộc quận; giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân dân phường thuộc quạn, Tòa án nhân dân quận,Viện kiểm sát nhân dân quận; lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố có quyền chất vấn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, Chánh án Tòa án nhân dân quận, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận …”. (Các điểm b, c, d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết).
[18] Nội dung này đã được quy định tại Điều 32 Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban cua Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội quy định về trình tự, thủ tục một số hoạt động giám sát.
[19] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
[20] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
 
 
2.-BC-tac-dong-cua-CS--đang-cong-thong-tin-đien-tu-.doc
Không có tài liệu nào
Không có mục thảo luận

Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tác giả : Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Mô tả :

Tài liệu đăng tải lấy ý kiến Nhân Dân theo yêu cầu của cơ quan Chủ trì lập đề nghị xây dựng Luật.

Thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về cơ lập hồ sơ đề nghị, cơ quan soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân[1], Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), trên cơ sở tổng kết của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân nhân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương, UBTVQH xin báo cáo Quốc hội (QH) về tổng kết thi hành LHĐGS (LHĐGS) như sau:

MỞ ĐẦU

Triển khai Kế hoạch số 1074/KH-BCĐ ngày 14/7/2023 của Ban Chỉ đạo lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LHĐGS về việc tổng kết thi hành LHĐGS, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các cơ quan thuộc UBTVQH, các Đoàn đại biểu QH, Văn phòng QH, Chính phủ, Tòa án nhân nhân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương đã thực hiện tổng kết việc thi hành LHĐGS của cơ quan mình và gửi báo cáo tổng kết về Ban Chỉ đạo lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LHĐGS để tổng hợp xây dựng báo cáo chung.
Quán triệt yêu cầu của Ban chỉ đạo lập đề nghị xây dựng Luật và xác định tổng kết thi hành LHĐGS là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của QH, của HĐND nên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các cơ quan thuộc UBTVQH, các Đoàn đại biểu QH, Văn phòng QH, Chính phủ, Tòa án nhân nhân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương đã thực hiện tổng kết việc thi hành LHĐGS nghiêm túc, khách quan, toàn diện, với nhiều hoạt động phong phú, khoa học, hiệu quả, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Về cơ bản, báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã bám sát Đề cương báo cáo tổng kết của Ban Chỉ đạo ban hành, đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành Luật, nguyên nhân của những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung LHĐGS và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) khác có liên quan để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của QH và HĐND, phục vụ nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.
A. ĐÁNH GIÁ CHUNG
LHĐGS được ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, là một bước tiến quan trọng và kế thừa kết quả lập pháp, thành tựu kinh nghiệm hoạt động giám sát của QH và HĐND qua các thời kỳ; đồng thời, góp phần thiết thực khắc phục những hạn chế trong quá trình thực thi Luật Hoạt động giám sát của QH năm 2003 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát.
Sau 07 năm triển khai thi hành LHĐGS, với sự nỗ lực, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc và Nhân dân, công tác giám sát của QH, các cơ quan của QH, Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH và HĐND đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện quyền giám sát nhằm bảo đảm những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm túc và thống nhất. QH và HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm cho các cơ quan hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, góp phần làm cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, hiệu lực và hiệu quả, phòng, chống những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, quan liêu. QH, các cơ quan của QH, HĐND đã không ngừng cải tiến, đổi mới hoạt động giám sát để phù hợp với thực tiễn, qua đó giúp hoạt động giám sát tiếp tục được đẩy mạnh, đi vào thực chất, có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao.
Việc triển khai thi hành LHĐGS đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đạt mục tiêu đề ra, nội dung giám sát cơ bản đã bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tư pháp, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…, tập trung vào các lĩnh vực mà cử tri, dư luận xã hội quan tâm; việc theo dõi kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát bước đầu được thực hiện và ngày càng được chú trọng. Thông qua hoạt động giám sát, QH, HĐND đã làm rõ được trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và chính quyền địa phương; công tác triển khai thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết do QH, UBTVQH, HĐND ban hành để có những giải pháp khắc phục, hoàn thiện; thúc đẩy các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát, QH, HĐND cũng tự đánh giá chính sách, pháp luật do mình ban hành để có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời, phúc đáp yêu cầu thực tiễn. Nhìn chung, hoạt động giám sát đã có những tác động tích cực và góp phần quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.
Các chương trình, kế hoạch và nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn, tập trung vào các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương phụ trách, theo dõi và những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, những vấn đề mà cử tri, Nhân dân quan tâm. Hoạt động giám sát được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật, phát huy tính chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng chịu sự giám sát. Qua giám sát đã đưa ra nhiều kiến nghị đóng góp vào hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và quản lý điều hành kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ, quan tâm, đánh giá cao.
HĐND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương đã không ngừng đổi mới, cải tiến phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và quyết định của cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực dân cử đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát, HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND đã đánh giá kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập để đưa ra kiến nghị giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao trách nhiệm, thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ; kiến nghị QH, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhất là về thể chế, cơ chế, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật còn bất cập, chồng chéo, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo lĩnh vực của ngành, của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động giám sát của QH, HĐND nói chung vẫn còn một số hạn chế, bất cập như:
Hoạt động giám sát có lúc, có nơi chưa thực sự gắn kết, phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, chưa bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm đã được đề ra, tình hình thực tế của đất nước, của địa phương;chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nguyện vọng của cử tri, Nhân dân.
Số lượng, quy mô, phạm vi một số cuộc giám sát còn chưa đạt yêu cầu. Trong một số trường hợp qua giám sát chưa xác định được trách nhiệm cụ thể của các chủ thể chịu sự giám sát và các chủ thể có liên quan đến nội dung giám sát, chưa xác định rõ các biện pháp xử lý hoặc đề xuất chế tài phù hợp. Tình trạng chủ thể chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng, không kịp thời, không đầy đủ trách nhiệm của mình theo nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát xảy ra khá phổ biến; việc xử lý, áp dụng biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm trách nhiệm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị sau giám sát có lúc, có cơ quan còn chưa thực sự quyết liệt, nên không ít trường hợp, vấn đề tồn tại, bất cập phát hiện qua hoạt động giám sát còn chậm được giải quyết, tiếp tục gây bức xúc trong xã hội…
Một số đối tượng cần được giám sát nhưng chưa được thực hiện, một số hoạt động giám sát chưa được thực hiện thống nhất giữa các cơ quan, có hoạt động còn lúng túng trong quá trình thực hiện; thời hạn gửi báo cáo về nội dung giám sát của các chủ thể chịu sự giám sát nhiều khi chậm so với thời hạn yêu cầu, ảnh hưởng lớn đến quá trình giám sát, thẩm tra các báo cáo.  
Nhiều nội dung giám sát còn tình trạng dựa vào việc xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát. Việc đổi mới phương thức giám sát còn chậm. Việc khai thác, sử dụng thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan hoặc các hoạt động khác của cơ quan chức năng như hoạt động điều tra hình sự, giải quyết khiếu nại, tố giác, tin báo về tội phạm, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thuế, ngân hàng… phục vụ cho hoạt động giám sát còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; việc sử dụng kết quả của hoạt động giám sát cho hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và các hoạt động khác của cơ quan chức năng còn hạn chế. Điều kiện bảo đảm để triển khai các hoạt động giám sát cũng còn hạn chế, số lượng công chức tham mưu, phục vụ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. 
B. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH, HĐND
I. TÌNH HÌNH BAN HÀNH VBQPPL VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH, HĐND
1. VBQPPL do QH và UBTVQH ban hành
- Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng giám sát của QH (Điều 69), nhiệm vụ, quyền hạn của QH trong hoạt động giám sát (Điều 70), nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH trong hoạt động giám sát (Điều 74); quyền giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH (Điều 75, Điều 76); thành lập Ủy ban lâm thời (Điều 78); quyền chất vấn của đại biểu QH (Điều 80).
-  Luật Tổ chức QH năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về giám sát tối cao của QH (Điều 6), lấy phiếu tín nhiệm (Điều 12), bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 13); quyền chất vấn (Điều 32); giám sát của UBTVQH (Điều 50); UBTVQH giám sát, hướng dẫn hoạt động của HĐND (Điều 55); nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH trong hoạt động giám sát (từ Điều 69 đến Điều 78); giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH (Điều 82); thành lập Ủy ban lâm thời (Điều 88).
- Luật HĐGS năm 2015 quy định về hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám sát.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về gửi VBQPPL, hồ sơ dự án, dự thảo VBQPPL (Điều 13); giám sát VBQPPL (Điều 162); nội dung giám sát VBQPPL (Điều 163); giám sát, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật (Điều 164).
- Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của QH ban hành Nội quy kỳ họp QH quy định về chất vấn tại phiên họp toàn thể (Điều 17).
- Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của QH quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
- Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 ngày 11/12/2015 của UBTVQH ban hành Quy chế làm việc của UBTVQH quy định về hoạt động giám sát của UBTVQH (Điều 26); xem xét pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH (Điều 27).
- Nghị quyết số 1206/2016/UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của UBTVQH quy định về chế độ, chính sách và một số điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu HĐND.
- Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của UBTVQH ban hành Quy chế Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH;
- Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 ngày 30/01/2019 hướng dẫn một số hoạt động của HĐND.
- Nghị quyết số 161/2021/QH14 ngày 08/4/2021 của QH về công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của QH, Chủ tịch nước, các cơ quan của QH, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước yêu cầu QH, các cơ quan của QH, các Đoàn đại biểu QH, các vị đại biểu QH “Tiếp tục đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là tăng cường giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc trong xã hội, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát; đẩy mạnh hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH”.
- Nghị quyết số 09/2021/QH15 ngày 25/7/2021 của QH về Chương trình giám sát của QH năm 2022 giao UBTVQH xây dựng Đề án đổi mới hoạt động giám sát để triển khai trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
- Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của UBTVQH Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát VBQPPL của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH.
- Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của UBTVQH hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
2. VBQPPL do HĐND ban hành
HĐND cấp tỉnh đã ban hành các nghị quyết về quy chế hoạt động của HĐND tỉnh, trong đó có quy định về định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động giám sát của HĐND các cấp.
Ngoài ra, một số quy định về hoạt động giám sát được HĐND các tỉnh cụ thể hóa lồng ghép vào quy chế hoạt động của HĐND, quy chế hoạt động của Thường trực và các Ban của HĐND; quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của HĐND, quy định về mức chi phục vụ các để thực hiện các hoạt động của HĐND các cấp; quy chế tiếp công dân của Thường trực HĐND và đại biểu HĐND... đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
II. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA CÁC VBQPPL VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
1. Những ưu điểm
Hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát không ngừng được hoàn thiện đã góp phần kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Nhìn chung, các VBQPPL hiện hành cơ bản đã bao quát, toàn diện các vấn đề về hoạt động giám sát của QH và HĐND, từ thẩm quyền, phạm vi, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục giám sát; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan; hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát; theo dõi việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát; biện pháp xử lý đối với trường hợp chủ thể chịu sự giám sát không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm theo nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát… Theo đó, đến nay cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động giám sát của QH và HĐND cơ bản đầy đủ, góp phần quan trọng nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan dân cử, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát.  
2. Những hạn chế, bất cập
Qua thực tiễn hoạt động giám sát của QH và HĐND thời gian qua cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, các quy định của LHĐGS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng còn có một số hạn chế, bất cập; cụ thể như sau:
- Pháp luật hiện hành chưa có đầy đủ các quy định để thực hiện chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH và HĐND theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và các văn bản của Đảng đoàn QH, của QH, của cơ quan chức năng khác được ban hành trong thời gian gần đây.
- Chưa có quy định về một số khái niệm như khái niệm giám sát VBQPPL, hoạt động giải trình...; chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ phạm vi, tiêu chí, thời gian, thời điểm, thủ tục... lựa chọn vấn đề, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự chất vấn, giám sát chuyên đền, giải trình tại QH, cơ quan chức năng của QH, đại biểu QH, HĐND, cơ quan chức năng của HĐND, đại biểu HĐND. Trong việc xem xét báo cáo tại kỳ họp QH, HĐND, chưa có quy định rõ những báo cáo nào được thẩm tra, xem xét, thảo luận tại kỳ họp, báo cáo nào gửi để cung cấp thông tin cho đại biểu.
- Chưa có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong một số công tác giám sát như thẩm quyền giám sát một số VBQPPL mới được bổ sung hoặc vấn còn quy định thẩm quyền giám sát đối với các VBQPPL đã được loại bỏ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành năm bản quy phạm pháp luật (ban hành năm 2020). Quy định chưa thực sự rõ ràng, rành mạch thẩm quyền của từng chủ thể giám sát, của cơ quan giám sát trung ương và cơ quan giám sát địa phương, của HĐND từng cấp, thẩm quyền giám sát của HĐND ở địa phương thực hiện chính quyền đô thị; các quy định liên quan đến hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH chưa phù hợp với thực tế.
- Quy định chưa đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ để bảo đảm thực hiện trách nhiệm của chủ thể chịu sự giám sát trong việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát; quy định đầy đủ, rõ ràng, hiệu quả cơ chế xử lý đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri.
- Các quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện một số hoạt động giám sát còn chưa cụ thể, rõ ràng hoặc quy định chưa hợp lý như về hoạt động giải trình; về thời gian quyết định chương trình, kế hoạch giám sát của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH, của UBTVQH, của HĐND; quy định về cơ chế điều hòa hoạt động giám sát QH, HĐND đối với địa bàn giám sát, tần xuất giám sát ở cơ quan, địa phương; quy định về thời hạn gửi các dự thảo văn bản để nghiên cứu, thẩm tra, thảo luận; lấy phiếu tín nhiệm của HĐND; về giám sát VBQPPL của HĐND; quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giám sát, xử lý đối với quyết định của UBND, nghị quyết của HĐND cấp dươí trực tiếp có dấu hiệu trái luật nhưng không phải là VBQPPL... Một số quy định về đối tượng, quy trình, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện những hoạt động giám sát chưa thống nhất với quy định của các VBQPPL khác có liên quan (Luật Tổ chức QH, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành VBQPPL...)[2]
- Chưa có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin từ các tài liệu, dữ liệu, hoạt động giám sát có liên quan hoặc các hoạt động khác của cơ quan chức năng như hoạt động điều tra hình sự, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thuế, ngân hàng… phục vụ cho hoạt động giám sát; chưa có các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; sử dụng kết quả của hoạt động giám sát cho hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và các hoạt động khác của cơ quan chức năng còn hạn chế; chưa có quy định rõ về cơ chế phối hợp giữa các chủ thể giám sát.
- Điều kiện bảo đảm để triển khai các hoạt động giám sát cũng còn hạn chế, số lượng công chức tham mưu, phục vụ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Quy định về chế độ tài chính cho các hoạt động giám sát của QH, HĐND hiện nay chưa phù hợp với thực tế, còn nhiều các thủ tục hành chính bất cập...
- Các quy định về hoạt động giám sát đang tản mạn ở nhiều VBQPPL, ở nhiều văn bản dưới luật, chưa được luật hóa nên giá trị pháp lý còn hạn chế và không thuận lợi tra cứu, thi hành, triển khai thực hiện hoạt động giám sát.
C. VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH QUA 07 NĂM THỰC HIỆN LHĐGS
1. Hoạt động giám sát tối cao của QH 
1.1. Những kết quả đạt được
Trong nhiệm kỳ XIV và nửa đầu nhiệm kỳ XV, hoạt động giám sát của QH tiếp tục được tăng cường, có sự đổi mới, ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực. Thông qua hoạt động giám sát, để khẳng định tính đúng đắn của chính sách, pháp luật, tiếp tục phát huy những kết quả tích cực, kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập và đưa ra kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, từ đó, các cơ quan hữu quan nhận thức đầy đủ trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.  
1.1.1. Hoạt động xem xét, quyết định Chương trình giám sát hằng năm của QH
Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan theo quy định của pháp luật[3], QH thông qua Chương trình giám sát của QH tại kỳ họp giữa năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan của QH tổ chức thực hiện. Chương trình giám sát hằng năm của QH đã được xây dựng theo hướng: (1) bảo đảm sự cân đối, hài hoà giữa các hình thức giám sát, theo đó, tăng cường hoạt động giám sát tối cao, xem xét báo cáo của Chính phủ kết hợp với giám sát thực tế tại địa phương, cơ sở; vừa thực hiện giám sát thường xuyên, vừa giám sát theo chuyên đề; (2) đa dạng hoá nội dung giám sát để vừa bảo đảm tính bao quát, toàn diện của các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng vẫn có trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm tính chuyên sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, tránh giám sát dàn trải hoặc chồng chéo. Tùy vào tình hình thực tế, QH quyết định Chương trình giám sát phù hợp[4].
1.1.2. Xem xét báo cáo thuộc thẩm quyền của QH
Hiện nay, hình thức giám sát xem xét các báo cáo thuộc thẩm quyềnQH đã được triển khai thường xuyên, nề nếp, tuân thủ quy định pháp luật, QH đã tiến hành xem xét các báo cáo về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo công tác của các cơ quan và các báo cáo khác theo quy định. Trong đó, các báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội, về ngân sách nhà nước luôn được Quốc hội ưu tiên bố trí thời gian xem xét, thảo luận. Với các loại báo cáo khác, căn cứ tình hình cụ thể, QH xem xét báo cáo về các lĩnh vực. Tại một số các kỳ họp, QH có thể xem xét các báo cáo chuyên đề của Chính phủ vì tầm quan trọng của nội dung chuyên đề, lĩnh vực cử tri và Nhân dân quan tâm hoặc gây ra bức xúc trong dư luận xã hội. Tại kỳ họp cuối của nhiệm kỳ, QH chủ yếu tập trung xem xét các báo cáo tổng kết công tác của các cơ quan.
 Trong nhiệm kỳ khóa XIV, khóa XV tại các kỳ họp, ngoài hoạt động giám sát của QH bằng hình thức trình bày báo cáo trực tiếp tại kỳ họp QH, phiên họp UBTVQH, các khóa QH đã liên tục đổi mới, đa dạng hóa hình thức giám sát thông qua việc yêu cầu Chính phủ, các Bộ, ngành có báo cáo gửi đại biểu Qh nghiên cứu, tăng cường hoạt động giám sát với chủ thể tiến hành là Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn đại biểu QH. Báo cáo của Chính phủ được Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH thẩm tra nghiêm túc, chất lượng ngày càng được nâng cao, phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh tập trung dân chủ, làm rõ được những hạn chế, vướng mắc trong điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, QH yêu cầu cơ quan, đối tượng chịu giám sát có giải pháp khắc phục.
1.1.3. Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp QH
Trong nhiệm kỳ khóa XIV, QH tiến hành chất vấn tại 6 kỳ họp. Hoạt động chất vấn có nhiều đổi mới, nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu QH, cử tri và Nhân dân cả nước.Tiêu chí và trình tự, thủ tục lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn được quy định đầy đủ, chặt chẽ[5].
Nhiệm kỳ khóa XV (tính đến tháng 11 năm 2023), QH đã tiến hành chất vấn tại 05 kỳ họp (chi tiết tại Mục A Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này), với tinh thần chuẩn bịtừ sớm, từ xa”, ngay từ phiên họp thứ 4 (tháng 10/2021),UBTVQH đã cho ý kiến bước đầu về cách thức tổ chức chất vấn, trình tự, thủ tục lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và ban hành nghị quyết chất vấn. Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 2 là phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ khóa XV, các nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn được UBTVQH trình QH quyết định tại kỳ họp thứ 2 (y tế, lao động, thương binh và xã hội, giáo dục và đào tạo, kế hoạch và đầu tư) thực sự là những vấn đề “nóng”, những bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đòi hỏi phải đưa ra chất vấn tại nghị trường.
Kỳ họp thứ 5 khóa XV là kỳ họp đầu tiên thực hiện Nội quy kỳ họp QH mới (có hiệu lực từ ngày 15/3/2023), ghi nhận những cải tiến đã được thử nghiệm và phát huy hiệu quả tại các kỳ họp gần đây về phương thức tiến hành phiên chất vấn. Theo đó, việc đặt và trả lời câu hỏi chất vấn được tiến hành theo cách thức hỏi nhanh, đáp gọn: đại biểu QH nêu câu hỏi không quá 01 phút; tranh luận mỗi lần không quá 02 phút; người được chất vấn trả lời không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi. Các thành viên Chính phủ, các Trưởng ngành liên quan tham gia giải trình theo điều hành của Chủ tọa để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu QH hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi thuộc nhóm vấn đề chất vấn.
Các vấn đề chất vấn được lựa chọn từ nhiều nguồn thông tin đa dạng giúp cho việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn được chính xác, thực sự là vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội. Qua hoạt động chất vấn tại các kỳ họp cho thấy những nhóm vấn đề được QH lựa chọn là đúng và trúng, phù hợp với thực tế, được cử tri, dư luận cả nước quan tâm, đánh giá cao có tính bao trùm và là những vấn đề lớn.
Thời gian tiến hành chất vấn tại mỗi kỳ họp tăng lên; thời gian hỏi và đáp được rút ngắn theo hướnghỏi nhanh, đáp gọn” giúp đi thẳng vào vấn đề, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chất vấn. Các vị đại biểu QH đã thể hiện nắm chắc thực tiễn, với tinh thần xây dựng cao, tiến hành chất vấn bằng các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, bám sát nhóm vấn đề, đặc biệt là tăng cường tranh luận để làm rõ thêm vấn đề, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, yêu cầu làm rõ trách nhiệm cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục, qua đó cũng là những gợi ý bổ sung giải pháp để Chính phủ, các bộ, ngành có các quyết sách phù hợp hơn trong quản lý, điều hành, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành với ý thức trách nhiệm cao đã trả lời nghiêm túc, không né tránh những vấn đề khó, phức tạp, giải trình làm rõ nhiều vấn đề, đại biểu nêu. Đồng thời nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của mình, của ngành mình và lĩnh vực mình, đưa ra các cam kết khắc phục để tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
1.1.4. Giám sát chuyên đề của QH
Giám sát chuyên đề tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả rõ nét, lựa chọn “đúng” và “trúng” vấn đề. Trong nhiệm kỳ khóa XIV có 07 chuyên đề, nửa đầu nhiệm kỳ khóa XV có 05 chuyên đề giám sát (chi tiết tại Mục B Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này); nội dung chuyên đề được lựa chọn liên quan chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân, với phạm vi rộng, bao trùm nhiều hoạt động kinh tế và đời sống xã hội đã được QH lựa chọn và tiến hành giám sát[6]. Thực hiện Luật HĐGS, hoạt động giám sát chuyên đề từ cách thức lựa chọn nội dung, tính cấp thiết, thủ tục đều được đổi mới, cải tiến. Khoá XIV, XV, QH đã quyết nghị thành lập các Đoàn giám sát, phân công Lãnh đạo QH làm Trưởng đoàn, các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ QH làm Phó Trưởng đoàn, thành viên được tăng cường số lượng, có chuyên môn, kinh nghiệm giám sát. Các hợp phần công việc được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; đa dạng hoá nguồn thông tin giúp hoạt động giám sát khách quan, vấn đề giám sát được xem xét toàn diện, thấu đáo
Từ kỳ họp thứ nhất, QH tập trung quyết nghị về chuyên đề và chủ trương hoạt động giám sát, các nội dung cụ thể như ban hành kế hoạch, đề cương chi tiết thì uỷ quyền cho Uỷ ban Thường vụ QH triển khai thực hiện. Điểm mới này đã giúp giảm khối lượng công việc của kỳ họp QH, mặt khác, bảo đảm cho các cơ quan của QH, Tổng thư ký QH, Văn phòng QH và các cơ quan hữu quan có thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng Chương trình, Kế hoạch, Đề cương giám sát chi tiết trình Uỷ ban Thường vụ QH thảo luận, xem xét và quyết nghị một cách cẩn trọng, thấu đáo, bảo đảm tính khả thi.
Việc triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của QH và Ủy ban Thường vụ QH được tổ chức bài bản, khoa học và chặt chẽ, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.Ngay sau khi được thành lập, các Đoàn giám sát đã ban hành kế hoạch chi tiết để cụ thể hóa các hoạt động của Đoàn, giúp Đoàn chủ động tổ chức thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực; các đề cương yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát báo cáo được xây dựng khoa học, có chiều sâu, gắn với nội dung của chuyên đề giám sát.Trong quá trình giám sát, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng có liên quan để củng cố thêm các nhận định, giúp cho đánh giá kết quả giám sát được khách quan. Tại các phiên giám sát của QH, việc trình chiếu hình ảnh (video) kết hợp với báo cáo của Đoàn giám sát là cách làm mới, cung cấp thêm nhiều thông tin, dẫn chứng sinh động, tạo hiệu ứng tích cực; tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu QH xem xét, thảo luận, đánh giá sâu sắc, toàn diện hơn về nội dung giám sát. Trên cơ sở đó, QH đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, làm căn cứ quan trọng giúp Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan tư pháp và các cơ quan liên quan có những điều chỉnh phù hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, bất cập, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời, giúp QH có điều kiện đánh giá, kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc thành lập các Đoàn giám sát chuyên đề của QH, Ủy ban Thường vụ QH có nhiều điểm mới so với trước đây: (1) Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát ban hành không kèm theo kế hoạch mà đưa một số nội dung chính như: phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian xem xét báo cáo... trong Nghị quyết; (2) Ủy ban Thường vụ QH xem xét, cho ý kiến và thông qua kế hoạch chi tiết, đề cương báo cáo của các Đoàn giám sát chuyên đề; đồng thời, xác định cụ thể hơn về đối tượng, nội dung giám sát tại Kế hoạch chi tiết để tạo sự chủ động cho Đoàn giám sát trước khi Trưởng Đoàn giám sát ký ban hành; (3) Lần đầu tiên, các Đoàn giám sát có sự tham gia của lãnh đạo một số cơ quan như: Ban Tổ chức Trung ương, Kiểm toán nhà nước, các chuyên gia là lãnh đạo các Bộ, ngành và đặc biệt là sử dụng tối đa, có hiệu quả các kết quả, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; (4) Các Đoàn giám sát ban hành Nghị quyết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn giám sát; (5) Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở xem xét báo cáo của các cơ quan, Đoàn giám sát sẽ lựa chọn cơ quan, địa phương và báo cáo Ủy ban Thường vụ QH xem xét, quyết định trước khi tổ chức giám sát trực tiếp tại cơ quan, địa phương, cơ sở; (6) Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức việc thực hiện giám sát và gửi báo cáo về Đoàn giám sát; (7) Huy động sự phối hợp tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội và chịu trách nhiệm bước đầu về kết quả giám sát, tính xác thực của báo cáo tại địa phương. Qua đó, hoạt động giám sát chuyên đề của QH đã có hiệu quả thiết thực, hỗ trợ tích cực cho hoạt động lập pháp của QH và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
Tại kỳ họp thứ 5, QH khóa XV, QH tiến hành thảo luận riêng về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, qua đó, tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện của QH, nâng cao vai trò giám sát của QH trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Nhân dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý của nhà nước, góp phần tháo gỡ có hiệu quả nhiều khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình trật tự, an toàn xã xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân, tạo niềm tin của cử tri và Nhân dân cả nước.
1.1.5. Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023[7] của QH, góp phần tiếp tục phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội, cụ thể:
+ Tại kỳ họp thứ 6 khóa XIV (tháng 10 năm 2018), Quốc hội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 48[8] chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn;
+ Tại kỳ họp thứ 6 khóa XV (tháng 10 năm 2023), Quốc hội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 44[9] chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn.
Đây là hoạt động thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của các đại biểu Quốc hội mà còn có sự quan tâm của đông đảo cử tri, Nhân dân và dư luận xã hội. Công tác lấy phiếu được tiến hành nghiêm túc, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu QH; việc thảo luận, đánh giá thận trọng, khách quan, công tâm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm không chỉ là “thước đo” hiệu quả hoạt động của người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn; mà còn là nguồn động lực để những người được tín nhiệm cao tiếp tục phát huy, cống hiến, những người chưa được tín nhiệm cao phấn đấu khắc phục khuyết điểm, nâng cao hiệu quả công việc; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH, hoạt động của bộ máy nhà nước.
1.1.6. Xem xét việc thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn, giám sát chuyên đề
Hoạt động xem xét việc thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn được tăng cường, thể hiện thái độ, trách nhiệm của QH trong việc đi đến cùng vấn đề được giám sát, kết quả cụ thể:
- Tại kỳ họp thứ 6 QH khóa XIV, QH đã tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 (03 nghị quyết chất vấn và 03 nghị quyết giám sát chuyên đề)[10]
- Tại kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành xem xét việc thực hiện nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII (08 nghị quyết về chất vấn và 07 nghị quyết về giám sát chuyên đề)[11]. Kết thúc phiên chất vấn QH đã thông qua Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII, yêu cầu Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục tổ chức thực hiện và báo cáo QH tại các kỳ họp; Quốc hội, các cơ quan của QH khóa XV theo dõi, giám sát việc thực hiện.
- Tại Kỳ họp thứ 4 QH khóa XV, QH đã thông qua Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của QH về hoạt động chất vấn.
- Tại Kỳ họp thứ 6 QH khóa XV, QH đã tiến hành chất vấnviệc thực hiện của các cơ quan liên quan tới 21 lĩnh vực được nêu trong 10 nghị quyết của QH (04 nghị quyết về giám sát chuyên đề, 01 nghị quyết về chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và 02 nghị quyết về giám sát chuyên đề, 03 nghị quyết về chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XV). Đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV, QH triển khai hoạt động này. Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 có sự đổi mới trong cách thức tổ chức chất vấn, theo đó, các vấn đề chất vấn được nhóm lại thành 4 nhóm lĩnh vực, gồm: kinh tế tổng hợp[12]; kinh tế ngành[13]; văn hóa, xã hội[14]; nội chính, tư pháp[15]; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỏi của đại biểu QH và trả lời của người được chất vấn, vừa bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, vừa bao quát được các lĩnh vực đã được giám sát.
Qua xem xét việc thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn, giám sát chuyên đề, các yêu cầu của QH đã được triển khai nghiêm túc, nhiều cam kết, lời hứa đã được thực hiện, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao đã thực hiện đạt hoặc vượt yêu cầu, mang lại những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.7. Xem xét báo cáo của UBTVQH về kiến nghị giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH
Đến nay, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH chưa kiến nghị UBTVQH để trình QH xem xét kiến nghị giám sát của các cơ quan theo quy định tại Điều 20 LHĐGS.
1.2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù kết quả hoạt động giám sát của QH trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác động sâu rộng đến công tác chấp hành pháp luật của chủ thể chịu sự giám sát cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức hữu quan. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của QH còn một số tồn tại, hạn chế sau:
1.2.1. Về hoạt động chất vấn tại kỳ họp:
- Vẫn còn tình trạng trả lời chất vấn bằng văn bản chậm và chưa đúng trọng tâm, báo cáo của bộ, ngành về nhóm vấn đề chất vấn chưa đề cập sâu sắc về hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm của người bị chất vấn và thời hạn cụ thể giải quyết vấn đề. Chưa có quy định về việc các Bộ trưởng, Trưởng ngành tham gia giải trình phải chuẩn bị báo cáo về vấn đề chất vấn nên chưa cung cấp thêm thông tin đa chiều cho đại biểu QH. Việc bố trí trình bày báo cáo kết quả giám sát kiến nghị cử tri tại phiên họp chất vấn chưa phù hợp do nội dung báo cáo không có sự gắn kết với nội dung chất vấn.
- Chưa phân định cụ thể nội dung, hiệu lực hoạt động chất vấn tại các kỳ họp QH và tại phiên họp của UBTVQH (các đại biểu QH đều tham gia chất vấn cả ở phiên họp của UBTVQH);
- Một số đại biểu QH hoạt động chuyên trách chưa thực sự phát huy vai trò nòng cốt và khả năng chuyên môn cũng như khả năng nắm bắt thông tin đầy đủ, đa chiều để có những câu chất vấn tốt; câu hỏi chất vấn đôi khi còn dẫn dắt dài dòng, không rõ trọng tâm câu hỏi, nên người trả lời đôi khi không hiểu được ý định của đại biểu QH.
- Một số Bộ trưởng, Trưởng ngành chưa trả lời đúng vào vấn đề chất vấn, còn trả lời dài, việctrả lời mới tập trung vào thực trạng, chưa phân tích yếu tố chủ quan, chưa xác định rõ trách nhiệm cá nhân đối với những hạn chế, bất cập, chưa nêu được thời hạn cụ thể giải quyết, khắc phục.
- Thời gian bố trí cho hoạt động chất vấn chưa đảm bảo, còn nhiều đại biểu đăng ký mà chưa được chất vấn hoặc đã chất vấn mà không có thời gian trả lời trực tiếp, phải trả lời bằng văn bản. Một số nội dung nghị quyết chất vấn chưa nêu rõ chỉ tiêu, chỉ số, thời gian hoàn thành và hệ quả pháp lý làm cơ sở để theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện.
1.2.2. Về giám sát chuyên đề
- Một vài nội dung giám sát còn tình trạng dựa vào việc xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát; hoạt động giám sát, khảo sát có thời điểm còn tập trung tại một số địa phương; có trường hợp cơ quan chịu sự giám sát chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng báo cáo theo yêu cầu.
- Trách nhiệm của các chủ thể giám sát chưa cao, đề xuất của các chủ thể giám sát đề nghị đưa vấn đề ra QH, UBTVQH xem xét còn ít, chưa thường xuyên, trong khi các cơ quan, đại biểu QH luôn đánh giá “nhiều kiến nghị giám sát không được các cơ quan chịu sự giám sát quan tâm giải quyết, cần có chế tài mạnh hơn”. Việc đi đến cùng vấn đề giám sát và chế tài còn nhiều hạn chế, bất cập.
- Việc ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của QH, UBTVQH, trong đó bao gồm việc ban hành kèm theo Kế hoạch giám sát là chưa phù hợp với thực tiễn[16].
1.2.3. Về xem xét việc thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn, giám sát chuyên đề:
- Các báo cáo về việc thực hiện nghị quyết chất vấn, giám sát chuyên đề của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan hữu quan khác gửi đến thường chậm so với yêu cầu, ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; có nội dung báo cáo còn đánh giá chung chung, chưa phân tích, chỉ rõ tồn tại, hạn chế, chưa đánh giá được nguyên nhân, trách nhiệm và thời hạn cụ thể giải quyết vấn đề.
- Nhiều nội dung của nghị quyết chất vấn, giám sát chuyên đề chưa được chủ thể chịu sự chất vấn, giám sát chuyên đề triển khai đầy đủ, chưa đúng với yêu cầu; có những nội dung QH yêu cầu với thời gian cụ thể nhưng kết quả chuyển biến còn chậm.
- Một số nội dung nghị quyết chất vấn, giám sát chuyên đề chưa nêu rõ chỉ tiêu cụ thể, thời gian hoàn thành và hệ quả pháp lý nếu không thực hiện nghị quyết chất vấn làm cơ sở để theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện. Chưa có quy định cụ thể về nội dung các báo cáo việc thực hiện các nghị quyết chất vấn.
2.Hoạt động giám sát của UBTVQH
Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của UBTVQH đã được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc theo quy định của LHĐGS, đạt được những kết quả tích cực, đóng góp thiết thực cho hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
- Căn cứ nghị quyết về Chương trình giám sát hằng năm của QH, UBTVQH xây dựng, ban hành nghị quyết về Chương trình giám sát và kế hoạch triển khai nhằm tạo sự thống nhất, chủ động trong triển khai thực hiện, phù hợp thực tế, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra; tổ chức triển khai Chương trình giám sát của QH, UBTVQH với nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức, quy mô và nội dung; nâng cao trách nhiệm của các chủ thể giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, thông suốt trong triển khai thực hiện, góp phần định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát hàng năm và cả nhiệm kỳ QH.
Trên cơ sở chương trình của QH, UBTVQH đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề cương chi tiết để giao nhiệm vụ cho các đoàn, các cơ quan chuẩn bị triển khai giám sát, theo dõi. Trước mỗi kỳ họp, Uỷ ban Thường vụ QH chỉ đạo việc tổ chức tổng hợp báo cáo, chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch làm việc với các bộ, ngành và giám sát thực tế tại địa phương, tập trung vào các nội dung:
(1) Dự kiến và triển khai chương trình giám sát của QH, UBTVQH đã chủ động, chỉ đạo sát sao việc xây dựng dự kiến chương trình giám sát hằng năm; thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát để trình QH xem xét, quyết định bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.
(2) Việc xem xét các báo cáo, trước mỗi kỳ họp QH, căn cứ quy định của pháp luật và trên cơ sở quá trình thẩm tra các báo cáo thuộc lĩnh vực phụ trách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH đề xuất nội dung trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến
(3) Việc chuẩn bị tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu QH, UBTVQH nghiên cứu, xem xét và trình QH quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn.
(4) Chuẩn bị các chuyên đề trình QH giám sát tối cao, UBTVQH đã cho ý kiến việc chuẩn bị, trình QH giám sát tối cao các chuyên đề; cho ý kiến về việc hoàn thiện báo cáo, tài liệu liên quan, việc trình chiếu hình ảnh (videoclip) kết hợp với báo cáo của Đoàn giám sát để trình QH giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát của từng chuyên đề.
- UBTVQH có nhiều cải tiến, đổi mới về cách thức tổ chức; công tác triển khai các chuyên đề giám sát linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn; huy động được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đội ngũ chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. Nội dung giám sát thiết thực, gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan với 11 chuyên đề; báo cáo giám sát được tổng hợp, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng; các nhận định, đánh giá có tính phản biện, tính thuyết phục, phản ánh sát thực tình hình thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát.
Tháng 9/2022, UBTVQH đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình giám sát của QH, UBTVQH năm 2022 với nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức, quy mô và nội dung Hội nghị. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ QH khóa XV, UBTVQH tổ chức Hội nghị toàn quốc, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã trực tiếp chủ trì và chỉ đạo Hội nghị; tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên UBTVQH, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; đại diện lãnh đạo các Ban thuộc UBTVQH, các Ban đảng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; tham dự tại 63 điểm cầu trên cả nước có các đồng chí lãnh đạo, đại diện Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Đoàn đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố. Hội nghị đã quán triệt, thảo luận và thống nhất các nội dung, giải pháp thực hiện đối với từng hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, thông suốt trong triển khai thực hiện, góp phần định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát năm 2022 và cả nhiệm kỳ QH khóa XV.
Tháng 11/2023, UBTVQH tiếp tục tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của QH năm 2024 theo hình thức trực tuyến (từ Phòng Diên Hồng, Nhà QH kết nối trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu QH, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Nội dung Hội nghị tập trung vào các vấn đề (1) Đánh giá khái quát tình hình triển khai chương trình giám sát của QH năm 2023 (2) Triển khai các nội dung thuộc chương trình giám sát của QH năm 2024 (3) Thảo luận, tham gia ý kiến (các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình giám sát của QH năm 2023; giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giám sát của QH năm 2024).
2.1.3. Xem xét văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH
- Từ năm 2020 đến nay, hằng năm, UBTVQH xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH. Qua đó, xác định những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành; kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; góp phần triển khai có hiệu quả luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.  
2.1.4. Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp QH
Kể từ khi LHĐGS có hiệu lực đến nay, UBTVQH đã tiến hành hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại nhiều phiên họp. Các phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp và một số phiên được tổ chức truyền hình trực tuyến tới 63 Đoàn đại biểu QH với sự tham gia của các đại biểu QH tại địa phương. Hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH đã đạt được những kết quả tích cực, được cử tri và Nhân dân đồng tình ủng hộ, được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao; làm cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn từng bước trở nên thường xuyên hơn, gắn chặt hơn hoạt động giám sát của UBTVQH với những vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tế cuộc sống, góp phần giảm tải nội dung chất vấn tại kỳ họp QH.
- Hoạt động chất vấn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, kết nối từ Nhà QH đến 63 Đoàn đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn đều là những nội dung nổi lên, bức xúc, được các vị đại biểu QH và cử tri cả nước quan tâm. Cách thức tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn được đổi mới, cải tiến theo hướng “hỏi nhanh, đáp gọn”, chú trọng hơn đến chất lượng, đề cao tinh thần xây dựng, dân chủ, công khai, tăng tranh luận, đối thoại giữa người hỏi và người trả lời, đi đến cùng vấn đề đặt ra. Kết quả tổ chức hoạt động chất vấn như sau:
+ UBTVQH khóa XIV tiến hành chất vấn tại 4 phiên họp (tại các Phiên họp thứ 9, 13, 22, 26).
+ UBTVQH khóa XV, tính đến nay đã tổ chức chất vấn tại 4 phiên họp (tại các Phiên họp thứ 9, 14, 21, 25). Tại phiên họp thứ 9 của UBTVQH khoá XV (tháng 3/2022), lần đầu tiên UBTVQH ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn, làm cơ sở giám sát việc thực hiện.
2.1.5. Giám sát chuyên đề
- Đây là một trong những hoạt động giám sát quan trọng, hiệu quả, được tiến hành khá thường xuyên, với nhiều nội dung phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây, cùng với việc tổ chức triển khai giám sát các chuyên đề phục vụ hoạt động giám sát tối cao của QH, UBTVQH thường tiến hành giám sát 02 đến 03 chuyên đề thuộc chương trình giám sát hằng năm (số liệu chi tiết tại Mục C Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này). Các chuyên đề giám sát đều là những vấn đề bức xúc xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội. Qua giám sát chuyên đề, UBTVQH đã ban hành nhiều nghị quyết, đưa ra nhiều kiến nghị xác đáng, đã được các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện, xử lý, kịp thời điều chỉnh chính sách, pháp luật có liên quan, mang lại hiệu quả thiết thực.
- Hoạt động xem xét việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan đã được UBTVQH chú trọng triển khai, định kỳ xem xét 02 lần/1 năm. Tuy nhiên, trách nhiệm của các chủ thể giám sát chưa cao, chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị giám sát của các cơ quan chịu sự giám sát. Vì vậy, việc đi đến cùng vấn đề giám sát và chế tài còn nhiều hạn chế, bất cập.Tại Phiên họp thứ 36 (tháng 8/2019), lần đầu tiên UBTVQH khoá XIV tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của UBTVQH về giám sát chuyên đề, chất vấn.Việc xem xét, chất vấn việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề và chất vấnthể hiện thể hiện tinh thần trách nhiệm của UBTVQH, các cơ quan của QH, các đại biểu QH; cho thấytính liên tục toàn diện trong hoạt động giám sát của QH, trong việc xem xét đến cùng các nội dung giám sát.
2.1.6. Xem xét báo cáo hoạt động của HĐND cấp tỉnh
Việc xem xét báo cáo hoạt động của HĐND cấp tỉnh bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều hạn chế. Quy trình xem xét báo cáo chưa có sự tham gia nghiên cứu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH (được giao cho Ban Công tác đại biểu tham mưu, giúp UBTVQH thực hiện). Kết quả của việc xem xét chỉ dừng lại ở dạng báo cáo, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các kiến nghị, đề xuất do UBTVQH đưa ra sau khi xem xét, báo cáo. UBTVQH chưa tiến hành thảo luận, cho ý kiến và ban hành Nghị quyết sau khi xem xét báo cáo của HĐND cấp tỉnh.
2.1.7. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri 
- Trong những năm qua, UBTVQH đã có nhiều nỗ lực trong xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo bằng nhiều hình thức như tổ chức giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước; trực tiếp tiến hành giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại kéo dài; chỉ đạo các cơ quan của QH nghiên cứu, xử lý kịp thời các đơn thư của công dân và đôn đốc các cơ quan giải quyết theo thẩm quyền; chỉ đạo Ban Dân nguyện làm việc với Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố về việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại đông người và giao cho các cơ quan của QH; giám sát và báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết những vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, các quyết định hành chính liên quan về đất đai; tích cực chỉ đạo việc sửa đổi một số nghị quyết liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp xúc cử tri.
- Công tác giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri được quan tâm thực hiện nghiêm túc, nhiều chuyển biến tích cực. UBTVQH ngày càng thực hiện những bước đổi mới quan trọng: quyết định đưa công tác dân nguyện thành hoạt động thường xuyên, định kỳ xem xét, thảo luận tại phiên họp hằng tháng trong năm (từ phiên họp thứ 2); chỉ đạo Ban Dân nguyện báo cáo, tham mưu việc giám sát những vụ việc nổi lên, phân loại, xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài ở trung ương và địa phương (từ phiên họp thứ 3).
2.1.8. Điều hòa hoạt động giám sát
Công tác điều hòa hoạt động giám sát được quan tâm thực hiện phù hợp tình hình thực tiễn và Chương trình giám sát tổng thể của QH và các cơ quan của QH. Chương trình giám sát được các cơ quan thống nhất ngay từ đầu năm; kế hoạch giám sát được thông báo kịp thời đến các cơ quan, địa phương, góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong phối hợp tổ chức thực hiện, tránh trùng lặp, chồng chéo về nội dung, thời gian, địa điểm giám sát.
2.2. Tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của UBTVQH cũng còn một số mặt hạn chế, cụ thể là:
2.2.1. Xem xét các báo cáo
- Trong hoạt động xem xét báo cáo của UBTVQH còn chưa phân định thật rõ ràng giữa hoạt động giám sát và việc xem xét về mặt thủ tục, chuẩn bị nội dung để trình QH tại kỳ họp. Thời gian dành cho việc xem xét các báo cáo công tác còn ít. Việc xem xét báo cáo từng lĩnh vực công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa được nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu và tính chất của hoạt động giám sát.
- Việc xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn hạn chế, chưa có quy định cụ thể về trình tự xem xét báo cáo, trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quá trình UBTVQH xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân. Kết quả của việc xem xét chỉ dừng lại ở dạng báo cáo (văn bản hành chính), do vậy không mang tính pháp lý.  
2.2.2. Hoạt động giám sát chuyên đề
 Thông tin phục vụ hoạt động giám sát còn hạn chế, về cơ bản vẫn dựa trên việc xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát nên thông tin nhận được chưa thật sự khách quan, đầy đủ; công tác phối hợp của một số cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát còn chưa tốt; thành phần tham gia đoàn giám sát còn hình thức, nặng tính cơ cấu, thiếu thành phần chuyên môn sâu; sự tham gia của đại biểu QH là thành viên đoàn giám sát không đầy đủ, liên tục... ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.
2.2.3. Hoạt động chất vấn
Hiện nay, do chưa có quy định của pháp luật về tiêu chí lựa chọn nội dung, đối tượng chất vấn rõ ràng, nên còn có ý kiến khác nhau về hoạt động chất vấn tại UBTVQH.
2.2.4.Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri
- Công tác phối hợp, tổ chức tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của QH vẫn còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều cuộc tiếp công dân có sự tham gia của các cơ quan của QH để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.Chưa thực sự gắn kết chặt chẽ việc tiếp công dân với xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, chưa khắc phục triệt để tình trạng chuyển đơn thư “lòng vòng”.
- Việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả giải quyết chưa thực hiện được nhiều,chưa được thường xuyên, liên tục; chưa chú trọng nhiều đến việc đánh giá kết quả giải quyết, trả lời để đề nghịxem xét lại việc giải quyết hoặc tiến hành giám sát theo quy định của pháp luật; thiếu quyết liệt trong đôn đốc, yêu cầu giải quyết đến cùng vấn đề công dân đặt ra.
- Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đòi hỏi người thực hiện phải có năng lực, trình độ chuyên môn sâu vì liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội, trong khi đó ĐBQH chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, đội ngũ công chức giúp việc cho Đoàn ĐBQH còn thiếu và một số ít cán bộ, công chức kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều; trình độ, chuyên môn trong một số lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo như đất đai, đầu tư, kinh doanh, thương mại... chưa sâu; công tác đào tạo, tập huấn chưa được thường xuyên, nội dung tập huấn chưa chuyên sâu nên phần nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu, xử lý đơn thư cũng như hiệu quả hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
3. Hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH
Triển khai thực hiện luật, HĐDT, các Ủy ban của QH tăng cường giám sát tình hình thực hiện luật, nghị quyết của QH, UBTVQH. Qua hoạt động giám sát, HĐDT và các Ủy ban của QH đã có những đề xuất, kiến nghị thiết thực với QH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan, nhiều vấn đề kiến nghị của các cơ quan của QH đã được nghiên cứu, tiếp thu và cụ thể hóa trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật.
3.1.1. Xây dựng, quyết định Chương trình giám sát hằng năm
Trên cơ sở Chương trình giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH xây dựng, quyết định Chương trình giám sát hằng năm tại Phiên họp toàn thể của Hội đồng, Ủy ban cuối năm trước; đồng thời, xây dựng,ban hành Kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình giám sát bảo đảm nội dung, tiến độ thực hiện, chất lượng và tính hiệu quả, khả thi của Chương trình giám sát. Bên cạnh việc chủ trì phục vụ giám sát chuyên đề của QH và UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cảu QH đã chủ động xây dựng, quyết định, triển khai nhiều chuyên đề giám sát thuộc lĩnh vực phụ trách bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra; hình thức giám sát đa dạng, có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động giám sát thường xuyên với giám sát chuyên đề và bảo đảm việc điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của từng Ủy ban với hoạt động giám sát của QH và các cơ quan khác của QH.
3.1.2. Thẩm tra báo cáo
Thực hiện quy định của LHĐGS, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH đã thẩm tra các báo cáo được QH xem xét tại các kỳ họp. Đó là Báo cáo công tác hằng năm của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do QH thành lập; Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do QH thành lập; Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; Báo cáo khác theo nghị quyết của QH hoặc theo đề nghị của UBTVQH.
Công tác thẩm tra báo cáo của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH được thưc hiện thường xuyên, chủ động, tích cực. Ngoài việc tổ chức thẩm tra tại các phiên họp thẩm tra sơ bộ, thẩm tra chính thức theo luật định, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH đã tổ chức các đoàn giám sát, khảo sát, làm việc trực tiếp với Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội; tổ chức các hội nghị, cuộc họp, tọa đàm, làm việc với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, quản lý; tiến hành thu thập thông tin qua ý kiến, kiến nghị của cử tri, trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp nhận và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân... để thu thập được nhiều ý kiến, góp phần xây dựng báo cáo thẩm tra đạt chất lượng. Nhìn chung, các báo cáo thẩm tra cơ bản đã chỉ rõ kết quả đạt được, trách nhiệm của từng cơ quan cũng như những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, chỉ ra những nguyên nhân và kiến nghị những biện pháp khắc phục. Nhiều kiến nghị qua việc thẩm tra các báo cáo đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu, được QH, UBTVQH đồng tình, xem xét đưa vào nhiều nghị quyết của QH, UBTVQH.
3.1.3. Giám sát VBQPPL
- Trong những năm gần đây, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật được Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH ngày càng được chú trọng, nền nếp, chất lượng; được triển khai tương đối thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức như nghiên cứu, xem xét, đánh giá đối với từng văn bản về thể thức văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhấtcủa văn bản; kết hợp hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật với hoạt động giám sát chuyên đề, tổ chức phiên giải trình và có đánh giá đối với các văn bản trong lĩnh vực được giám sát, giải trình; việc giám sát được thực hiện trước, trong và sau khi ban hành luật, nghị quyết của QH, UBTVQH. Căn cứ Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 về hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH, một số cơ quan của QH đã chủ động ban hành kế hoạch giám sát, có công văn, đề cương, biểu mẫu gửi các cơ quan hữu quan đề nghị báo cáo việc ban hành văn bản quy phạm thuộc lĩnh vực phụ trách theo đúng quy định[17].
Trên cơ sở kết quả giám sát VBQPPL của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Tổng Thư ký QH xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, gửi các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan để giám sát, khắc phục sai sót, tồn tại, hạn chế trong công tác ban hành VBQPPL và phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác ban hành VBQPPL.
Nhìn chung, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH cơ bản thực hiện đúng theo quy định của Luật Tổ chức QH, LHĐGS, Luật Ban hành VBQPPL, văn bản hướng dẫn của UBTVQH. Thông qua hoạt động giám sát,Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH đã phát hiện nhiều nội dung được giao quy định chi tiết trong luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, UBTVQH chưa được ban hành; một số trường hợp ban hành chưa tuân thủ đúng các quy định về thẩm quyền, hình thức văn bản quy phạm pháp luật; một số văn bản có nội dung chưa bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật; qua đó, đã kiến nghị cơ quan ban hành văn bản có biện pháp sửa chữa, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.
3.1.4. Giám sát chuyên đề
Giám sát chuyên đề theo chương trình của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, bên cạnh việc chủ trì phục vụ giám sát chuyên đề của QH và UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thường xuyên hằng năm, trung bình 02 chuyên đề trên 01 năm (số liệu chi tiết tại Mục D Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này) thuộc lĩnh vực phụ trách và đạt được những kết quả quan trọng bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra, cơ bản tuân thủ nghiêm chỉnh về địa bàn giám sát đã đăng ký. Hoạt động giám sát chuyên đề được tổ chức với các hoạt động phong phú, đa dạng, có sự kết hợp giữa việc tổ chức các đoàn giám, khảo sát để xem xét, đánh giá báo cáo, thu thập thông tin thực tế các vấn đền, nội dung liên quan (số liệu chi tiết tại Mục Đ Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này). Và bảo đảm việc điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của từng Ủy ban với hoạt động giám sát của QH và các cơ quan khác của QH.
Nội dung chuyên đề giám sát đã bám sát những vấn đề thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội và thực thi chính sách, pháp luật trên địa bàn cả nước. Qua giám sát, khảo sát chuyên đề Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đã kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập của chính sách, đề xuất, kiến nghị với Đảng, QH, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhằm hoàn thiện xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật. Các kiến nghị sau giám sát đã được QH, UBTVQH đưa vào Nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu và thể chế thành các văn bản chỉ đạo, điều hành, quản lý có nội dung liên quan.
3.1.5. Hoạt động giải trình
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH đã chú trọng tổ chức thực hiện các phiên giải trình(số liệu chi tiết tại Mục Đ Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này),nhiều đổi mới và thu hút được sự tham gia đông đảo của đại biểu QH, đại diện Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn đại biểu QH, Chính phủ, bộ, ngành, chuyên gia, người làm công tác quản lý, nhà khoa học, HĐND, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan. Không khí phiên giải trình diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến phản biện thẳng thắn, chất lượng; góp phần làm rõ,giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng”, mang tính thời sự, tạo chuyển biến tích cực đến công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan, giải tỏa bức xúc trong xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; đồng thời, là kênh để thu thập thông tin phục vụ cho công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giúp giảm tải áp lực đối với hoạt động giám sát khác của QH, UBTVQH.
3.1.6. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH (số liệu chi tiết tại Mục Đ Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Báo cáo này), có nhiều cải tiến, đổi mới, bảo đảm các đơn thư nhận được đều được nghiên cứu, xử lý kịp thời; việc theo dõi, đánh giá kết quả giải quyết đối với những đơn thư đã được cơ quan của QH chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết được quan tâm thực hiện thường xuyên. Các cơ quan của QH, của UBTVQH đã tăng cường hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát một số vụ việc cụ thể, qua đó đã có một số kiến nghị các bộ, ngành giải quyết để bảo đảm các quyền cơ bản của công dân theo quy định, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
HĐDT và các Uỷ ban của QHluôn chú trọng đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát, đề xuất phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường giám sát thông qua các hoạt động đặc trưng của QH, các cơ quan của QH (tranh luận, chất vấn, giải trình, lấy phiếu tín nhiệm) để thực hiện hậu giám sát hiệu quả. Hơn nữa, việc tăng cường các phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của QH cũng là một cách thức để cơ quan giám sát và đối tượng chịu giám sát thống nhất nhận thức chung, qua đó có cơ hội giải trình trách nhiệm trở nên rõ ràng, thực hiện tốt quy định của LHĐGS, từng bước để các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu giám sát thực hiện tốt các kiến nghị, kết luận giám sát.
 3.2. Tồn tại, hạn chế
Trên cơ sở Chương trình giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH đã chủ động xây dựng Chương trình giám sát của cơ quan mình nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Hoạt động thẩm tra còn một số hạn chế do còn thiếu các nghiên cứu, thông tin, tài liệu cập nhật để đối chiếu, kiểm chứng nội dung trong báo cáo của Chính phủ, bộ, ngành; việc tham gia phối hợp thẩm tra báo cáo công tác ở một số lĩnh vực mặc dù đã có quy định nhưng chưa được thực hiện có hiệu quả; tình trạng chủ thể có trách nhiệm báo cáo chậm gửi báo cáo xảy ra phổ biến, chưa có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này.
- Hoạt động giải trình chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Việc lựa chọn vấn đề giải trình còn chưa thật phong phú, đa dạng và chưa bao quát ở các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Nhiều phiên giải trình vẫn lựa chọn vấn đề có nội dung rộng, chưa thực sự giải quyết tốt các vấn đề bức xúc phát sinh trong thực tiễn. Việc tổ chức các phiên giải trình có lúc chưa có sự thống nhất về trình tự, cách thức thực hiện do chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất[18], làm ảnh hưởng đến chất lượng phiên giải trình.
- Việc Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH chưa có báo cáo UBTVQH về việc thực hiện Chương trình giám sát hằng năm của mình là chưa bảo đảm chặt chẽ, thống nhất trong công tác lãnh đạo, điều hành công tác giám sát của Quốc hội.
4. Hoạt động giám sát của đại biểu QH
4.1. Những kết quả đạt được
4.1.1. Hoạt động chất vấn
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, các đại biểu QH đã tích cực thực hiện quyền chất vấn của mình tại nghị trường QH, các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn do UBTVQH tổ chức với nhiều nội dung liên quan đến các vướng mắc, bất cập của địa phương cũng như các vấn đề quan trọng của đất nước, đây là hoạt động giám sát hiệu quả nhất của đa số đại biểu QH. Các đại biểu QH đã chất vấn đối với Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, trưởng ngành với các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, những bất cập trong chỉ đạo, điều hành với phương châm theo đến cùng sự việc, kết hợp tái chất vấn…; tích cực tham gia phát biểu ý kiến tại các phiên xem xét báo cáo; phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cử tri địa phương có nhiều ý kiến, kiến nghị, thông qua thực tế công tác của các đại biểu và qua hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát và tiếp công dân. Nhiều chất vấn của đại biểu QH đã được Chính phủ, các bộ, ngành chức năng tiếp thu, qua đó tạo được không khí sinh hoạt dân chủ, góp phần nâng cao hiệu quả của cơ quan dân cử.
4.1.2. Giám sát VBQPPL; giám sát việc thi hành pháp luật
- Các đại biểu QH đã quan tâm xem xét, đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên quan tới các nội dung giám sát cụ thể hoặc các nội dung mà đại biểu QH quan tâm.
Các vị đại biểu QH ghi nhận những phản ánh về những bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành qua các buổi tiếp xúc cử tri, các buổi làm việc với các sở, ngành, tỉnh và phản ảnh lại thông qua các phiên thảo luận, chất vấn tại diễn đàn QH; đồng thời tích cực nghiên cứu, xem xét nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, tích cực tham giam đóng góp nhiều ý kiến về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật, Nghị quyết… góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách.
- Các đại biểu QH đã tích cực triển khai Chương trình giám sát; tham gia các hoạt động giám sát theo quy định do QH, UBTVQH, các cơ quan của QH tổ chức; đồng thời nghiên cứu, phát hiện và đề xuất nội dung để Đoàn đại biểu QH tổ chức giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương.
Các đại biểu QH trong Đoàn đại biểu QH luôn tích cực tham gia các đoàn giám sát do QH, Uỷ ban Thường vụ QH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH tổ chức giám sát chuyên đề tại địa phương với tư cách là thành viên của đoàn giám sát và đóng góp ý kiến trong các Đoàn giám sát. Ngoài ra, với tư cách là đại biểu QH tại địa phương, các vị đại biểu QH tham gia cùng các đoàn giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc khi có yêu cầu và luôn thể hiện rõ vai trò của mình trong các đoàn giám sát.
4.1.3. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Với vai trò là đại biểu QH của mình, nhất là đối với các đại biểu QH giữ các vai trò Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã cùng các đại biểu QH trong Đoàn luôn tham gia tích cực vào việc tiếp dân định kỳ theo quy định, đôn đốc các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong việc trả lời, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân; qua đó tạo được sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và đồng lòng, tin tưởng của người dân tại địa phương.
4.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, hoạt động giám sát của đại biểu QH còn có một số tồn tại, hạn chế, đó là:
- Việc đại biểu QH tự mình tiến hành hoạt động giám sát chưa nhiều và hiệu quả chưa cao do còn thiếu cơ chế hỗ trợ; hoạt động giám sát tại địa phương của đaij biểu QH chủ yếu tham gia cùng với Đoàn đại biểu QH, chưa tổ chức giám sát theo kế hoạch riêng; tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát của Đoàn đại biểu QH chưa nhiều, chủ yếu thực hiện theo chương trình, kế hoạch giám sát của Đoàn đại biểu QH; việc báo cáo về hoạt động giám sát của cá nhân đại biểu QH với Đoàn đại biểu QH chưa thường xuyên, đầy đủ theo quy định.
- Việc tham gia ý kiến, phản biện đối với một số chuyên đề giám sát của đại biểu QH có trường hợp hiệu quả chưa cao do hoạt động giám sát đa dạng về lĩnh vực, đòi hỏi chuyên môn sâu, am hiểu lĩnh vực.
- Hoạt động đại biểu QH trong xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cá nhân còn có hạn chế, chủ yếu thông qua hoạt động của Đoàn đại biểu QH.
5. Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH
5.1. Những kết quả đạt được
Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, với vai trò là tổ chức của các đại biểu QH, các Đoàn đại biểu QH đã tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động giám sát, tác động tích cực đến quá trình điều hành, quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Căn cứ Chương trình giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, ý kiến đề xuất của các đại biểu QH và tình hình thực tiễn ở địa phương, Đoàn đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng Chương trình giám sát hằng năm, tổ chức thực hiện các Chương trình giám sát, khảo sát của QH, UBTVQH; đồng thời, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội được đông đảo cử tri quan tâm để xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề giám sát, khảo sát của Đoàn. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung giám sát được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; việc khảo sát, nắm thông tin trước khi tiến hành giám sát tại địa phương, cơ quan, đơn vị được thực hiện thường xuyên. Nhìn chung, các cuộc giám sát được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, bám sát chương trình giám sát của QH, UBTVQH và của Đoàn đại biểu QH.
- Các Đoàn đại biểu QH thường xuyên tổng hợp các ý kiến đề xuất của các vị đại biểu QH, kiến nghị của cử tri, những vấn đề bức xúc mà Nhân dân và cử tri quan tâm để đề xuất QH, UBTVQH quyết định, lựa chọn chuyên đề giám sát hằng năm.
- Công tác phối hợp giám sát được quan tâm, các Đoàn đại biểu QH thường xuyên mời đại diện Thường trực HĐND và các Ban của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các sở, ngành, đơn vị liên quan tham gia các Đoàn giám sát, qua đó hạn chế việc chồng chéo, trùng lặp về thời gian và nội dung giám sát của các cơ quan dân cử trên địa bàn, tỉnh, thành phố, nâng cao hiệu quả và tính phản biện xã hội trong hoạt động giám sát.
- Các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát luôn bảo đảm việc xây dựng báo cáo theo đúng yêu cầu, đề cương của Đoàn giám sát; tích cực trong việc chuẩn bị các điều kiện và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tham mưu, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn tiến hành hoạt động giám sát.
5.1.2. Giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương 
- Các Đoàn đại biểu Quốc hội  triển khai chương trình giám sát theo đúng quy định, gửi đề cương giám sát đến các cơ quan chịu sự giám sát bảo đảm thời gian theo quy định, tạo thuận lợi để các đơn vị có thời gian chuẩn bị báo cáo và gửi đến các đại biểu QH nghiên cứu trước cuộc làm việc; đồng thời chỉ đạo Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp các nội dung, thông tin liên quan đến chuyên đề giám sát để cung cấp cho các vị đại biểu QH trước khi tiến hành giám sát tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong những năm cuối nhiệm kỳ, để thích ứng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các Đoàn đại biểu QH đã chủ động bố trí linh hoạt, điều hoà chương trình, thời gian, quy mô, hình thức thực hiện giám sát phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn thành phố, song tiến độ, chất lượng, hiệu quả các đợt giám sát vẫn được bảo đảm theo quy định.
- Sau các đợt giám sát, Đoàn đại biểu QH kịp thời xây dựng, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát gửi QH, Uỷ ban thường vụ QH và các cơ quan của QH đúng thời hạn quy định và bảo đảm chất lượng. Đồng thời, gửi tới Chính phủ, các bộ, sở, ngành trung ương, địa phương các kiến nghị về cơ chế, chính sách, pháp luật còn vướng mắc, không khả thi để xem xét, kịp thời sửa đổi.
Nhìn chung, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH ngày càng đi vào nền nếp, thiết thực; việc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy trình, từ xây dựng dự thảo kế hoạch giám sát, tổ chức phân công triển khai, thực hiện Chương trình giám sát; việc lựa chọn nội dung giám sát tiếp tục đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả rõ nét, lựa chọn vấn đề vấn đề mà cử tri quan tâm, liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố và đời sống của Nhân dân; cách thức tiến hành giám sát được đổi mới, cải tiến, ngày càng bài bản, chuyên nghiệp; công tác tổ chức thực hiện, điều hoà và bố trí thời gian giám sát linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Kết quả giám sát đã từng bước tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với hoạt động của QH, Đoàn đại biểu QH, các vị đại biểu QH; góp phần bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước, là kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo thành phố xem xét, kịp thời chỉ đạo nhằm khắc phục hạn chế thiếu sót, tháo gỡ vướng mắc, bất cập, góp phần nâng cao kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phục vụ nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội thành phố; vừa góp phần phổ biến, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (Chi tiết tại Mục E Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Báo cáo này).
5.1.3. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Công tác giám sát của các Đoàn đại biểu QH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân chủ yếu thông qua hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị do Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Các Đoàn đại biểu QH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đại biểu QH đã thực hiện tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo; xử lý chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Thông qua giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, một số Đoàn đại biểu QH đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giám sát chuyên đề về việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh đó, các Đoàn đại biểu QH đã lồng ghép hoạt động giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân thông qua các cuộc giám sát chuyên đề tại các sở, ban, ngành và địa phương. (Chi tiết tại Mục E Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Báo cáo này).
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:
- Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH có thời điểm chưa được triển khai đầy đủ, toàn diện trên các mảng, lĩnh vực giám sát theo yêu cầu, kế hoạch. Việc thành lập Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu QH[19] còn bất cập do nhiều Đoàn đại biểu QH có số lượng đại biểu ở địa phương rất ít, một số đại biểu QH hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở trung ương ít có thời gian để tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH.
- Cách thức, nội dung, chất lượng tổng hợp, xử lý kiến nghị của cử tri của một số Đoàn đại biểu QH vẫn còn chưa cao, do chưa thực hiện tốt việc phân loại ngay từ đầu nên một số kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương vẫn được tập hợp đề nghị các cơ quan ở trung ương giải quyết, trả lời, làm tăng khối lượng công việc, không đúng thẩm quyền.
- Một số bộ, ngành trung ương, cơ quan chức năng ở địa phương gửi văn bản trả lời kiến nghị của cử tri đến Đoàn ĐBQH còn chậm so với quy định; một số nội dung trả lời còn chung chung; một số giải pháp chưa thật sự hiệu quả; vẫn còn một số các văn bản bộ, ngành trả lời các kiến nghị chưa xác định lộ trình, thời gian giải quyết dứt điểm.
- Một số kiến nghị sau giám sát của Đoàn giám sát tại địa phương chưa được các cơ quan chức năng quan tâm, giải quyết chưa hiệu quả hoặc giải quyết còn chậm; hoạt động theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chỉ dừng lại ở mức độ theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết, xử lý, chưa triển khai giám sát việc thực hiện kết luận sau giám sát.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Những kết quả đạt được trong hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, đại biểu QH, Đoàn đại biểu QH trong thời gian qua là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của QH, các cơ quan chức năng của QH, góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Để có được những kết quả đó là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản là:
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Nhà nước là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho hoạt động giám sát đúng định hướng, đúng pháp luật.
- Hệ thống pháp luật về giám sát từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, Quy chế Hoạt động giám sát của QH là nền tảng pháp lý cơ bản và hết sức cần thiết cho hoạt động giám sát của QH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH thực hiện thống nhất, hiệu quả. 
- Nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, đối tượng giám sát ngày càng được nâng cao. UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH đã ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, chủ trì thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về hoạt động giám sát, phối hợp và phát huy vai trò của các cơ quan hữu quan, tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giám sát của QH. 
- Việc lựa chọn đúng, trúng những vấn đề trọng tâm, bức xúc, phù hợp với yêu cầu của thực tế đã làm cho hoạt động giám sát đi vào đời sống xã hội, được cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
- Nội dung, phương thức hoạt động giám sát thường xuyên được rút kinh nghiệm, đổi mới, cải tiến cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH.
- Công tác đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động giám sát ngày càng được quan tâm, hoàn thiện đã góp phần tích cực vào kết quả hoạt động giám sát. 
2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Trong hoạt động xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ QH còn chưa phân định thật rõ ràng giữa hoạt động giám sát và việc xem xét về mặt thủ tục, chuẩn bị nội dung để trình QH tại kỳ họp. Thời gian dành cho việc xem xét các báo cáo công tác còn ít. Việc xem xét báo cáo từng lĩnh vực công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa được nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu và tính chất của hoạt động giám sát.
- Về giám sát văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH còn chưa thường xuyên, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, làm cho nhiều luật, pháp lệnh đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống; tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp, mâu thuẫn với luật, pháp lệnh hoặc không đúng thẩm quyền, quy trình, thể thức, chưa bảo đảm tính khả thi, gây phản ứng không tốt trong dư luận xã hội vẫn diễn ra. Vì vậy, cần có biện pháp để khắc phục hạn chế này trong thời gian tới.
- Thời gian tổ chức chất vấn ngắn, còn nhiều đại biểu QH chưa được đặt câu hỏi, đặt câu hỏi mà chưa đủ thời gian để trả lời trực tiếp tại phiên chất vấn. Tại một số phiên chất vấn, thành phần tham gia giải trình chưa đúng quy định, một số Bộ trưởng không tham dự, ủy quyền Thứ trưởng dự thay để giải trình. Chưa có quy định việc mời Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự phiên chất vấn. Việc ban hành nghị quyết về chất vấn tại phiên họp trong nhiệm kỳ khoá XIV chưa được thực hiện nên không có đủ cơ sở pháp lý giám sát việc thực hiện theo quy định khoản 6 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, làm giảm hiệu lực việc thực hiện chất vấn. Hiện nay, do chưa có quy định của pháp luật về tiêu chí lựa chọn nội dung, đối tượng chất vấn rõ ràng, nên còn có ý kiến khác nhau về hoạt động chất vấn tại Uỷ ban thường vụ QH.
Việc quy định QH xem xét việc thực hiện nghị quyết của UBTVQH về chất vấn là chưa phù hợp về chủ thể thực hiện (nên quy định Uỷ ban Thường vụ QH thực hiện); chưa có quy định về việc xem xét thực hiện nghị quyết của UBTVQH về giám sát chuyên đề; vẫn còn tình trạng báo cáo của Chính phủ gửi đến chậm so với thời hạn quy định.
- Nội dung, tính chất và quy trình triển khai giám sát chuyên đề của UBTVQH và QH chưa có sự khác biệt; việc thường xuyên bố trí đủ cả 04 chuyên đề/năm (02 chuyên đề của QH, 02 chuyên đề của UBTVQH) sẽ dẫn đến thời gian Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động giám sát theo chương trình riêng gặp khó khăn, hạn chế.
- Trong hoạt động giám sát chuyên đề, thông tin phục vụ hoạt động giám sát còn hạn chế, về cơ bản vẫn dựa trên việc xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát nên thông tin nhận được chưa thật sự khách quan, đầy đủ; công tác phối hợp của một số cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát còn chưa tốt; thành phần tham gia đoàn giám sát còn hình thức, nặng tính cơ cấu, thiếu thành phần chuyên môn sâu; sự tham gia của đại biểu QH là thành viên đoàn giám sát không đầy đủ, liên tục... ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.
- Việc xem xét báo cáo hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn chưa thường xuyên, kết quả còn nhiều mặt hạn chế.
- Hoạt động xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn thiếu giải pháp tổng thể nên còn nhiều vướng mắc trong thực hiện; công tác giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể chưa làm được nhiều; quy định về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành giám sát còn chưa được thể hiện rõ trong Luật nên khi triển khai còn gặp nhiều lúng túng.
- Việc thực hiện chưa điều hòa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong hoạt động giám sát chưa hiệu quả. Kế hoạch làm việc của các đoàn công tác tại địa phương, cơ sở có lúc, có nơi chưa phù hợp, dẫn đến phải hủy hoặc thay đổi chương trình,ảnh hưởng nhất định đến các địa phương, nhất là địa phương có nhiều đoàn đến làm việc trong một tháng (do chưa quy định rõ tính chất và quy mô giữa hoạt động giám sát với hoạt động khảo sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tại địa phương, gây khó khăn trong hoạt động điều hòa chung của UBTVQH)
2.2. Về giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH
- Chương trình giám sát có lúc được ban hành chậm, ảnh hưởng tới việc xây dựng Chương trình giám sát của Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH; có khi triển khai còn bị chồng lấn về nội dung, thời gian, địa điểm, buộc phải hủy, hoãn, thay đổi.
- Chưa có tiêu chí xác định báo cáo nào cần phải thẩm tra; nguồn lực của các cơ quan của QH khó đáp ứng được yêu cầu công tác thẩm tra; thời gian dành cho hoạt động thẩm tra còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo. Mặc dù Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối chi tiết các văn bản, tài liệu “mật”, tuy nhiên, một số trường hợp đóng dấu “mật” chưa đúng trong một số văn bản, tài liệu đã gây khó khăn nhất định cho công tác thẩm tra.
- Việc triển khai giám sát văn bản quy phạm pháp luật giữa các cơ quan chưa có sự thống nhất về thời điểm, trình tự, cách thức thực hiện, xử lý kết quả giám sát; công tác giám sát văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đối với từng văn bản còn hạn chế; chất lượng của hoạt động giám sát văn bản nói chung còn chưa cao.
- Một số chuyên đề giám sát có phạm vi khá rộng, có tính chuyên sâu cao, trong khi thời gian và nguồn lực thực hiện của các cơ quan của Quốc hội còn hạn chế.
- Hoạt động giải trình vẫn chưa thực sự được coi là một phương thức giám sát thường xuyên, chưa có sự cân đối với các hoạt động giám sát khác; số lượng phiên giải trình được tổ chức chưa nhiều; việc tổ chức các phiên giải trình có lúc chưa có sự thống nhất về trình tự, cách thức thực hiện, thành phần tham gia; còn thiếu sự tham dự của đại biểu QH (không phải thành viên của Hội đồng, Ủy ban), các chuyên gia, đối tượng chịu tác động của chính sách.
- Việc giám sát, kiến nghị đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo nổi cộm, phức tạp, tồn đọng kéo dài còn hạn chế; việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tuy đã được quan tâm nhưng kết quả chưa cao, chưa giám sát đến cùng các kiến nghị sau giám sát.
- Nội dung kiến nghị giám sát của các cơ quan còn chung chung, ít có chỉ tiêu, định lượng, thời hạn thực hiện cụ thể, dẫn tới khó khăn trong việc đánh giá chính xác các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện.
2.3. Về giám sát của Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH
- Nhận thức về chức năng, vị trí, vai trò hoạt động giám sát của một số chủ thể, đối tượng giám sát còn chưa đầy đủ. Tổ chức bộ máy của QH còn một số điểm chưa phù hợp (về mô hình tổ chức, tỷ lệ đại biểu QH chuyên trách còn thấp, đại biểu kiêm nhiệm còn nhiều…) còn tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm khi tiến hành giám sát.
- Vẫn còn những bất cập trong quy định pháp luật và các quy trình, phương thức tổ chức giám sát của QH, các cơ quan QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH; một số hoạt động giám sát đã được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND nhưng chưa có điều kiện thực hiện trong thực tế; một số quy định còn thiếu văn bản hướng dẫn, nhất là về quy trình, thủ tục, công tác phối hợp giữa các cơ quan, tiêu chí để lựa chọn những vấn đề, nội dung liên quan (hoạt động giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát của đại biểu QH).
- Nội dung giám sát vừa có phạm vi rộng vừa có tính chuyên môn sâu, khối lượng công việc lớn, nhiều việc phát sinh, yêu cầu gấp về tiến độ trong khi thời gian cho hoạt động giám sát, nguồn lực để thực hiện giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu QH còn hạn chế, dẫn đến hiện tượng quá tải trong hoạt động giám sát, làm cho cơ quan tiến hành giám sát chưa có điều kiện đi sâu xem xét kỹ lưỡng, cụ thể những nội dung giám sát, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát.
- Công tác bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệm giám sát đối với đại biểu QH chưa thường xuyên, nhất là những đại biểu là nhiệm kỳ đầu làm đại biểu QH; việc hỗ trợ nghiên cứu, cung cấp thông tin phục vụ giám sát còn chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời.
- Đại biểu QH tại địa phương chủ yếu là đại biểu kiêm nhiệm, việc bố trí thời gian, công việc để tham gia hoạt động giám sát còn nhiều khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát chưa được xây dựng đủ mạnh, một số điều kiện đảm bảo, chế độ đãi ngộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Hầu hết đại biểu QH trong Đoàn hoạt động kiêm nhiệm, công việc cơ quan nhiều nên chưa thể dành nhiều thời gian tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH, cũng như thực hiện chức năng giám sát, phản biện độc lập.
- Một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, bố trí không ổn định, kiêm nhiệm.
D. VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND QUA 07 NĂM THỰC HIỆN LHĐGS
1. Hoạt động giám sát của HĐND
1.1. Những kết quả đạt được
1.1.1.Xây dựng, quyết định chương trình giám sát hằng năm của HĐND
Công tác xây dựng chương trình giám sát hằng năm của HĐND các cấp được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Điều 58 của LHĐGS và Điều 4 của Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của UBTVQH. Trong đó luôn chú trọng những vấn đề được cử tri quan tâm, bức xúc, những nội dung còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực tế của các cấp chính quyền cơ sở để xem xét đưa vào chương trình giám sát hằng năm của HĐND các cấp (chương trình giám sát của năm sau được HĐND các cấp xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm trước). Theo quy định của Luật, mỗi đơn vị hành chính mỗi năm ban hành 01 chương trình giám sát. Tính từ năm 2016 đến năm 2023, 01 đơn vị hành chính sẽ ban hành 8 chương trình giám sát, theo đó, tính đến thời điểm hiện nay HĐND các cấp đã ban hành 90.928 chương trình giám sát hằng năm; cụ thể:
- HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành 504 chương trình giám sát hằng năm (63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương ban hành 504 chương trình).
- HĐND cấp huyện và cấp xã hằng năm đều nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định của Luật (số lượng chương trình giám sát phụ thuộc vào số lượng đợn vị hành chính của mỗi tỉnh). Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Nghị Số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH, tính đến tháng 04 năm 2023, nước ta có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 01 thành phố trực thuộc trung ương thuộc thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương, 82 thành phố trực thuộc trung ương thuộc tỉnh (trong đó có 01 thành phố trực thuộc trung ương đảo), 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện (trong đó có 11 huyện đảo); có 10.598 đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn), trong đó có 614 thị trấn, 1.737 phường, 8.247 xã. Theo đó, tổng số chương trình giám sát hằng năm do cấp huyện ban hành là 5.640, cấp xã là 84.784.
- Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh cũng xem xét thông qua các nghị quyết về chương trình giám sát hằng năm của HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã.
1.1.2. Xem xét báo cáo thuộc thẩm quyền của HĐND
Hằng năm, HĐND xem xét các báo cáo tại các kỳ họp thường kỳ, cụ thể các báo cáo: Báo cáo công tác 06 tháng, hằng năm của Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND), Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, Ban của HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Báo cáo của UBND về kinh tế - xã hội; báo cáo của UBND về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; báo cáo của UBND về công tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo của UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo của UBND về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; báo cáo của UBND về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và một số Báo cáo khác theo đề nghị của Thường trực HĐND.
 Hoạt động giám sát tại kỳ họp HĐNDđược thực hiện với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, trách nhiệm cao, đại biểu HĐND đã xem xét các báo cáo, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm. Đây cũng là căn cứ quan trọng để HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
Theo quy định của LHĐGS, đồng thời căn cứ vào số lượng đơn vị hành chính các cấp hiện nay (11.366 đơn vị), từ năm 2016 đến năm 2023, tổng số lượng tối thiểu các báo cáo mà HĐND các cấp phải xem xét tại các kỳ họp là: 3.330.238 báo cáo (01 đơn vị hành chính, tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật: 36 báo cáo; tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 59 của Luật: 5 báo cáo).
1.1.3. Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn
Thực hiện LHĐGS, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương đã tổ chức phiên chất vấn tại kỳ họp thường lệ giữa năm. Nhìn chung, các phiên chất vấn được chuẩn bị kỹ về nội dung, có trọng tâm, trọng điểm và sát với thực tiễn. Công tác điều hành phiên chất vấn của chủ tọa dân chủ, tạo không khí sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, cầu thị, lắng nghe. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương đã duy trì cách thức đặt câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng “hỏi nhanh đáp gọn”. Do đó, chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được nâng cao. Đồng thời, trong thời gian vừa qua, hoạt động chất vấn tiếp tục được đổi mới theo hướng thực chất, thời gian dành cho nội dung thảo luận, chất vấn được bố trí thỏa đáng, đã tạo hiệu ứng tốt trong việc nêu cao trách nhiệm cá nhân. Đa số các ý kiến chất vấn đều được trả lời, giải trình làm rõ, có giải pháp khắc phục, được đại biểu đồng tình, thống nhất cao, góp phần thúc đẩy hiệu quả thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Sau mỗi phiên họp chất vấn, HĐND đã ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, làm cơ sở để theo dõi, giám sát, đôn đốc, tổ chức tái giám sát các vấn đề, các cam kết trước Nhân dân và cử tri địa phương.
Bên cạnh đó, tùy vào thời lượng của kỳ họp, Hội đồng nhân quyết định bố trí từ 0,5 ngày đến 01 ngày cho nội dung chất vấn và trả lời chất vấn về những vấn đề, nội dung đang được đại biểu, cử tri và Nhân dân quan tâm. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.
Từ năm 2016 đến năm 2023, tại mỗi địa phương, mỗi cấp HĐND đều tổ chức khoảng trên 10 phiên chất vấn tại các kỳ họp thường lệ hằng năm (số liệu chi tiết tại Mục A Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Báo cáo này).
 1.1.4. Xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp
 Thực hiện LHĐGS, HĐND các cấp đã triển khai thực hiện xem xét việc ban hành các VBQPPL theo đề nghị của Thường trực HĐND. Việc ban hành các văn bản của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trong thời gian vừa qua cơ bản đúng thẩm quyền, tuân thủ đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; một số ít nghị quyết của HĐND còn sai sót về thể thức và nội dung nhưng đã kịp thời khắc phục, điều chỉnh.
Bên cạnh đó, có một số UBND một số địa phương ban hành văn bản QPPL sai quy định, trên cơ sở kiến nghị của cử tri và qua giám sát, HĐND đã kịp thời yêu cầu UBND trình HĐND ban hành Nghị quyết bãi bỏ văn bản QPPL (như: tỉnh Gia Lai ban hành Nghị quyết bãi bỏ quy định về mức thu lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch… tỉnh Quảng Nam xử lý 03 nghị quyết do ban hành không đúng thẩm quyền, không đảm bảo trình tự, thủ tục theo luật định; hủy bỏ 01 quyết định của UBND huyện do ban hành không đúng thẩm quyền). (Số liệu chi tiết tại Mục B Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Báo cáo này).
1.1.5. Giám sát chuyên đề
Thực hiện LHĐGS, căn cứ chương trình giám sát, HĐND ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND; đồng thời, xem xét thận trọng, toàn diện, khách quan và ban hành các nghị quyết về giám sát chuyên đề do các đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thực hiện làm cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện và tổ chức việc theo dõi, giám sát việc triển khai nghị quyết (số liệu về các cuộc, chuyên đề giám sát chi tiết tại Mục C Phụ lục 02 ban hành kèm theo Báo cáo này).
. Cơ bản các cuộc giám sát đều bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật; qua giám sát đã khẳng định những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đã có nhiều kiến nghị với QH, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, UBND các cấp và các ngành chức năng để xem xét giải quyết.
1.1.6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu
Thực hiện LHĐGS, HĐND đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn người lấy phiếu tín nhiệm, xây dựng báo cáo theo quy định và chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp. Công tác tổ chức lấy phiếu tín nhiệm được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc, chặt chẽ, công khai, dân chủ, minh bạch, đảm bảo mục đích, nguyên tắc, đối tượng, quy trình, thủ tục, thời gian theo quy định. Qua kết quả bỏ phiếu đã thể hiện được quyền giám sát của đại biểu HĐND đối với những người do HĐND bầu. Đồng thời, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh đúng việc thực hiện chức trách nhiệm vụ quản lý, điều hành của người được lấy phiếu tín nhiệm, qua đó giúp những người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của HĐND đối với mình trong lĩnh vực phụ trách để có phương hướng khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm được công bố, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác.
 1.2. Những tồn tại, hạn chế
         Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, qua tình hình triển khai thực hiện LHĐGS trong 07 năm qua, có những hạn chế cụ thể như sau:
- Trên thực tế, HĐND các cấp, nhất là HĐND cấp huyện, xã triển khai thực hiện các hoạt động giám sát chưa đồng bộ, chưa được thường xuyên, liên tục, hiệu quả vì cấp huyện, đặc biệt là cấp xã nguồn nhân lực yếu và thiếu, cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giám sát.
          - Các cuộc giám sát chuyên đề chuyên môn sâu chưa mời được chuyên gia có kinh nghiệm để hỗ trợ, tư vấn.
          - Việc thực hiện giám sát VBQPPL chưa thực hiện thường xuyên, liên tục để phát hiện, xử lý đối với VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật hoặc các quyết định của UBND, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp không phải là VBQPPLcó dấu hiệu trái luật pháp.
          - Một số ngành, địa phương gửi hồ sơ, tài liệu phục vụ giám sát không bảo đảm thời gian và chất lượng.
- Chất lượng hoạt động của một số đại biểu HĐND chưa cao, một số đại biểu chưa thật sự mạnh dạn phát huy vai trò đại diện, còn có tình trạng ngại va chạm, một số đại biểu kiêm nghiệm chưa dành đủ 1/3 thời gian theo đúng quy định cho hoạt động của đại biểu.
          2. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND
          2.1. Những kết quả đạt được
          Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của LHĐGS, trong 07 năm qua, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND các cấp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó: (1) Công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND được Thường trực HĐND các cấp chủ động thực hiện ngay từ đầu năm, phân công các Ban HĐND thẩm tra, khảo sát và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm rõ nội dung, tiến độ, yêu cầu chất lượng. (2) Việc tổ chức các phiên họp Thường trực HĐND, ngoài duy trì đều đặn họp giao ban định kỳ hằng tuần, hằng tháng, đã tổ chức các cuộc họp định kỳ, cuộc họp đột xuất hoặc lấy ý kiến bằng văn bản yêu cầu các cơ quan thực hiện giải trình; thực hiện hoạt động chất vấn đối với đối tượng do HĐND bầu, phê chuẩn. Nội dung, chương trình các phiên họp được xây dựng chặt chẽ, sát tình hình thực tiễn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao; phương pháp tổ chức, chất lượng phiên họp từng bước được cải tiến, nâng cao. Sau các phiên họp, Thường trực HĐND ban hành kết luận để thực hiện, theo dõi, giám sát…, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của Thường trực HĐND. (3) Mối quan hệ công tác với các cơ quan trung ương được Thường trực HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương duy trì và tăng cường, bảo đảm hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan trong việc tham gia giám sát, khảo sát, hội nghị, dự khán một số phiên họp của QH, nhất là phiên họp giám sát, có truyền hình, phát thanh trực tiếp; tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động; tích cực tham gia góp ý vào các dự án, dự thảo luật, nghị quyết, cung cấp thông tin về thực trạng triển khai các chính sách tại địa phương, góp phần kịp thời và thiết thực nâng cao chất lượng công tác lập pháp của QH; đồng thời, thực hiện tốt quy chế phối hợp với các cơ quan ở địa phương trong việc tổ chức kỳ họp của HĐND; tổ chức tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị cử tri; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về những nội dung quan trọng của địa phương; kịp thời thông tin, tuyên truyền về xây dựng chính quyền và các quy định pháp luật hoặc tăng cường trao đổi kinh nghiệm đi thực tế ở một số địa phương khác.
          2.2.1. Xây dựng, quyết định chương trình giám sát hằng năm của Thường trực HĐND
          Thực hiện LHĐGS, Thường trực HĐND quyết định chương trình giám sát hằng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và ý kiến của các thành viên Thường trực HĐND, đề nghị của các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương kịp thời gửi đến đại biểu HĐND, UBND, , Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan chịu sự giám sát biết, chủ động chuẩn bị, phối hợp và thực hiện. Do đó, đã khắc phục tình trạng giám sát tại 01 đơn vị, địa phương quá nhiều trong năm. Hoạt động giám sát đã hoàn thành đúng theo nghị quyết về chương trình giám sát hằng năm của HĐND tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND còn chủ động tiến hành giám sát đối với một số cơ quan, đơn vị khi có vấn đề bức xúc phát sinh.
          2.2.2. Xem xét quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp
          Thực hiện LHĐGS, trong những năm qua, Thường trực HĐND các cấp đã chú trọng thực hiện, phân công các Ban của HĐND, giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới. Qua giám sát cho thấy các quyết định của UBND và nghị quyết của HĐND câp dưới cơ bản được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục, nội dung đúng quy định của Hiếp pháp, pháp luật, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, qua thực tiễn cũng thấy rằng, vẫn còn một số quyết định, nghị quyết được ban hành còn sai sót và thẩm quyền, thể thức và kỹ thuật trình bày, các văn bản này đã được phát hiện kịp thời và được xử lý nghiêm túc góp phần ngày càng hoàn thiện các quy định pháp luật áp dụng tại địa phương (số liệu chi tiết tại Mục D Phụ lục 02 ban hành kèm theo Báo cáo này).
          2.2.3. Xem xét việc trả lời chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND
          Thực hiện LHĐGS, các văn bản của cấp trên về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, hoạt động chất vấn tại các phiên họp thường kỳ của Thường trực HĐND tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, quyết liệt, thực chất, khoa học, hiệu quả, gắn với những vấn đề bức xúc, tồn tại của địa phương. Qua báo cáo các địa phương đều đánh giá các phiên chất vấn diễn ra dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm. Sau phiên họp, Thường trực HĐND đã ban hành kết luận để làm căn cứ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại phiên chất vấn, giải trình và đề nghị gửi báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực HĐND để thông báo tới cử tri. Đồng thời, giao các Ban của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện. Tuy nhiên, còn có địa phương chưa thực hiện nội dung này; bên cạnh đó, cũng có địa phương trong thời gian giữa 02 kỳ họp không có đại biểu gửi nội dung chất vấn về Thường trực HĐND các cấp để Thường trực HĐND tổ chức phiên họp chất vấn. (Số liệu chi tiết tại Mục E Phụ lục 02 ban hành kèm theo Báo cáo này).
          2.2.4. Giám sát chuyên đề
Thực hiện quy định của LHĐGS và các VBQPPL có liên quan, hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND các cấp được quan tâm thực hiện và đạt những kết quả tích cực (số liệu chi tiết tại Mục G Phụ lục 02 ban hành kèm theo Báo cáo này). Hình thức, phương thức hoạt động giám sát có nhiều đổi mới, nội dung giám sát trọng tâm, trọng điểm, các chuyên đề được lựa chọn đúng và trúng, đặc biệt là những nội dung liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân, các chuyên đề cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Thông qua giám sát, các đoàn giám sát đã kịp thời nắm bắt những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương; đồng thời, thể hiện đúng quan điểm HĐND đồng hành cùng chính quyền địa phương, chỉ rõ những nguyên nhân và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân và đưa ra các đề xuất, kiến nghị cần tập trung giải quyết, khắc phục.
          2.2.5. Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND
          Thực hiện Điều LHĐGS, Thường trực HĐND các cấp đã tổ chức các phiên họp để giải trình những nội dung có liên quan được các thành viên Thường trực HĐND quan tâm đề nghị làm rõ. Một số địa phương đã nghiêm túc thực hiện hoạt động giải trình tại các phiên họp của Thường trực HĐND, các phiên họp đều được phát thanh - truyền hình trực tiếp và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Fanpage của địa phương, nội dung đăng tải đầy đủ để cử tri theo dõi, giám sát chặt chẽ, qua đó nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của cử tri. Bên cạnh đó, có một số địa phương chưa tổ chức phiên giải trình riêng mà việc giải trình của UBND và các ban, ngành, đơn vị chức năng có liên quan được tổ chức kết hợp thực hiện tại các phiên thảo luận, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp và giữa 02 kỳ họp HĐND. Ngoài ra, vẫn còn một số địa phương chưa thật sự chú trọng quan tâm đến hoạt động này. (Số liệu chi tiết tại Mục H Phụ lục 02 ban hành kèm theo Báo cáo này).
          2.2.6. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Thực hiện LHĐGS, Thường trực HĐND đã duy trì thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Kế hoạch tiếp công dân, lịch tiếp công dân của lãnh đạo chủ chốt được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải lên trang thông tin điện tử của HĐND, niêm yết tại trụ sở tiếp công dân để cử tri và Nhân dân biết.
Ngoài các ý kiến được giải đáp trực tiếp tại buổi tiếp công dân, Thường trực HĐND chỉ đạo tổng hợp đầy đủ ý kiến và chuyển UBND chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo đúng quy định, có văn bản trả lời Thường trực HĐND và công dân biết. Tuy nhiên, hoạt động tiếp công dân tại địa bàn đại biểu ứng cử còn chưa được chú trọng thực hiện.
- Việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dânđã được thực hiện theo quy định. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đã tổng hợp đầy đủ đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của công dân và chuyển đến UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và đã có văn bản trả lời công dân theo quy định; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đối với những vụ việc phức tạp hoặc khiếu nại kéo dài nhưng chưa được xử lý dứt điểm, Thường trực HĐND và các của Ban HĐND đã tổ chức giám sát để làm rõ.
Các nội dung nổi cộm chủ yếu là về bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
          2.2.7. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
Thực hiện LHĐGS, Thường trực HĐND các cấp giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thông qua việc tăng cường đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, tiếp công dân, giám sát gắn với trách nhiệm giải trình; tăng cường công tác thông tin - dân nguyện; tổ chức các phiên giải trình, chất vấn bằng “hình ảnh, phóng sự” theo hướng “rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm”. Tại các điểm tiếp xúc cử tri, đều mời lãnh đạo UBND, lãnh đạo cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và chính quyền cấp huyện cùng tham dự để tiếp thu ý kiến, giải thích, trả lời trực tiếp về các vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý do cử tri phản ánh, đã kịp thời giải đáp những ý kiến, kiến nghị của cử tri ngay tại hội nghị, tạo không khí sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, xây dựng. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duy trì hoạt động của đường dây tiếp nhận ý kiến của cử tri, một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mở rộng kênh thông tin tiếp nhận, tăng cường cơ chế đối thoại với cử tri, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, trong đó có địa phương còn triển khai thí điểm việc tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử. Sau tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ đạo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển UBND cấp tỉnh trả lời và báo cáo trực tiếp HĐND tại kỳ họp.
          2.2 Những tồn tại, hạn chế
          - Một số cuộc giám sát chưa thể hiện được rõ nét vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm, chủ yếu vẫn do các đại biểu chuyên trách thực hiện. Hình thức, phương thức tổ chức giám sát của cấp huyện, xã chưa có nhiều đổi mới, đôi lúc chưa kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh.
          - Hoạt động chất vấn và giải trình giữa 02 kỳ họp còn ít, có một số địa phương chưa quan tâm thực hiện.
          - Hoạt động giám sát chuyên đề đã phát huy được hiệu quả và chất lượng. Tuy nhiên, HĐND cấp xã của một số địa phương chưa tổ chức được nhiều, các cuộc giám sát chưa đề xuất kiến nghị được giải pháp để các ngành chức năng khắc phục những hạn chế; phương pháp, hình thức giám sát vẫn chủ yếu mang tính trình bày báo cáo, việc thảo luận, đặt vấn đề còn hạn chế, dẫn đến chất lượng các cuộc giám sát không cao.
          - Một số đơn vị, ngành chức năng là đối tượng chịu sự giám sát chưa xây dựng báo cáo đảm bảo chất lượng, thiếu số liệu, không đảm bảo thời gian theo quy định, chưa mạnh dạn báo cáo đầy đủ những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế; do đó, khó xác định được những nguyên nhân của hạn chế, khó xác định được các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế.
          - Hoạt động giám sát, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa được thường xuyên; chưa có chế tài đối với các đơn vị chậm hoặc không thực hiện kiến nghị sau giám sát. Hoạt động tái giám sát chưa được chú trọng quan tâm.
          - Một số địa phương chưa thật sự quan tâm việc giám sát nghị quyết của HĐND cấp dưới và quyết định của UBND cùng cấp.
          3. Hoạt động giám sát của các Ban của HĐND
          3.1 Những kết quả đạt được
3.1.1. Thẩm tra báo cáo do HĐND, Thường trực HĐND phân công
Căn cứ vào nội dung chương trình kỳ họp, thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND, các các Ban của HĐND đã tích cực, chủ động, linh hoạt thực hiện công tác khảo sát, giám sát, thẩm tra, cơ bản đúng tiến độ; tiếp tục đổi mới phương pháp thẩm tra, bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Nhiều nội dung qua thẩm tra được UBND và các cơ quan tiếp thu, giải trình làm rõ, góp phần nâng cao chất lượng các nghị quyết được ban hành, cũng như tăng tính hiệu quả trong hoạt động của HĐND. Ngoài ra, các Ban còn chủ động nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế; các đại biểu HĐND tích cực tham gia phát biểu, đề xuất giải pháp về những nội dung thảo luận, chất vấn, giám sát, nhất là đội ngũ đại biểu chuyên trách.
3.1.2. Giám sát quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp
Hằng năm, các Ban của HĐND thực hiện giám sát thường xuyên việc ban hành các quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trên từng lĩnh vực phụ trách. Thông qua hoạt động này đã đề nghị HĐND cấp dưới và UBND các cấp kịp thời có những điều chỉnh các quy định đối với những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền, trái với Hiến pháp, pháp luật.
3.1.3. Giám sát chuyên đề
Trên cơ sở chỉ đạo, điều hòa của Thường trực HĐND và chương trình, kế hoạch giám sát được thông qua từ cuối năm trước, các Ban của HĐND đã chủ động thành lập các đoàn giám sát và triển khai thực hiện theo đúng quy định của LHĐGS.
Với việc chủ động đổi mới hình thức giám sát đa dạng, phong phú, từ xem xét báo cáo đến giám sát trực tiếp, trong đó chú trọng khảo sát thực tế. Trong quá giám sát, các thành viên Ban của HĐND luôn chủ động nghiên cứu tài liệu, tích cực nêu ý kiến quan điểm, thể hiện tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, trong những năm qua, nhiều vấn đề nổi cộm phát hiện qua giám sát đã được Ban của HĐND chỉ ra và đã được các đơn vị, ngành liên quan kịp thời khắc phục. Bên cạnh đó, các Ban của HĐND đã nghiên cứu tổng hợp các đề xuất kiến nghị của các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3.1.4. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
Trên cơ sở các quy định pháp luật, thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND, các Ban cảu HĐND đã tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề về việc thi hành Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; kết quả các vụ việc tồn đọng trên lĩnh vực được phân công và tổ chức các cuộc giám sát đối với từng vụ việc cụ thể. Bên cạnh đó, việc thực hiện giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn được địa phương thực hiện xem xét, thẩm tra các báo cáo của UBND cùng cấp trình tại kỳ họp thường lệ của HĐND.
          3.2. Những tồn tại, hạn chế
          Đối với hoạt động thẩm tra: Mặc dù đã được gửi thông báo chương trình, nội dung theo đúng quy định; tuy nhiên, một số đơn vị gửi tài liệu về Ban của HDND chậm, không đúng thời gian quy định; hồ sơ gửi kèm theo chưa đầy đủ, thiếu thông tin. Một số cơ quan dự hội nghị thẩm tra chưa chuẩn bị kỹ nội dung cần giải trình dẫn đến các ý kiến giải trình không đạt yêu cầu; công tác xây dựng kế hoạch giám sát của các Ban của HĐND còn dàn trải, trùng lặp thời gian, địa điểm giám sát.
          4. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND các cấp
          4.1. Những kết quả đạt được
4.1.1. Chất vấn
Trong thời gian qua, hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND ngày càng phát huy được vai trò, tích cực, tham gia từ đầu trong quá trình đề xuất Thường trực HĐND lựa chọn các vấn đề chất vấn. Tại các kỳ họp, việc thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn đã thể hiện tinh thần dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, nhiều đại biểu HĐND các cấp đẫ thực hiện tốt quyền chất vấn đối với UBND, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND về trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đại diện trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao; kiên trì theo bám vấn đề đã chất vấn đến khi có kết quả, thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử.
Nội dung câu hỏi được các đại biểu HĐND lựa chọn những vấn đề sát thực tiễn, tập trung vào những lĩnh vực còn nhiều tồn đọng, những vấn đề còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ, hiệu quả thấp và liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh, được đông đảo cử tri và Nhân dân quan tâm.
4.1.2. Giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp
Đại biểu HĐND thực hiện giám sát thường xuyên, nghiêm túc việc ban hành các quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp, nhằm kịp thời phát hiện văn bản trái với quy định, báo cáo Thường trực HĐND xem xét, yêu cầu bãi bỏ hoặc điều chỉnh theo quy định. Tuy nhiên, hoạt động này cơ bản là do các đại biểu chuyên trách theo dõi, giám sát.
4.1.3. Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
Đại biểu HĐND quan tâm chủ động, thường xuyên giám sát các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật. Từ đó, kịp thời phát hiện sai phạm hoặc những tồn tại, hạn chế trong công tác điều hành, quản lý nhà nước; đề xuất Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tổ chức giám sát, khảo sát chuyên đề hoặc đề xuất thường trực tổ chức phiên giải trình, chất vấn, nhằm nắm đầy đủ thông tin, đánh giá tình hình, thực trạng, kiến nghị giải pháp để các cơ quan, đơn vị khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật tại địa phương.
          4.1.4.Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
          Nhiều đại biểu HĐND thường xuyên thực hiện tốt việc tiếp công dân theo lịch do Thường trực HĐND thông báo; theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Thường trực HĐND chuyển; đồng thời, đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử, khi người dân có những vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật và có những yêu cầu, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cơ quan công quyền. Đồng thời, đại biểu HĐND đã thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.
          4.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động giám sát của HĐND trong những năm qua còn có một số tồn tại, hạn chế sau:
- Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND chưa thật rõ; hệ thống VBQPPL (LHĐGS, Luật tổ chức chính quyền địa phương, một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan) về tổ chức, hoạt động giám sát của HĐND các cấp và cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa thật sự đồng bộ và hoàn thiện.
- Về hoạt động chất vấn, giải trình tại các phiên họp của Thường trực HĐND chưa thực hiện được nhiều; chưa tổ chức được nhiều hoạt động giám sát thực hiện các nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
 - Hình thức tiếp xúc cử tri chưa đa dạng, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, nơi làm việc, nơi cư trú còn ít...; việc giải quyết kiến nghị đối với một số vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm hoặc chưa nhận được sự đồng thuận cao của cử tri; thời gian giải quyết còn kéo dài, quá thời hạn quy định. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết các nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát chưa được thường xuyên và triệt để.
- Chất lượng thẩm tra của các Ban của HĐND chưa được đồng đều, một số văn bản chưa cao; ở một số địa phương kế hoạch, lịch làm việc của các Ban của HĐND có lúc còn chồng chéo, chưa thực sự khoa học.
- Về hoạt động của Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND có nơi còn hạn chế như chưa bố trí nhiều thời gian cho hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, duy trì họp tổ thường xuyên; chưa thực hiện tốt hoạt động tiếp công dân định kỳ.
- Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện hoạt động giám sát của HĐND có lúc chưa chặt chẽ, chưa bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật; các đơn vị được xin ý kiến chưa thực sự tham gia có trách nhiệm vào dự thảo nghị quyết.
 - Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp chưa tương xứng yêu cầu khách quan của hoạt động HĐND, nhất là HĐND cấp xã; chưa có cơ chế huy động, sử dụng các chuyên gia từng lĩnh vực tham mưu, giúp việc cho các đoàn giám sát.
- Việc thực hiện chức năng giám sát của một số đại biểu chưa thể hiện rõ, nhiều đại biểu kiêm nhiệm chưa dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của HĐND theo quy định; chưa mạnh dạn tham gia ý kiến tại các phiên họp, thảo luận, chất vấn; việc phát biểu còn mang nặng tính phân công…
          II. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
          1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Thực hiện LHĐGS, Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của UBTVQH và các văn bản hướng dẫn liên quan, hoạt động giám sát của HĐND đã tạo sự chuyển biến tích cực, tiếp tục được đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả, bám sát và góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với các biện pháp thiết thực, khả thi, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, làm cơ sở để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội hằng năm.
Qua hoạt động giám sát đã giúp nhiều địa phương triển khai hiệu quả các Nghị quyết của QH về cơ chế đặc thù, sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có, huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và kịp thời giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, giao thông…
Việc tổ chức các kỳ họp của HĐND cấp tỉnh tiếp tục được đổi mới, theo hướng chuẩn bị “từ sớm, từ xa”, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Các Ban của HĐND đã chủ động, đổi mới trong hoạt động thẩm tra, bảo đảm kỹ lưỡng, tranh thủ được nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học; kết hợp giữa xem xét báo cáo với khảo sát cơ sở; có chính kiến rõ ràng, tính phản biện cao, làm cơ sở để đại biểu thảo luận, xem xét, quyết định. Công tác điều hành kỳ họp có những cải tiến hợp lý, linh hoạt, phát huy tính dân chủ. Việc trình bày các báo cáo tại hội trường được đổi mới, trình chiếu phóng sự hoặc chỉ trình bày những vấn đề cơ bản để dành thời gian tập trung thảo luận, chất vấn và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Nội dung, chương trình các kỳ họp thực hiện bảo đảm đúng quy định của pháp luật, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.
 Hoạt động tiếp công dân đã phát huy hiệu quả, nhiều vụ việc đã được giải quyết dứt điểm. Việc phối hợp, điều hòa, hướng dẫn hoạt động với các cơ quan có liên quan được duy trì kịp thời, chặt chẽ, rõ trách nhiệm. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri được quan tâm. Mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan, tổ chức hữu quan đã được cụ thể hóa bằng các quy chế phối hợp, quy chế làm việc; vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp với hoạt động của đại biểu HĐND cấp các câp đã thúc đẩy sự nỗ lực không ngừng của các đại biểu khi thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, các địa phương tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động của HĐND, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Hệ thống VBQPPL ngày càng nhiều và có sự phân cấp dần cho các địa phương, trong khi đó UBND cấp tỉnh chưa kịp thời nghiên cứu, tham mưu trình HĐND cấp tỉnh ban hành theo quy định; một số văn bản hướng dẫn của Trung ương chậm được ban hành như các hướng dẫn về việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 hoặc còn có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan, gây khó khăn cho việc thực hiện; một số cơ quan ngành dọc như Bảo hiểm xã hội, Kho bạc, Thi hành án dân sự, Thuế... hoạt động và thực thi pháp luật có ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích của nhân dân địa phương nhưng đại biểu không có quyền chất vấn thủ trưởng các cơ quan này do không thuộc đối tượng chất vấn theo quy định của pháp luật; chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các trường hợp chịu sự giám sát không chấp hành việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; một số nội dung cần phải có nội dung, lộ trình, nguồn lực hoặc hướng dẫn của Trung ương nên chưa giải quyết được dứt điểm.
 Có một số nội dung mới phát sinh ngoài chương trình, kế hoạch năm đã gây áp lực trong việc thực hiện nhiệm vụ; việc cung cấp thông tin, số liệu ở một số nơi chưa thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời; chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục việc chậm gửi, lùi hoặc thay đổi một số nội dung trình kỳ họp HĐND.
 Nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND được giao ngày càng nhiều, trong khi số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách còn ít. Một số đại biểu do bận công tác chuyên môn, nhất là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm nên chưa bảo đảm về thời gian tham gia giám sát, khảo sát, thẩm tra, sự thay đổi nơi công tác của một số đại biểu đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, một số đại biểu kỹ năng hoạt động dân cử còn hạn chế hoặc còn nể nang, ngại va chạm, chưa mạnh dạn thảo luận, tranh luận chất vấn.
 Tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan giúp việc HĐND còn ít, chất lượng chưa đồng đều chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối với đại biểu HĐND, công chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND còn hạn chế, bất cập.
 Bên cạnh đó, nguồn lực của một số địa phương còn hạn chế nên chưa được giải quyết dứt điểm được một số kiến nghị của cử tri như về lĩnh vực đầu tư xây dựng; một số nơi còn xem nhẹ vai trò của HĐND trong bộ máy nhà nước; thiếu sự quan tâm, phối hợp trong các mặt công tác nên hiệu quả chưa cao.
Đ. VỀ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT QUA 07 NĂM THỰC HIỆN LHĐGS
1. Hoạt động bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát
1.1. Những kết quả đạt được
Việc đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 88 LHĐGS. QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND đã triển khai thực hiện các quy định về bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát cơ bản đáp ứng các yêu cầu về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của QH, của HĐND.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát được triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Ở trung ương, việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm kịp thời, bảo đảm thời gian, có nhiều đổi mới về thành phần, nội dung, chất lượng và phương thức giám sát để triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, HĐND, các cơ quan của HĐND đã luôn chủ động, sát sao, tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu, hệ thống hóa tài liệu liên quan để phục vụ cho việc thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, hoạt động giám sát chuyên đề, phiên họp giải trình; chủ động triển khai công tác hành chính như xây dựng, gửi văn bản đến cơ quan chịu sự giám sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chịu sự giám sát trước, trong và sau khi giám sát để bảo đảm chất lượng hoạt động giám sát. Ngoài việc giám sát theo chuyên đề của QH và UBTVQH, HĐND thì các vị đại biểu QH, đại biểu HĐND còn tích cực tham gia các hoạt động chất vấn, có đầu tư thời gian để nghiên cứu các nội dung chất vấn.
Tại các địa phương, việc triển khai chương trình giám sát của QH, UBTVQH được thực hiện ngay sau khi có các nghị quyết và kế hoạch giám sát, theo đó Đoàn đại biểu QH, HĐND tỉnh sẽ xây dựng Kế hoạch giám sát riêng của Đoàn trong đó lựa chọn các đơn vị được giám sát phù hợp với nội dung giám sát. Phương thức giám sát luôn được quan tâm đổi mới đảm bảo thiết thực, hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương, không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của các đối tượng chịu sự giám sát nhưng cũng đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng quy trình. Trong quá trình triển khai giám sát, Đoàn thực hiện nghiêm theo kế hoạch đã xây dựng, đồng thời chủ động thực hiện khảo sát thực tế ở cơ sở, thăm dò dư luận ở địa phương để nắm bắt tình hình thực tế, cung cấp thêm thông tin cho các đại biểu QH và lãnh đạo để làm căn cứ kết luận sau giám sát. Việc thành lập đoàn giám sát và tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát chuyên đề cũng như công tác tổ chức giám sát được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo tối thiểu số lượng 03 đại biểu QH tham gia; đồng thời có sự phối hợp với Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong xây dựng, triển khai các cuộc giám sát.
HĐND đã ban hành các nghị quyết để triển khai chương trình giám sát, chuyên đề giám sát hằng năm để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. Ban hành quy chế làm việc của Đảng đoàn HĐND quy định trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đoàn. Một số địa phương ban hành quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn HĐND với Ủy ban Kiểm tra để phối hợp trong tham mưu triển khai thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đây là những văn bản quan trọng tạo cơ chế lãnh đạo của Đảng đoàn HĐND đối với hoạt động của HĐND; một số địa phương, Thường trực HĐND ký kết các quy chế phối hợp công tác với Đoàn đại biểu QH; UBND và Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động giám sát cho hoạt động giám sát đã có sự thay đổi về chất lượng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cho Đoàn giám sát. Khi triển khai các hoạt động giám sát, thông tin phục vụ được lấy từ nguồn báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, từ kết quả các hội nghị, hội thảo tham vấn chuyên gia, từ nguồn điểm báo, từ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu độc lập, từ thông tin đại chúng và dư luận xã hội.
- Các cơ quan, tổ chức cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động giám sát. Tài liệu cung cấp cho đại biểu tại các kỳ họp QH được Thư viện QH, Viện Nghiên cứu lập pháp và các cơ quan liên quan cung cấp phong phú, được phân loại theo lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu của đại biểu QH, tạo thuận lợi cho đại biểu QH trong việc nghiên cứu.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát đã thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch và các yêu cầu cũng như tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị của Đoàn giám sát, tổ chức rút kinh nghiệm, thực hiện nghiêm túc nhiều kiến nghị sau giám sát.
- Các cơ quan thông tin đại chúng đã thực hiện quyền tiếp cận, đưa tin về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật, cụ thể: Các hoạt động của Đoàn giám sát của QH, của HĐND đều mời cơ quan báo, đài đến đưa tin, đảm bảo tính công khai, minh bạch, sát theo quy định của pháp luật. Một số phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH được truyền hình trực tiếp đã thu hút sự quan tâm và kịp thời chuyển tải các nội dung giám sát đến Nhân dân. Việc phối hợp tổ chức đường truyền giữa trụ sở Văn phòng QH với 63 Đoàn đại biểu QH được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận tiện cho việc tổ chức các phiên họp, hội nghị và tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả thiết thực.
1.2. Những tồn tại, hạn chế
- Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát đôi khi còn gặp khó khăn trong triển khai. Có trường hợp chương trình giám sát ban hành chậm ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình giám sát của Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH; có lúc, có nơi triển khai còn bị chồng lấn cả nội dung, thời gian, địa điểm, buộc phải hủy, hoãn, thay đổi.
- Thời điểm báo cáo theo kế hoạch giám sát quá gần nhau (tập trung chủ yếu ở giai đoạn đầu năm), thời gian thực hiện giám sát ngắn trong khi các chuyên đề giám sát của QH, UBTVQH rộng, có nhiều đối tượng liên quan, nộidung giám sát có nhiều vấn đề cần làm rõ, cần tổng hợp, cần cung cấp nhiều số liệu, thông tin...gây khó khăn cho các Đoàn đại biểu QH trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí đại biểu QH, tổ chức giám sát, hoàn thiện báo cáo giám sát gửi QH, UBTVQH.
- Việc điều hòa hoạt động các đoàn giám sát chưa hiệu quả, trong cùng một năm có nhiều đoàn giám sát và khảo sát đến làm việc tại địa phương gây áp lực cho địa phương.
- Hiện nay, còn thiếu quy định và hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND về mô hình chính quyền đô thị.
- Mặc dù trong những năm gần đây, Quốc hội đã cố gắng nâng cao tỉ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhưng do còn có bất cập về tổ chức và điều kiện hoạt động nên đại biểu Quốc hội chuyên trách vẫn chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò của mình. Đại biểu QH và đại biểu HĐND đã có cố gắng bố trí thời gian tham gia; tuy nhiên, đôi khi có đại biểu chưa bố trí được nhiều thời gian tham gia các đoàn, có trường hợp phải thay đổi và bổ sung đại biểu tham gia đoàn giám sát; một số đại biểu kiêm nghiệm chưa dành đủ 1/3 thời gian theo đúng quy định cho hoạt động đại biểu. Chất lượng hoạt động của một số đại biểu HĐND chưa cao, một số đại biểu chưa thật sự mạnh dạn phát huy vai trò đại diện, còn có tình trạng ngại va chạm.
- Việc các tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát theo yêu cầu, kế hoạch giám sát vẫn còn những bất cập như chưa huy động được nhiều các cán bộ, chuyên gia chuyên sâu theo các lĩnh vực của chuyên đề giám sát và các cơ quan tham gia đóng góp chất lượng cho đoàn giám sát.
- Đối với việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho các chủ thể giám sát và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu cung cấp vẫn còn hạn chế nhất định. Một số  cơ quan, đơn vị gửi báo cáo và các tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động giám sát còn chưa đầy đủ, chính xác, kịp thởi, một số báo cáo của các đơn vị chưa cung cấp đầy đủ thông tin khách quan, số liệu cho Đoàn giám sát theo đề cương yêu cầu, nhất các nội dung khó khăn, vướng mắc và kiến nghị về sửa đổi những bất cập về cơ chế, chính sách còn hạn chế, thiếu cụ thể.
- Chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất để phục vụ hoạt động của QH, HĐND. Việc thu thập nguồn thông tin độc lập từ các tổ chức, cá nhân giúp đại biểu QH, đại biểu HĐND có thông tin nhiều chiều, khách quan còn hạn chế, chủ yếu dựa trên nguồn thông tin cơ bản, một chiều từ các đối tượng chịu sự giám sát.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học chuyên sâu phục vụ hoạt động giám sát vẫn chưa được chú trọng đúng mức, ngoài cơ chế chung của Văn phòng QH thì chưa có một cơ chế tương xứng cho hoạt động giám sát với vai trò là một trong ba chức năng trụ cột của QH trong tương quan so sánh với hoạt động tương tự của một số QH trên thế giới.
- Việc sử dụng thông tin từ hoạt động thanh tra, kiểm tra và hoạt động nghiên cứu để phục vụ cho yêu cầu thẩm tra, xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát còn hạn chế.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật đôi khi chưa đầy đủ, nghiêm túc; đôi khi vì chuẩn bị nhiều nội dung, đón tiếp, làm việc với nhiều đoàn giám sát trong cùng thời điểm nên chưa phát huy được tốt nhiệm vụ, chất lượng theo yêu cầu.Một số cá nhân đứng đầu cơ quan chưa thật sự có trách nhiệm, ủy thác cho cấp dưới, chưa quan tâm sát sao đến vấn đề cấp trên đưa xuống. Thành phần, đối tượng giám sát tham gia tại các buổi làm việc đôi khi còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nội dung giám sát trong việc báo cáo, không đủ lãnh đạo để tham gia xuyên suốt với đoàn giám sát. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện được nghiêm túc và đầy đủ; đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã (chưa tham dự cuộc giám sát đầy đủ, đúng thành phần). Một số giám sát chuyên đề có nhiều chủ thể giám sát và một cơ quan chịu sự giám sát phải gửi báo cáo cho nhiều chủ thể giám sát đối với một chuyên đề gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và nhân lực, kinh phí, hiệu quả không cao.
2. Hoạt động bảo bảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát
2.1. Những kết quả đạt được
- Chương trình, kế hoạch, nghị quyết giám sát, kết luận, kiến nghị được đăng trên kênh thông tin điện tử cơ quan, trên phương tiện thông tin đại chúng được triển khai theo quy định. Các chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết về giám sát, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát và kết quả thực hiện nghị quyế, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của QH, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND đều được đăng tải công khai trên Trang Thông tin điện tử của Đoàn đại biểu QH và HĐND để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát. Các báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát và kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiến hành giám sát, trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
- Nghị quyết của QH, UBTVQH, HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện. Từ khi LHĐGS có hiệu lực đến nay công tác đảm bảo việc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát đã đi vào nền nếp. QH đã ban hành các nghị quyết về thực hiện giám sát chuyên đề và chất vấn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm cho hoạt động giám sát. Về cơ bản, các cơ quan đã thực hiện nghiêm túc và đề ra các phương án khắc phục. Nhìn chung, các đề xuất, kiến nghị trong báo cáo giám sát đảm bảo tính cụ thể, tương đối khả thi, tạo được sự đồng thuận cao và có tác dụng tích cực, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật. Một số kiến nghị giám sát đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc cho đối tượng được giám sát như người dân, đối tượng chính sách, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan. Hầu hết nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát đều được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan tích cực quan tâm, nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo thực hiện, giải quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập, tạo sự chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu của chủ thể giám sát.
- Việc đôn đốc thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát đã được quan tâm triển khai. Các cơ quan của QH đã phân công theo dõi và đã đôn đốc Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát và nhiều kiến nghị đã được phúc đáp, giải trình và triển khai thực hiện. Thường trực HĐND một số địa phương đã phân công và giao các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND trên cơ sở lĩnh vực theo dõi, địa bàn ứng cử thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; tái chất vấn, tái giám sát cho đến khi vấn đề được giải quyết triệt để.
2.2. Những tồn tại, hạn chế
- Chương trình, kế hoạch, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát được đăng trên kênh thông tin điện tử của cơ quan, trên phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn những bất cập. Mặc dù nhiều hoạt động giám sát đã được đăng tải trên Cổng thông tin QH, phương tiện thông tin đại chúng, song việc tra cứu cũng còn chưa thuận tiện. Việc đăng tải công khai chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát và kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND cấp huyện, cấp xã còn chưa được thực hiện đều đặn, thường xuyên, kịp thời; nhất là báo cáo kết quả giám sát ít được đăng tải lên phương tiện thông tin đại chúng.
- Nghị quyết của QH, UBTVQH, HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện vẫn còn những mặt hạn chế như:Chưa có cơ chế đảm bảo,có quy định chế tài cụ thể đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện chậm kiến nghị, kết luận sau giám sát.Nội dung kiến nghị giám sát của một số cơ quan còn chung chung, ít có chỉ tiêu, định lượng, thời gian thực hiện cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện. Một số kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐDT và các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến các vấn đề được giám sát.
Vẫn còn tình trạng nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát chưa thực hiện hoặc thực hiên không đúng hạn, không đầy đủ, chưa thể hiện trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, đáng lưu ý có kiến nghị đã được nhắc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa thực hiện triệt để. Việc tiếp thu các kiến nghị giám sát còn hạn chế, chủ yếu là rút kinh nghiệm thông qua quá trình tổ chức, chỉ đạo, điều hành mà không có văn bản trả lời kiến nghị của đoàn giám sát. Đối với Đoàn đại biểuQH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết các nội dung của kết luận giám sát, kiến nghị sau giám sát chuyên đề chưa được cơ quan Trung ương trả lời mà phải chuyển qua kiến nghị của cử tri trước mỗi kỳ họp thường lệ của QH đôn đốc mới được trả lời.
- Công tác theo dõi, đôn đốc các cơ quan chịu sự giám sát giải quyết các kiến nghị, kết luật sau giám sát của các cơ quan QH, của HĐND các cấp đôi khi vẫn chưa kịp thời, chưa hiệu quả. Việc đôn đốc và theo dõi kết quả việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của mới chỉ dừng ở việc theo dõi và phản ánh tình hình chung, chưa thực hiện thường xuyên, chưa quyết liệt nên có không ít vụ việc, vấn đề bất cập chậm được giải quyết, gây bức xúc trong đời sống nhân dân.
3. Hoạt động bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát
3.1. Những kết quả đạt được
- Việc đảm bảo kinh phí thực hiện hoạt động giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 90 LHĐGS. Thời gian vừa qua, Văn phòng QH, Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức bảo đảm cơ bản các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ các hoạt động giám sát của QH, Uỷ ban Thường vụ QH, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của QH, Đoàn đại biểu QH và các đại biểu QH theo đúng quy định tại Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ QH và Công văn số 755/VPQH-KHTC ngày 22/4/2013 của Văn phòng QH về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 524/2012/UBTVQH13.
Một số địa phương ngoài ngân sách của trung ương cấp cho Đoàn đại biểu QH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, địa phương cũng đã bố trí ngân sách cho Đoàn đại biểu QH bảo đảm các hoạt động chuyên môn; ban hành quy định về một số chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND các cấp.
- Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động giám sát cơ bản được bảo đảm. Đội ngũ giúp việc luôn chủ động trong công việc, đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng tham mưu trong hoạt động. Bộ máy công chức tham mưu phục vụ hoạt động giám sát từng bước được kiện toàn, được tổ chức có hệ thống từ Văn phòng QH đến các Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo sự liên thông, thống nhất và đồng bộ trong tổ chức thực hiện. Tính chủ động, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa được tăng cường đã góp phần phục vụ các cơ quan của QH, Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH, HĐND hoàn thành kế hoạch, chương trình giám sát. Tại Văn phòng QH, bộ máy nhân sự theo dõi về hoạt động giám sát từng bước kiện toàn, được tổ chức có hệ thống từ lãnh đạo Văn phòng QH, lãnh đạo và chuyên viên các Vụ liên quan; tạo sự liên thông, thống nhất, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động.
- Chất lượng công tác tham mưu của Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang tiếp tục được củng cố, hoàn thiện về tổ chức cũng như chất lượng phục vụ các hoạt động giám sát.
- Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng giám sát của đại biểu QH, cũng như kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát của cán bộ, chuyên viên được chú trọng.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phục vụ giám sát được tăng cường, đặc biệt là ứng dụng trong lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn. Việc tổ chức ghi biên bản, gỡ băng nhanh các cuộc họp, phiên họp được cải tiến, đổi mới, đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và hoạt động của đại biểu QH, các cơ quan của QH, cán bộ, công chức của Văn phòng QH và HĐND.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát. Công tác bảo đảm ăn nghỉ, phương tiện đi lại, lễ tân, hành chính (in, gửi tài liệu) phục vụ hoạt động giám sát đã đi vào nền nếp, nâng cao tính chuyên môn hóa, an toàn, chu đáo, tiết kiệm.
3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Kinh phí giám sát do ngân sách nhà nước đảm bảo, tuy nhiên vẫn còn hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH của UBTVQH đã được ban hành 10 năm, nhiều nội dung chi, mức chi không còn phù hợp với thực tế thực hiện nhiệm vụ. Chế độ tài chính, kinh phí phục vụ hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH, trong đó có kinh phí phục vụ hoạt động giám sát còn thấp, về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn (chế độ nghiên cứu tài liệu, chế độ họp, ăn nghỉ, đi lại…), chưa có chính sách đặc thù để hỗ trợ hoạt động cho các đại biểu ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Chưa có sự thống nhất về chế độ giám sát giữa giám sát của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH và Đoàn đại biểu QH với giám sát của HĐND.Chưa có cơ chế khuyến khích thu hút các chuyên gia giỏi, cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tiễn.Kinh phí thuê chuyên gia phục vụ giám sát lĩnh vực chuyên sâu còn thấp, chưa đảm bảo để có thể khuyến khích chuyên gia có kinh nghiệm tham gia đoàn giám sát.
- Điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của QH, của HĐND tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Thiếu quy định về điều kiện đảm bảo về nhân lực, tài chính, thông tin, phương tiện, cơ sở vật chất...để các đại biểu thực hiện hoạt động giám sát.
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị phục vụ chuyên môn trực tiếp cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH có lúc chưa có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với các chương trình giám sát do hai hay nhiều cơ quan của QH đồng chủ trì, phối hợp.Bộ máy giúp việc làm công tác tham mưu trong hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH các Ban của UBTVQHchưa đủ mạnh, đủ tinh, thiếu về số lượng, chất lượng còn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm v;vẫn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ hành chính, phục vụ nên chưa có đủ thời gian để đầu tư nhiều vào công tác nghiên cứu, tham mưu cho hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội… Năng lực của đội ngũ công chức chưa đồng đều, còn thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn cao[20].
- Nguồn lực cũng như các sản phẩm nghiên cứu phụ trợ cho hoạt động giám sát còn mỏng, có những thành tựu của QH chưa kịp được đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng để quay lại phục vụ hoạt động giám sát.
- Phần mềm gỡ băng chưa được cung cấp cho các đơn vị để phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1.     Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn Đại biểu QH, Đại biểu QH, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, đại biểu HĐND;Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của QH, HĐND; bảo đảm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Các cơ quan, tổ chức cá nhân thống nhất trong nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giám sát; chủ động, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định.
- Việc giám sát được tiến hành thường xuyên, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả,... Qua đó, hoạt động bảo đảm hoạt động giám sát của QH, HĐND cũng được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
- Hệ thống văn bản làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai hoạt động giám sát đã tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của các chủ thể có thẩm quyền được thực hiện thống nhất.
- Hằng năm, các cơ quan, địa phương đều xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giám sát để bảo đảm việc thực hiện chương trình giám sát hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động trong năm; đồng thời, tổ chức công việc khoa học, hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt các nội dung quy chế phối hợp đã ký kết; điều hòa, tổ chức các hoạt động theo nghị quyết, chương trình giám sát hàng năm đã đề ra.
- Các thành viên của đoàn giám sát cơ bản tham gia đầy đủ, tích cực,có trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tích cực phát huy tinh thần tập thể trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát.
- Việc bảo đảm các điều kiện thực hiện hoạt động giám sát, bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát, bảo đảm kinh phí và tổ chức hoạt động giám sát của QH,HĐND luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng đoàn QH, QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND,Chính phủ và các bộ, ngành, địa phươngtrong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong việc triển khai thực hiện các nội dung nghị quyế, kết luận, yêu cầu kiến nghị giám sát và sự phối hợp hướng dẫn của các cơ quan, ban, ngành liên quan đến việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí liên quan hoạt động giám sát.
- Cán bộ, công chức có ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm cao, luôn nỗ lực, cố gắng và có tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ…
2.     Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Một số chuyên đề giám sát thời gian qua chưa phát hiện được nhiều bất cập, hạn chế trong thực tiễn.
- Đa phần các đại biểu QH kiêm nhiệm nên quỹ thời gian dành cho hoạt động giám sát còn hạn chế, nên cuộc giám sát mới chỉ dừng lại ở việc xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, chưa thường xuyên và trực tiếp đi cơ sở để xem xét nội dung liên quan đến vấn đề giám sát.
- Kiến thức, kinh nghiệm giám sát của đại biểu QH không đồng đều, nhất là đại biểu QH kiêm nhiệm ở địa phương, một số cuộc giám sát, đại biểu tham gia chưa sâu vào nội dung chính sách, nên hiêu quả giám sát cũng có phần hạn chế.
- Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm và điều kiện thực hiện hoạt động giám sát của cá nhân đại biểu QH.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp chưa tương xứng yêu cầu khách quan của hoạt động giám sát của HĐND, nhất là HĐND cấp xã.
- Cơ chế hỗ trợ, tư vấn cho đoàn giám sát chưa thật hiệu quả; chưa có cơ chế phát huy tối đa trách nhiệm, trí tuệ của thành viên đoàn giám sát.
- Thiếu các chuyên gia am hiểu lĩnh vực giám sát, nhất là những chuyên đề theo lĩnh vực chuyên sâu.
- Còn tình trạng cơ quan chịu sự giám sát chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng báo cáo theo yêu cầu.
 - Các nghị quyết, kết luận sau giám sát trong một số trường hợp chưa chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của chủ thể chịu sự giám sát; việc xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nhất là trong việc để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, VBQPPL có nội dung trái luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, UBTVQH còn chưa nghiêm khắc.
- Chế độ kinh phí được quy định tại Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của UBTVQH quy định một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của QH ban hành đã lâu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Các quy định về chi kinh phí cho các hoạt động giám sát hiện hành chưa tính đến tỷ lệ trượt giá, chưa có cơ chế chính sách đặc thù tại các địa phương loại đô thị đặc biệt.
- Cơ chế phối hợp trong việc tham mưu, phục vụ các đoàn giám sát của QH, UBTVQH đôi lúc chưa thật rõ ràng.
- Khối lượng công việc phải đảm nhiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp rất lớn trong khi điều kiện về nhân lực có hạn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, bố trí hài hòa các mảng công việc; quỹ thời gian cũng như công sức cho hoạt động giám sát còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Bộ máy tham mưu, giúp việc tuy đã rất nỗ lực nhưng do lực lượng còn mỏng, chủ yếu được đào tạo về luật, hành chính, số lượng chuyên gia, chuyên viên cao cấp có nhiều kinh nghiệm còn ít, cùng với đó là sự biến động khá nhiều, đặc biệt là một số đồng chí chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu đã làm cho công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát không tránh khỏi còn có điểm hạn chế cần được tiếp tục khắc phục.
- Tổ chức, bộ máy của Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND có thay đổi ảnh hưởng phần nào đến công tác tổ chức, tham mưu phục vụ hoạt động giám sát.
- Công tác tuyển dụng cán bộ chưa thực hiện tốt, chế độ đãi ngộ thấp, thiếu cơ chế khơi nguồn, khuyến khích và phát huy sức mạnh trí tuệ cá nhân kết hợp với sức mạnh trí tuệ tập thể cơ quan.
- Một số quy định của pháp luật còn chưa cụ thể về quyền hạn, địa vị pháp lý của đại biểu QH, Đoàn đại biểu QH, nhất là trong các vấn đề giữa mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức, vị trí trong hệ thống chính trị ở địa phương.
E. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LHĐGS
I. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH VÀ HĐND
1. Yêu cầu chính trị
Thực hiện thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH và HĐND trong tình hình mới; trong đó, trọng tâm là:
- Nhiệm vụ được xác định tại Văn kiện Đại hội XIII: “việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH”;
- Nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thức sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới: Bảo đảm QH thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của QH phù hợp thực tiễn; nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát VBQPPL, chú trọng việc theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của QH.
- Yêu cầu được đề ra trong Chương trình hành động của Đảng đoàn QH thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Hoạt động giám sát tối cao nói riêng và tổng thể hoạt động giám sát của QH nói chung cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là về các vấn đề lớn, được quan tâm như mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế, việc thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, cải cách hành chính, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các vấn đề về văn hóa, an sinh xã hội, hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động giám sát của QH vừa phải bám sát, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của Nhân dân và cử tri, đồng thời phải gắn với công tác lập pháp, cung cấp thông tin thực tiễn để hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.”
- Yêu cầu được đề ra tại Nghị quyết số 161/2021/QH14 ngày 08/4/2021 của QH về công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của QH, Chủ tịch nước, các cơ quan của QH, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước: QH, các cơ quan của QH, các Đoàn đại biểu QH, các vị đại biểu QH “Tiếp tục đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là tăng cường giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc trong xã hội, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát; đẩy mạnh hoạt động chất vấn tại phiên họp của UBTVQH, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH”.  
- Định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, phát huy dân chủ, tăng tính tranh luận, phân tích sâu, làm rõ những thành tích, ưu điểm, cũng như những tồn tại, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xác đáng, khả thi. Chú trọng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”.
2. Yêu cầu của thực tiễn
Qua triển khai thực hiện LHĐGS và các VBQPPL liên quan trên thực tế càng khẳng định rõ việc đổi mới hoạt động giám sát phải gắn với công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Theo đó, hoạt động giám sát cần cân đối, hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn diện, bám sát tình hình thực tiễn, tập trung vào những vấn đề như: hoạt động của bộ máy nhà nước; việc ban hành và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; việc ban hành các kết luận thanh tra, kiểm toán, việc thực hiện các điều ước quốc tế… các vấn đề được dư luận, cử tri, đại biểu QH, đại biểu HĐND quan tâm.  
3. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật
Việc sửa đổi, bổ sung LHĐGS để bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định chưa cụ thể, chưa rõ rang, các quy định đã được quy định, hướng dẫn trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp cần được pháp điển hóa, luật hóa. Qua đó, sửa đổi, bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động giám sát và luật hóa những quy định đã được quy định trong các văn bản của QH, UBTVQH quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành LHĐGS đã được thực tiễn kiểm nghiệm và được cơ quan chức năng đánh giá là phù hợp, phát huy hiệu quả đối với hoạt động giám sát của QH và HĐND. Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi những quy định không phù hợp hoặc không thống nhất với quy định của các VBQPPL khác có liên quan nhằm tạo thuận lợi, thống nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của QH và HĐND trong thời gian tới.
II. KIẾN NGHỊ
1. Những kiến nghị chung
- Rà soát, tích hợp các quy định có liên quan về hoạt động giám sát của QH và HĐND đang tản mạn ở các văn bản vào LHĐGS, trong đó có các nghị quyết của UBTVQH; sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết, VBQPPL khác liên quan để bảo đảm về cơ sở pháp lý và sự đồng bộ, thống nhất của pháp luật. Ví dụ như về VBQPPL là đối tượng giám sát được quy định trong LHĐGS với quy định về các loại VBQPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về văn bản là đối tượng giám sát theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội…
- Sửa lại tên của Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cho phù hợp với thực tế.
- Bổ sung các hình thức giám sát phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, bám sát thực tiễn; xây dựng kế hoạch giám sát kết hợp nhiều hình thức như giám sát thông qua xem xét báo cáo với giám sát trực tiếp tại đơn vị, cơ sở; kết hợp cùng một lúc có thể làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị; giám sát theo đoàn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực tế; tận dụng tối đa các kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của các ngành, các cấp. Nghiên cứu bổ sung cho phép huy động các tổ chức đánh giá độc lập tham gia tổ chức công tác giám sát, đặc biệt là giám sát theo các chuyên đề đặc thù hoặc chuyên đề cụ thể.
- Cần có sự phân biệt giữa phạm vi và đối tượng giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH, HĐND cấp tỉnh để tránh sự chồng lấn về phạm vi, nội dung giám sát, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả cao hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian, nguồn lực của QH.
- Quy định rõ tính pháp lý của các hình thức giám sát: Giám sát qua báo cáo, giám sát trực tiếp; trực tuyến...
- Bổ sung quy định rõ hơn về thẩm quyền của từng chủ thể giám sát, của cấp trung ương, cấp địa phương, nhất là đối với địa phương thực hiện chính quyền đô thị, giữa các cấp của HĐND.
- Về giám sát chuyên đề: bổ sung về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, hình thức, phạm vi giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH, của HĐND... và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan là chủ thể giám sát ở QH và việc phối hợp từ Trung ương xuống địa phương và ngược lại. Đề nghị bổ sung quy định về khảo sát thực tế phục vụ cho hoạt động giám sát.
- Bổ sung quy định rõ hơn về cơ chế điều hòa hoạt động giám sát của QH, HĐND tránh chồng chéo, tập trung vào một thời điểm, cơ quan, địa phương. Cơ quan giám sát cần chủ động phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra, giám sát như Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tránh trùng lặp về cùng một thời gian, một địa phương phải tiếp cùng lúc nhiều đoàn giám sát, thanh tra, kiểm tra về cùng một nội dung.
1.1. Về hoạt động giám sát của QH, cơ quan của QH, đại biểu QH
- Khi xây dựng chương trình giám sát của QH, UBTVQH liên quan đến nội dung chuyên đề được đề nghị thực hiện giám sát thì Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ vào lĩnh vực phụ trách có trách nhiệm thẩm tra đối với đề nghị này trước khi trình QH, UBTVQH để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả khi thực hiện.
- Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của QH, UBTVQH cần ngắn gọn, trong đó đưa một số nội dung chính như: thành phần Đoàn, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian xem xét báo cáo..., giao UBTVQH ban hành kế hoạch, đề cương giám sát của Đoàn giám sát của QH. Bổ sung quy định UBTVQH hội xem xét việc thực hiện nghị quyết của UBTVQH về giám sát chuyên đề. Việc tổ chức thực hiện các Đoàn giám sát chuyên đề của QH, UBTVQH giao đồng chí trưởng Đoàn giám sát quyết định phương thức, tổ chức giám sát cụ thể.
- Đối với từng hoạt động, nội dung giám sát chuyên đề: kiến nghị các cơ quan của QH, các Đoàn giám sát của QH, UBTVQH sớm ban hành kế hoạch, đề cương, tiến độ và yêu cầu chi tiết đối với báo cáo giám sát của đối tượng giám sát (của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan…) để có thể chủ động triển khai, thực hiện, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ của các báo cáo giám sát. Đề cương báo cáo giám sát cần được nghiên cứu, xây dựng kỹ lưỡng, có sự tham vấn sâu rộng của các cơ quan, tổ chức (bao gồm cả đối tượng giám sát), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị cũng như khả năng đáp ứng về việc cung cấp thông tin, dữ liệu.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hợp lý từng năm, bám sát quy định của luật, pháp lệnh, nghị quyết và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH, UBTVQH; đồng thời, căn cứ vào chương trình giám sát của QH, UBTVQH. Cụ thể hóa về nội dung, đối tượng, địa điểm, thời gian giám sát, bảo đảm không bị trùng lặp, chồng chéo; triển khai đúng tiến độ; không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể chịu sự giám sát ở trung ương và địa phương, cơ sở.
- Quy định rõ yêu cầu về nội dung, hình thức của nghị quyết giám sát chuyên đề của QH, UBTVQH để bảo đảm tính thống nhất trong quá trình thực hiện và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống VBQPPL.
- Cần quy định về việc tránh trùng lặp chủ đề của chuyên đề giám sát, quy định về tần suất giám sát ở địa phương, quy định cụ thể về cơ chế chia sẻ, phối hợp thông tin giữa các đoàn giám sát chuyên đề và quy định trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trùng lặp, lãng phí trong giám sát chuyên đề.  
-Quy định việc ban hành kết luận của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH đối với hoạt động giám sát chuyên đề.
- QH, UBTVQH cho phép chuyển ngay phiếu chất vấn đến người bị chất vấn để trả lời sau khi nhận được văn bản.
- Bổ sung trong Luật một chương riêng về điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của QH, UBTVQH theo hướng chủ động, thống nhât, tránh trùng lắp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phát huy được hiệu quả giám sát.
1.1.1. Hoạt động giám sát của QH
- Về xem xét báo cáo tại kỳ họp QH: đề nghị bổ sung quy định về tiêu chí, quy trình, thủ tục... để lựa chọn báo cáo để thẩm tra, xem xét, thảo luận; báo cáo chỉ gửi đại biểu QH tự nghiên cứu để cung cấp thông tin; quy định cụ thể về thời hạn gửi báo cáo, mốc thời gian chốt số liệu báo cáo; thời gian dành cho các cơ quan phối hợp thẩm tra các báo cáo và trình tự phối hợp thẩm tra để thống nhất trong thực hiện. Bổ sung quy định về huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực thẩm tra các báo cáo trình QH.
- QH không xem xét việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về chất vấn, chuyển hoạt động này để UBTVQH thực hiện. QH, UBTVQH cho phép chuyển ngay phiếu chất vấn đến người bị chất vấn để trả lời sau khi nhận được văn bản.
- Về vấn đề thông tin kết quả trả lời chất vấn bằng văn bản. Đề nghị sửa đổi Luật theo hướng quy định rõ hơn hình thức, trách nhiệm chuyển tải nội dung trả lời chất vấn đối với các trường hợp bị chất vấn mà không trả lời trực tiếp tại kỳ họp QH cho nhân dân để nhằm bảo đảm cho tất cả cử tri, biết được nội dung trả lời chất vấn (trừ những trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước).
- Quy định Chính phủ và các cơ quan liên quan báo cáo QH tại kỳ họp hoặc báo cáo UBTVQH bằng văn bản hoặc tại phiên họp về việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát.
- Nghiên cứu quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục thành lập các Đoàn giám sát; quy trình xây dựng và hoàn thiện báo cáo; trách nhiệm của các thành viên trong đoàn; sự tham gia của cơ quan kiểm toán, chuyên gia, thông tin đại chúng; thời hạn phải gửi báo cáo kết quả giám sát để bảo đảm sự chặt chẽ và thống nhất trong thực hiện.
- Quy định thời hạn Chính phủ gửi báo cáo để các cơ quan của QH thực hiện thẩm tra; bổ sung chế tài xử lý các cơ quan liên quan khi để xảy ra tình trạng không gửi, chậm gửi báo cáo theo quy định.
1.1.2. Hoạt động giám sát của UBTVQH
- Quy định rõ một số nội dung trong LHĐGS liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm giám sát của UBTVQH đối với HĐND; trong đó, cần thể hiện thống nhất về giám sát văn bản nói chung, giám sát nghị quyết của HĐND cấp tỉnh nói riêng để tránh cách hiểu khác nhau.
- Bổ sung quy định liên quan giám sát của UBTVQH hoạt động giám sát tiếp công dân. Nghiên cứu, xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về đơn, thư của tổ chức, công dân gửi đến QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, Ban Dân nguyện bảo đảm sự kết nối, truy cập và sử dụng thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan của QH, các cơ quan thuộc UBTVQH và Văn phòng QH để tạo thuận lợi cho việc phân loại, phân công một cơ quan xử lý (tránh xử lý trùng) và đôn đốc, giám sát cũng như cập nhật tiến độ xử lý đơn, thư.
- Bổ sung quy định cụ thể về chế tài xử lý trách nhiệm đối với những trường hợp đơn khiếu nại, tố cáo được đại biểu QH, Đoàn đại biểu QH chuyển nhưng quá thời hạn quy định của pháp luật mà các cơ quan có thẩm quyền giải quyết không trả lời, không xem xét giải quyết. Quy định cụ thể chế tài xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo để xử lý các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối, vu khống làm mất trật tự an toàn xã hội.
- Bổ sung quy trình giám sát chuyên đề của UBTVQH; đồng thời, quy định rõ không yêu cầu cứng các Đoàn đại biểu QH các tỉnh phải thực hiện giám sát theo chương trình của UBTVQH mà căn cứ vào nội dung, tình hình cụ thể thực hiện giám sát và báo cáo UBTVQH tạo điều kiện cho Đoàn đại biểu QH các tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương.
- Mỗi nhiệm kỳ UBTVQH cần thành lập ít nhất 01 đoàn giám sát chuyên đề về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp. Bảo đảm việc triển khai các hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH đối với hoạt động của HĐND chất lượng, hiệu quả, thiết thực.
- Nghiên cứu, làm rõ một số nội dung trong LHĐGS liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm giám sát của UBTVQH đối với HĐND, trong đó, đề nghị cần thể hiện thống nhất về giám sát văn bản nói chung, giám sát nghị quyết của HĐND cấp tỉnh nói riêng để tránh cách hiểu khác nhau; việc UBTVQH xem xét nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cần được xác định rõ là một phương thức cụ thể nhằm thực hiện hoạt động giám sát văn bản chứ không phải là một hoạt động hay một phương thức giám sát tách biệt khỏi giám sát văn bản; làm rõ các tiêu chí để xem xét, đánh giá khi giám sát văn bản quy phạm pháp luật nói chung, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh nói riêng, tránh sự tùy tiện, như: sự tuân thủ thẩm quyền hình thức, thẩm quyền nội dung trong việc ban hành văn bản; sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp (tính hợp hiến), với các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên (tính hợp pháp), tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật... ; quy định cụ thể trường hợp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH tham gia ý kiến đối với báo cáo hoạt động của HĐND cấp tỉnh.
1.1.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH
- Nghiên cứu quy định thời điểm ban hành Chương trình giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH cho phù hợp.
- Quy định cụ thể trường hợp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH tham gia ý kiến đối với báo cáo hoạt động của HĐND cấp tỉnh.
- Căn cứ vào các quy định của pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH, các Ban thuộc UBTVQH, đề nghị tiếp tục nghiên cứu để quy trình hóa các trình tự, thủ tục giám sát cụ thể của từng chủ thể tiến hành giám sát.
- Chuẩn hóa các quy trình, cách thức tổ chức thực hiện giám sát, thống nhất và hoạt động phối hợp hiệu quả giữa Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của QH và các Ban, Viện thuộc UBTVQH, Văn phòng QH, Tổng Thư ký QH trong việc tham mưu, phục vụ các hoạt động giám sát của QH, UBTVQH. Đề nghị bổ sung việc rà soát, đánh giá các báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH tương tự như đối với hoạt động giám sát chuyên đề của QH, UBTVQH.
- Bổ sung quy định giao nhiệm vụ cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, các cơ quan thuộc UBTVQH giám sát nghị quyết của HĐND theo lĩnh vực phụ trách, đảm bảo thường xuyên và liên tục. Cần bổ sung quy định cụ thể về việc phân công 01 cơ quan chuyên theo dõi hoạt động giám sát đối với HĐND.  
- Hiện nay một số nội dung chuyên đề giám sát còn khá rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực trong khi thời gian và nguồn lực thực hiện của các cơ quan của QH còn hạn chế, cần xác định hợp lý nội dung chuyên đề giám sát để bảo đảm cân đối, phù hợp nội dung chương trình giám sát chuyên đề giữa các vùng, miền.
- Về giám sát VBQPPL:
+ Bổ sung khái niệm “giám sát VBQPPL” để xác định rõ nội hàm của hoạt động giám sát này ở QH và HĐND. Đề nghị quy định cụ thể đối tượng, phạm vi, trình tự, thủ tục giám sát, thời gian, cách thức tiến hành giám sát VBQPPL, làm cơ sở cho việc tiến hành giám sát bài bản, thường xuyên, thống nhất ở Hội đồng Dân tộc của QH, các Ủy ban của QH (là các chủ thể giám sát) nhằm ngày càng chuẩn hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL và thi hành pháp luật, góp phần và đưa công tác giám sát VBQPPL chuyên sâu, bài bản hơn; phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, bộ, ngành liên quan để tăng cường hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện những nội dung cần điều chỉnh và có các biện pháp xử lý phù hợp.
+ Bổ sung quy định về thẩm quyền giám sát và xem xét, xử lý (trong trường hợp có dấu hiệu trái pháp luật) đối với những VBQPPL có trong hệ thống pháp luật theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL nhưng chưa được quy định là đối tượng giám sát trong Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND;loại bỏ các quy định có liên quan đến việc giám sát VBQPPL đang được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND nhưng đã được loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL.
+ Quy định cụ thể về hình thức văn bản của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH đối với kết quả giám sát VBQPPL để tăng cường trách nhiệm thực hiện trong giám sát VBQPPL.
+ Quy định việc kết nối và kế thừa hiệu quả giữa kết quả hoạt động giám sát VBQPPL với kết quả của các hoạt động kiểm soát chất lượng VBQPPL khác do Chính phủ thực hiện (thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản, theo dõi thi hành pháp luật) xuyên suốt trong cả quá trình thực hiện, đặc biệt ngay từ việc lựa chọn các chuyên đề, lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm để xây dựng kế hoạch giám sát VBQPPL hằng năm.
- Về hoạt động giải trình:
+ Sửa đổi khái niệm “giải trình” để mở rộng nội hàm của hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH không chỉ là hoạt động giám sát mà còn là một trong các hoạt động thuộc công tác lập pháp, hoạt động thường xuyên của QH. Đề nghị bổ sung quy định rõ về tiêu chí chọn vấn đề được giải trình, người được yêu cầu giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH; bổ sung quy định giao Hội đồng dân tộc, Ủy ban của QH tổ chức phiên giải trình theo yêu cầu của UBTVQH để phục vụ giám sát một số vấn đề trong chương trình giám sát của UBTVQH hoặc kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế.
+ Quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành phiên giải trình; trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH để tiến hành phiên giải trình; trách nhiệm thực hiện kiến nghị, kết luận phiên giải trình của đối tượng phải giải trình để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giải trình.
 
+ Cụ thể hóa yêu cầu về tính công khai của phiên giải trình; theo đó, hướng đến kế hoạch tổ chức phiên giải trình cần được đăng trên trang tin điện tử QH, Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình QH, để các đại biểu QH, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách có thể biết và đăng ký tham dự hoặc gửi ý kiến tham gia. Các phiên giải trình phải công khai, với sự tham gia của các cơ quan thông tin, truyền thông, trừ trường hợp có nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc có nội dung nhạy cảm, cần xem xét, đánh giá kỹ trước khi công khai theo quyết định của người có thẩm quyền.
+ Quy định cụ thể về công tác chuẩn bị cho phiên giải trình, thống nhất khái niệm liên quan đến người giải trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phiên giải trình.
- Sửa đổi ban hành cụ thể hơn các nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, trong đó đề nghị bổ sung: (1) Các quy định liên quan đến hoạt động giám sát thường xuyên của các cơ quan của QH; (2) Sửa đổi các quy định liên quan phiên giải trình; kế hoạch tổ chức phiên giải trình cần được đăng trên trang tin điện tử QH, Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình QH, để các đại biểu QH, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách có thể biết và đăng ký tham dự hoặc gửi ý kiến tham gia. Các phiên giải trình phải công khai, với sự tham gia của các cơ quan thông tin, truyền thông, trừ trường hợp có nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc có nội dung nhạy cảm, cần xem xét, đánh giá kỹ trước khi công khai theo quyết định của người có thẩm quyền. Quy định “các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách” là thành phần chính được mời tham dự phiên giải trình.
- Hoàn thiện các quy định về cách thức theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau hoạt động giám sát để đẩy mạnh hoạt động hậu giám sát và thực hiện hoạt động hậu giám sát một cách sát sao, khoa học, bài bản và thường xuyên hơn.
- Bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân không gửi báo cáo đúng thời hạn yêu cầu.
1.1.4. Hoạt động giám sát của đại biểu QH, Đoàn đại biểu QH
- Quy định thời gian phù hợp để các Đoàn đại biểu QH có đủ thời gian, điều kiện tổ chức thực hiện các chuyên đề giám sát, các hoạt động khảo sát theo chương trình riêng của Đoàn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập, tồn tại, hạn chế của từng địa phương.
- Quy định về số lượng thành viên Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu QH phù hợp với thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của các Đoàn đại biểu QH tại địa phương; quy định rõ hơn về quy trình để đại biểu QH thực hiện quyền giám sát.
- Bổ sung quy định để làm rõ phạm vi yêu cầu cung cấp thông tin, hình thức, trình tự, thủ tục cung cấp thông tin, tài liệu cho đại biểu QH theo quy định tại Điều 55 của LHĐGS để bảo đảm rõ ràng, thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện.
- Bổ sung quy định về giám sát của Đoàn đại biểu QH đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
 - Quy định cụ thể hơn về việc xác định mối quan hệ giữa Đoàn Đại biểu QH với các cơ quan ở địa phương như Ủy ban nhân dân, HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam…
- Quy định cụ thể trách nhiệm của Lãnh đạo Đoàn đại biểu QH đối với Đại biểu QH trong Đoàn về triển khai nhiệm vụ theo quy định.
- Bổ sung điều khoản quy định Đoàn Đại biểu QH giám sát VBQPPL.
- Sửa đổi tăng thời gian khi kết thúc hoạt động giám sát để Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn đại biểu QH được bảo đảm, cụ thể là tăng 20 ngày.
- Quy định cụ thể về công tác phối hợp giữa Đoàn đại biểu QH và Thường trực HĐND tỉnh trong hoạt động giám sát tại địa phương.
- Đề nghị bổ sung điều quy định cụ thể về việc Đoàn đại biểu QH phối hợp với Thường trực HĐND, các cơ quan, tổ chức có liên quan giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Tại Điều 54 mới chỉ quy định đối với chủ thể giám sát là đại biểu QH.
- Quy định cơ chế phối hợp giám sát giữa các cơ quan của QH và các cơ quan của HĐND thông qua việc thông báo nội dung, chương trình kế hoạch và mời các thành viên tham gia.
- Nghiên cứu quy định về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, báo cáo kết quả giám sát, các đề xuất, kiến nghị sau giám sát; cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát; nghiên cứu ban hành quy trình để đại biểu QH thực hiện quyền giám sát của mình.
- Đề nghị bổ sung quyền “Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn”. Vì theo quy định tại Luật tổ chức QH tại Điều 33, khoản 1 quy định “Đại biểu QH có quyền kiến nghị QH làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của QH, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của QH và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu QH thấy cần thiết.” Ngoài ra tại Điều 13 của Luật Tổ chức QH quy định tại khoản 1, điểm b quy định “Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu QH”.
 1.2. Hoạt động giám sát của HĐND, cơ quan của HĐND, đại biểu HĐND
1.2.1. Hoạt động giám sát của HĐND
- Kế thừa các quy định còn phù hợp với thực tiễn liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND được UBTVQH hướng dẫn tại các văn bản như: (1) Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 ngày 30/01/2019 hướng dẫn một số hoạt động của HĐND; (2) Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15, ngày 12/9/2022 hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND; (3) Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của UBTVQH ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH.
- Bổ sung quy định liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND: Cụ thể hóa việc thực hiện các công việc giữa hai kỳ họp của HĐND; giám sát chuyên đề, giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri, tổ chức chất vấn, giải trình giữa hai kỳ họp, mời chuyên gia tham gia đoàn giám sát của HĐND, bổ sung đối tượng giám sát, giải trình, chất vấn cho thống nhất trong các quy định có liên quan.
- Quy định cụ thể trách nhiệm và thời gian phải ban hành kế hoạch, giải pháp và công tác báo cáo kết quả triển khai thực hiện đối với các nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND nhằm đảm bảo việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện đúng theo yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; bổ sung các quy định về chế tài để xử lý khi không thực hiện kết luận, kiến nghị. Quy định rõ về trách nhiệm và thời gian cơ quan trình phải gửi dự thảo nghị quyết, tờ trình, đề án để các Ban HĐND tổ chức thẩm tra.
- Quy định rõ về cơ chế phối hợp, huy động sự tham gia của Đoàn đại biểu QH, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vào các hoạt động giám sát, khảo sát tại địa phương; tổ chức đoàn khảo sát, giám sát trực tiếp: có mục tiêu cụ thể, nội dung câu hỏi cụ thể, có phương pháp, tiêu chí đánh giá rõ ràng; tổ chức giải trình; tổ chức tham vấn chuyên gia, các cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động…
- Bổ sung các đối tượng chất vấn, giải trình là thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan ngành dọc trung ương trên địa bàn (Thi hành án dân sự, Thuế, Quản lý thị trường, Hải quan, Kho bạc nhà nước...) để nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
- Quy định về biên bản giám sát, giá trị pháp lý của biên bản giám sát khi thực hiện các giám sát chuyên đề đối với từng cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát; các biên bản giám sát phải là thành phần của báo cáo giám sát.
- Bổ sung việc HĐND có thể giao cho Thường trực HĐND thực hiện một số nhiệm vụ để cụ thể hóa việc thực hiện và giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
- Bổ sung quy định cụ thể hơn về việc HĐND, Thường trực HĐND cấp trên giám sát HĐND, Thường trực HĐND cấp dưới trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật.
- Bổ sung quy định cụ thể hơn về việc HĐND, Thường trực HĐND giám sát việc ban hành VBQPPL của các cơ quan. Đồng thời, quy định về cơ chế xử lý các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của các chủ thể thông qua hoạt động giám sát.
- Bãi bỏ việc lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND cấp xã vì đại biểu HĐND cấp xã chủ yếu là người địa phương nên kết quả lấy phiếu, bỏ phiếu bị ảnh hưởng từ nhiều mối quan hệ họ hàng, dòng tộc, địa bàn… kết quả khó phản ánh đúng, khách quan, trung thực mức độ tín nhiệm.
- Bổ sung quy định về sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thực hiện lấy phiếu tín nhiệm của HĐND, trong đó quy định cụ thể về hình thức công khai báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm để nhân dân cùng tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện quyền giám sát với đại biểu dân cử, cũng như giám sát đối với cán bộ quản lý trong thực thi nhiệm vụ; trình tự, thủ tục, phương pháp thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm.
- Bổ sung quy định cụ thể về tiêu chí, thời gian giữ chức vụ để đưa ra HĐND lấy phiếu tín nhiệm (hiện nay quy định còn chung chung và có trường hợp bỏ sót lấy phiếu tín nhiệm); quy định việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ giữa kỳ và cuối kỳ để phát huy vai trò, trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm và làm cơ sở cho việc bầu cử nhiệm kỳ sau.
- Sửa đổi, bổ sung các báo cáo mà HĐND phải xem xét tại kỳ họp sao cho thống nhất giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và LHĐGS.
- Bổ sung quy định về trình tự thực hiện hoạt động giải trình tại kỳ họp HĐND và quy định cụ thể về chủ thể phải thực hiện việc giải trình tại kỳ họp HĐND để phù hợp hơn với thực tiễn, tạo điều kiện cho Đại biểu HĐND khi tham gia hoạt động giải trình tại kỳ họp; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát quyết định cá biệt của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp.
- Bỏ hình thức trả lời chất vấn bằng văn bản để phát huy vai trò, trách nhiệm và bản lĩnh của người trả lời chất vấn.
- Bổ sung quy định cụ thể về trình tự, cách thức thực hiện khảo sát chuyên đề, giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND, Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND.
- Đề nghị bổ sung các quy định về mời chuyên gia, tổ chức tư vấn đánh giá đối lập để giúp cho việc tổ chức giám sát chuyên sâu từng vấn đề, trong đó nêu cụ thể tiêu chuẩn, kinh phí chi trả chế độ (khoản 1 các Điều 62,70,80).
- Đề nghị bổ sung quy định phụ cấp trách nhiệm đối với chức danh kiêm nhiệm của HĐND các cấp.
- Đề nghị cần có hướng dẫn chi tiết ban hành cụ thể cơ chế để thực hiện giám sát VBQPPL, cụ thể là việc triển khai quy trình giám sát cũng như cách thức, phương pháp nghiên cứu, xem xét đánh giá văn bản và nhất là việc xử lý sau giám sát như thế nào, chưa có hướng dẫn, làm cơ sở để các cơ quan của HĐND, đại biểu HĐND thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, bài bản. Đồng thời quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giám sát, xử lý đối với quyết định của UBND, nghị quyết của HĐND cấp dươí trực tiếp có dấu hiệu trái luật nhưng không phải là VBQPPL.
- Bổ sung quy định cụ thể về cơ chế thi đua khen thưởng trong HĐND (bao gồm hoạt động giám sát), để thường trực HĐND làm căn cứ thực hiện, biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân tiêu biểu, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân và xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ chua đảm bảo theo quy định.
- Đề nghị thống nhất tên gọi Điều 57, 61, 68, 79 với tên các văn bản được xem xét, vì nghị quyết của HĐND và quyết định của Ủy ban nhân dân gồm 2 loại: nghị quyết, quyết định là văn bản QPPL và nghị quyết, quyết định không phải là VBQPPL.
- Đề nghị QH xem xét, đưa các nội dung hướng dẫn hoạt động giám sát tại các nghị quyết của UBTVQH vào nội dung của Luật này, nhằm tạo tính pháp lý cao hơn và thuận tiện cho việc triển khai, áp dụng đồng bộ, thống nhất.
- HĐND các cấp đều có thẩm quyền giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương, nhưng hiện nay chưa có sự phân định rõ rằng thẩm quyền giám sát giữa HĐND các cấp. Do đó, cần phải quy định, phân định rõ thẩm quyền giám sát giữa HĐND các cấp cho phù hợp.
- Đề nghị điều chỉnh bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc xác định chủ thể đề nghị thành lập đoàn giám sát, thành phần đoàn giám sát, cách thức giám sát…để bảo đảm đồng bộ với điểm d, khoản 3 Điều 87 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- Đề nghị nghiên cứu quy định trình tự tổ chức cuộc khảo sát, tạo hành lang pháp lý để để phương thực hiện.
- Trên cơ sở Điều 5 Luật này, có thể hiểu là HĐND, các cơ quan của HĐND có quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị lưc lượng vũ trang nhân dân, ở địa phương, trong khi đó HĐND được tổ chức ở 3 cấp. Do đó, đề nghị xem xét, phân định rõ thẩm quyền giám sát giữa HĐND câc cấp để bảo đảm hiệu lực hiệu quả của hoạt động giám sát, tránh chồng chéo về thẩm quyền giám sát.
- Xem xét bổ sung quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra đối với cấp xã.
- Nghiên cứu phân định rõ phạm vi giám sát giữa HĐND, Thường trực HĐND, Tổ đại biểu HĐND.
- Bổ sung người đứng đầu một số cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương và các cơ quan thông tin là đối tượng chất vấn, giải trình tại các kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND vì hoạt động của các cơ quan này cũng liên quan chặt chẽ đến hoạt động của chính quyền địa phương.
- Đề nghị xem xét, rà soát để điều chỉnh đồng bộ có hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND đối với khoản 1, Điều 59 Luật này và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 594 của UBTVQH.
1.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND
- Bổ sung các quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc đôn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND.
- Bổ sung các quy định cụ thể về quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND, nhất là chỉ đạo, điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát.
- Sửa đổi thời gian quyết định chương trình giám sát của Thường trực HĐND và Ban của HĐND cho thống nhất để thuận tiện cho quá trình triển khai thực hiện.
- Sửa đổi, bổ sung quy định Thường trực HĐND thực hiện xem xét, giám sát kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND 01 lần trong 01 năm và thực hiện vào cuối năm.
- Đề nghị xây dựng bộ quy trình mẫu về quyết định, kế hoạch, báo cáo kết quả giám sát, thông báo kết luận giám sát đối với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND cấp huyện; quy định rõ thời gian tiến hành, gửi báo cáo, thông qua dự thảo báo cáo giám sát; mốc thời gian giám sát.
- Đề nghị quy định rõ hơn về hình thức, đối tượng, phạm vi giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, việc phối hợp giữa các cơ quan của cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước khác trong việc giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
- Về thời gian xem xét, quyết định chương trình giám sát hằng năm của HĐND, Thường trực HĐND cần thống nhất với Điều 58 của Luật.
- Tại Điều 58 Luật này quy định, thể thức văn bản ban hành chương trình giám sát của HĐND là nghị quyết, còn thể thức ban hành văn bản của TT HĐND tỉnh chưa được quy định cụ thể, đồng thời hiện nay việc ban hành chương trình giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND ở các cấp và các địa phương khác nhay, có nơi ban hành chương trình giám sát với hình thức nghị quyết, quyết định, có nơi ban hành với hình thức văn bản là báo cáo, chương trình. Do đo, đề nghị cần nghiên cứu cụ thể để điều chỉnh, bổ sung thống nhất, đồng bộ một hình thức.
1.2.3. Hoạt động giám sát của các Ban của HĐND
- Bổ sung quy định thời gian thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh dài hơn so với quy định hiện nay, tạo điều kiện cho các Ban của HĐND có thời gian nghiên cứu kỹ hơn các dự thảo nghị quyết. Đối với những nội dung mà nghị định, thông tư đã quy định HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để quy định cụ thể thì không thực hiện xin chủ trương xây dựng nghị quyết.
- Bổ sung quy định trình tự, thủ tục và nội dung thẩm tra đối với các dự thảo nghị quyết cá biệt; quy định thẩm quyền thẩm tra của các Ban của HĐND trong việc cho ý kiến các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh.
- Bổ sung quy định trình tự, thủ tục thực hiện khảo sát chuyên đề của các Ban của HĐND và thời gian các đơn vị chịu sự giám sát khảo sát, thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình khảo sát và theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện các nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của các đoàn giám sát.
- Đề nghị xây dựng bộ quy trình mẫu về quyết định, kế hoạch, báo cáo kết quả giám sát, thông báo kết luận giám sát đối với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND cấp huyện; quy định rõ thời gian tiến hành, gửi báo cáo, thông qua dự thảo báo cáo giám sát; mốc thời gian giám sát.
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định Thường trực HĐND thực hiện xem xét, giám sát kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐNND và địa biểu HĐND 01 lần trong 1 năm và thực hiện vào cuối năm.
- Đề nghị quy định rõ hơn về hình thức, đối tượng, phạm vi giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, việc phối hợp giữa các cơ quan của cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước khác trong việc giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
- Đề nghị bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến vai trò, cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, phương thức, trách nhiệm trong giám sát của Tổ đại biểu HĐND, bên cạnh đó, có quy định về vai trò, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND tại Mục 4, Chương III của Luật.
- Cần có quy định pháp lý về thẩm quyền của Tổ đại biểu HĐND trong việc ký, đóng dấu, ban hành văb bản liên quan đến hoạt động giám sát của Tổ.
1.2.4. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND
- Quy định tăng thêm số lượng, tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND các cấp; đồng thời, bổ sung quy định chức danh ủy viên chuyên trách để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Bổ sung để cụ thể hóa về vai trò, trách nhiệm của Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND, các hình thức, trình tự, thủ tục để Tổ đại biểu HĐND tiến hành giám sát và hệ quả đối với báo cáo kết quả giám sát của Tổ đại biểu HĐND.
- Không quy định Tổ đại biểu HĐND là chủ thể giám sát do trong thực tiễn triển khai có nhiều bất cập, hạn chế và tránh chồng chéo về thẩm quyền giám sát cũng như đối tượng chịu sự giám sát của cơ quan dân cử tại địa phương.
- Đề nghị quy định thống nhất về chủ thể để đại biểu HĐND báo cáo kết quả hoạt động giám sát của mình trong Luật đối với Nghị quyết 594 của UBTVQH; quy định cụ thể quy trình thực hiện giám sát của đại biểu HĐND.
- Xem xét có hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức thực hiện giám sát của ĐB HĐND; có cơ chế kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Luật này; bổ sung quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về quy trình thực hiện hoạt động khảo sát.
- Để tránh tình trạng Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND là người địa phương sẽ có những kiến nghị mang tính nể nang. Do đó, đề nghị bổ sung vào Luật quy định về việc Tổ đại biểu HĐND thuộc địa bàn này có thể tổ chức giám sát tại địa bàn khác.
- Kiến nghị bổ sung các quy định cụ thể liên quan đến vai trò, cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, phương thức, trách nhiệm trong giám sát của Tổ đại biểu HĐND, bên cạnh đó có quy định về vai trò, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tổ trưởng, Tổ Phó Tổ đại biểu HĐND.
1.3. Bảo đảm hoạt động giám sát
1.3.1. Bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát
- Kết hợp tổ chức đoàn giám sát đột xuất và kết hợp kiểm tra thực tế tại cơ sở, làm việc với đối tượng chịu sự tác động của chính sách để nắm thông tin nhiều chiều, đa dạng hóa hình thức hoạt động của đoàn giám sát; quan tâm hoạt động điều tra xã hội học, thông tin báo chí, phản ánh của người dân và các thông tin tư liệu khác; huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; bố trí thời gian dài hơn cho mỗi đợt giám sát; kết luận giám sát phải cụ thể, làm rõ trách nhiệm, việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức giám sát trực tuyến khi không có điều kiện tổ chức giám sát trực tiếp.
- Hiện nay có tình trạng, sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc đảm bảo giám sát của HĐND thông qua hoạt động thẩm tra có lúc chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo đúng quy định về thời gian, nhưng chưa có giái pháp khắc phục triệt để. Vì vậy, đề nghị bổ sung vào Luật quy định ban HĐND có quyền từ chối thẩm tra nếu không đảm bảo thời gian, hồ sơ thẩm tra.
- Bổ sung quy định bắt buộc tham gia Đoàn giám sát đối với các đại biểu QH nói chung và đại biểu là thành viên của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của QH nói riêng (có thể quy định số ngày tối thiểu dành cho việc tham gia giám sát).
- Cần có quy định hướng dẫn đánh giá chất lượng hoạt động của, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND để xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân không tham gia (khi có yêu cầu) hoặc tham gia thực hiện hoạt động giám sát còn mang tính hình thức, không hiệu quả.
- Do hiện nay quy định trách nhiệm của đại biểu HĐND còn chung chung. Vì vậy, cần nghiên cứu quy định cụ thể mang tính định lượng, quy định tiêu chí chung đánh giá, xếp loại hàng năm đối với đại biểu HĐND nhằm khuyến khích đại biểu tích cực tham gia thảo luận, phát biểu tại các kỳ họp.
- Quy định huy động đa dạng thành phần giám sát, nhất là thành phần có chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực được giám sát (ví dụ: về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông…).
- Cần xây dựng hệ thống theo dõi chung về nội dung các chuyên đề giám sát từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo việc lựa chọn chuyên đề giám sát theo đúng quy định tại Điều 15 của Nghị quyết 594 của UBTVQH.
- Sớm xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống số hoá hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết 594 của UBTVQH. Duy trì tổ chức tập huấn kỹ nẵng, tổ chức, phục vụ hoạt động giám sát cho HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND.
1.3.2. Bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát
- Quy định báo cáo kết quả, các kết luận giám sát phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, cụ thể, đánh giá đúng thực trạng, quy rõ trách nhiệm việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước, người đứng đầu; kiến nghị cụ thể, rõ nội dung, bảo đảm khả thi; có thể đánh giá việc thực hiện kiến nghị hậu giám sát.
- Bổ sung quy định về biện pháp xử lý khi đối tượng giám sát báo cáo thiếu trung thực về các nội dung cần giám sát.
- Bổ sung các quy định về biện pháp xử lý, chế tài đối với trường hợp chủ thể chịu sự giám sát trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát. Quy định cụ thể nội dung của nghị quyết phải có những yêu cầu cụ thể đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó nêu rõ yêu cầu thực hiện, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm báo cáo về những vấn đề cụ thể và biện pháp chế tài nếu tiếp tục không hoàn thành đối với những vấn đề đã kiến nghị; trong trường hợp cần thiết thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm ở QH, HĐND.
- Đề nghị có quy định cụ thể về chế tài đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các kiến nghị sau giám sát của HĐND, các cơ quan của HĐND; chế tài đối với các đối tượng giám sát khi không cung cấp báo cáo, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
- Việc trả lời kiến nghị, khiếu nại của cử tri cần phải được bảo đảm về thời gian theo luật định và bảo đảm về nội dung; quy định cụ thể chế tài xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo để xử lý các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối, vu khống, làm mất trật tự an toàn, xã hội.
- Cần có quy định để HĐND thực hiện chế tài đối với các cơ quan, đơn vị chậm giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri, chậm thực hiện các kiến nghị sau giám sát, lời hứa qua chất vấn; chậm gửi văn bản phục vụ thẩm tra, kỳ họp.
 
1.3.3. Bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát
- Quy định nhằm đổi mới công tác bảo đảm hoạt động giám sát theo hướng bảo đảm đầy đủ điều kiện về con người, vật chất, tài chính, và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm tải các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát.
- Bổ sung quy định về chế độ tài chính cho các hoạt động giám sát của QH, HĐND để phù hợp với thực tế hơn, giảm bớt các thủ tục hành chính bất cập...
- Hoàn thiện cơ chế cung cấp thông tin, chia sẻ thông tin phục vụ hoạt động giám sát.
- Xây dựng cơ chế hợp lý, khả thi nhằm huy động được các chuyên gia giỏi, chuyên sâu chuyên môn tham gia tư vấn, hỗ trợ các hoạt động giám sát…; bổ sung quy định về hoạt động giám sát về lĩnh vực đối ngoại cần có hướng dẫn chi tiết để thực hiện giám sát, khảo sát ở nước ngoài (bao gồm cả hướng dẫn về chế độ tài chính khi triển khai các hoạt động giám sát này).
- Ban hành quy định cụ thể các chế độ, định mức chi cho công tác phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND các cấp và các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động của HĐND các cấp nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước (thay vì mỗi tỉnh tùy thuộc vào khả năng ngân sách địa phương ban hành nghị quyết quy định chế độ, chính sách và mức chi như hiện nay, dẫn đến thiếu sự đồng bộ khi triển khai áp dụng).
- Hoàn thiện về cơ chế, về điều kiện làm việc cho cho đại biểu QH, đại biểu HĐND, tăng biên chế đội ngũ tham mưu, phục vụ đáp ứng yêu cầu; tiếp tục củng cố, tăng cường, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về hoạt động giám sát cho đại biểu QH, đại biểu HĐND, đội ngũ tham mưu, phục vụ giám sát.
- Quy định để tiếp tục tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng công chức công tác tại các Vụ phục vụ Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng tham mưu phục vụ hoạt động giám sát cho các công chức trong bộ máy giúp việc Ủy ban; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện hoạt động.
- Bổ sung quy định về chia sẻ hoặc sử dụng chung các kết quả giám sát đối với các nội dung tương đồng để tránh trùng lắp về thông tin số liệu, đảm bảo thống nhất, đồng bộ về các hoạt động và nội dung thực hiện giám sát. Kết quả giám sát được tổng hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu giám sát và được công khai theo quy định.
2. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản cụ thể
(Nội dung này được thể hiện tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Báo cáo này).
G. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC VBQPPL KHÁC CÓ LIÊN QUAN
1. Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) (LBHVBQPPL)
- Tại Điều 124, đề nghị sửa đổi theo hướng quy định tăng thêm thời gian thẩm tra dự thảo Nghị quyết của các Ban HĐND để tạo điều kiện cho các Ban HĐND có thời gian nghiên cứu, thẩm tra đảm bảo chất lượng, hiệu quả; quy định cụ thể việc lấy ý kiến các đối tượng tác động đạt tỷ lệ bao nhiêu thì mới tiến hành bước tiếp theo của quy trình ban hành nghị quyết.
          - Đối với những nội dung mà nghị định, thông tư đã quy định, HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để quy định cụ thể thì không thực hiện xin chủ trương xây dựng nghị quyết.
- Đề nghị sửa đổi các quy định của LBHVBQPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/NĐ-CP ngày 31/12/2020) về thẩm quyền áp dụng biện pháp bãi bỏ văn bản trái pháp luật của chính quyền địa phương đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật. Cần bổ sung quy định cụ thể những tiêu chí xác định tính không hợp pháp của văn bản khi áp dụng biện pháp bãi bỏ, trong đó có nội dung: văn bản vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành.
Cần quy định xem xét quyết định của UBND tỉnh trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên do Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với trường hợp thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước; trường hợp quyết định của UBND cấp tỉnh trái với nghị quyết của HĐND cùng cấp thì do HĐND bãi bỏ theo đề nghị của Thường trực HĐND; quyết định của UBND cấp huyện và cấp xã trái pháp luật, thì do HĐND cùng cấp bãi bỏ theo đề nghị của Thường trực HĐND hoặc Chủ tịch HĐND cấp trên trực tiếp.
2. Luật Tổ chức QH
Theo quy định của Hiến pháp, Đoàn đại biểu QH không phải là một cấu trúc tổ chức thuộc cơ cấu của QH. Trong khi đó, Luật Tổ chức QH quy định “Đoàn đại biểu QH là tổ chức của các đại biểu QH được bầu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương hoặc chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Trung ương” (khoản 1 Điều 43) và Đoàn đại biểu QH thực hiện 05 nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Tổ chức QH năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Như vậy, Đoàn đại biểu QH được xem như một hình thức tập hợp các đại biểu QH được bầu trong một địa phương cấp tỉnh, nhưng lại được tổ chức và hoạt động như một cấu trúc tổ chức, đại diện cho một địa phương trong QH. Cách tổ chức này ít nhiều ảnh hưởng đến vai trò và tổ chức giám sát của Đoàn đại biểu QH tại địa phương. Để nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả giám sát, đề nghị nghiên cứu, sửa đổi Luật Tổ chức QH theo hướng quy định rõ hơn vị trí, vai trò của Đoàn đại biểu QH, cần khẳng định Đoàn đại biểu QH là một cơ cấu trong cơ cấu tổ chức của QH.
3. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
- Khoản 3 Điều 57 và điểm c khoản 3 Điều 87 không thống nhất nhau, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết của cơ quan có thẩm quyền về cách thức, phương pháp nghiên cứu, xem xét, đánh giá văn bản, dẫn đến quá trình thực hiện giám sát còn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.  
- Tại điểm d khoản 3 Điều 87 và khoản 1 Điều 96: Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể hơn về đối tượng chất vấn và xem xét báo cáo của đại biểu HĐND là Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp để thống nhất với Điều 59 và đề nghị bổ sung vào điểm d khoản 1 Điều 5; khoản 1 Điều 72 của LHĐGS.
          - Đề nghị bổ sung khoản 2a Điều 87 Luật nhằm đồng bộ, thống nhất với khoản 1 Điều 59 LHĐGS, cụ thể: “Các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 59 phải được gửi đến Thường trực HĐND chậm nhất là 20 ngày trước khai mạc kỳ họp của HĐND”.
- Đề nghị sớm ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của bộ máy giúp việc cho HĐND cấp huyện và cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 127.
- Đề nghị xem xét sửa đổi Luật theo hướng tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cho các cấp: ở tỉnh, Trưởng và Phó ban là chuyên trách; ở huyện đại biểu chuyên trách là 05 đại biểu; ở xã đại biểu chuyên trách 03 đại biểu; Chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND chuyên trách, chức vụ tương đương Phó Bí thư cấp ủy Đảng cùng cấp.
- Đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã tại Luật nhằm thuận lợi trong tổng hợp, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri, tổ chức họp thảo luận tổ đại biểu trước kỳ họp.
          - Đề nghị nghiên cứu cụ thể hóa hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, nhất là việc thực hiện các công việc giữa 02 kỳ họp của HĐND. Hiện nay, trong các nhiệm vụ này mới chỉ thể chế hóa được các nhiệm vụ chủ yếu để phục vụ kỳ họp của HĐND, phục vụ các hoạt động giám sát của HĐND. Do đó, đề nghị bổ sung trong Luật rõ các quy định:
          + Bổ sung việc HĐND có thể giao cho Thường trực HĐND thực hiện một số nhiệm vụ để cụ thể hóa việc thực hiện và giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về việc HĐND có thể giao quyền cho Thường trực HĐND.
          + Bổ sung các quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc đôn đốc, kiểm tra UBND và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện nghị quyết của HĐND.
          + Bổ sung quy định, hướng dẫn cụ thể về quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND, nhất là chỉ đạo, điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát.
- Đề nghị quy định quy trình thực hiện cuộc kiểm tra của Thường trực HĐND tỉnh để thuận lợi và thống nhất khi Thường trực HĐND tổ chức thẩm tra, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trong việc “Kiểm tra” được quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật.
4. Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
4.1. Kiến nghị chung
- Đề nghị bỏ quy định việc trình bày báo cáo kết quả giám sát kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp trước tại phiên họp chất vấn, vì nội dung báo cáo giám sát kiến nghị cử tri không có sự gắn kết về nội dung với nội dung hoạt động chất vấn tại kỳ họp, chỉ liên quan đến trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri (thực tiễn từ kỳ họp thứ 7, QH khóa XIV, báo cáo kết quả giám sát kiến nghị cử tri gửi đến QH kỳ họp trước được chuyển lên trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp).
- Đề nghị bỏ quy định việc ban hành kế hoạch giám sát kèm theo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của QH và UBTVQH. Sửa đổi theo hướng quy định Đoàn giám sát xây dựng Kế hoạch, đề cương giám sát, trình UBTVQH xem xét, quyết định.
- Bổ sung quy định xác định rõ tiêu chí báo cáo gửi đại biểu QH tự nghiên cứu và báo cáo trình QH xem xét, thảo luận (nhất là tại kỳ họp cuối năm); hướng dẫn quy trình, thủ tục xem xét các báo cáo của Chính phủ; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra và trình tự phối hợp thẩm tra để thống nhất trong thực hiện. Xác định thống nhất mốc thời gian lấy số liệu trong các báo cáo để thuận lợi cho công tác thẩm tra cũng như bảo đảm tiến độ, chất lượng các báo cáo, nhất là các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.
- Đề nghị bổ sung quy định Trưởng Ban Dân nguyện giúp UBTVQH tổ chức giám sát công tác tiếp công dân, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; việc giải quyết kiến nghị của cử tri; xây dựng chương trình, kế hoạch, thành lập các Đoàn công tác để thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kết quả thực hiện với UBTVQH, giúp UBTVQH xây dựng và hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát để trình QH.
- Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về việc tổ chức hoạt động của Đoàn giám sát chuyên đề do Đoàn đại biểu QH tổ chức giám sát tại địa phương theo trình tự từng bước với từng nội dung cụ thể.
- Nghiên cứu ban hành quy trình để đại biểu QH thực hiện quyền giám sát của mình theo quy định.
- Xác định thống nhất về mốc thời gian lấy số liệu trong các báo cáo để thuận lợi cho công tác thẩm tra cũng như bảo đảm tiến độ, chất lượng các báo cáo, nhất là các báo cáo về kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu quy định về tiêu chí lựa chọn chuyên đề, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, báo cáo kết quả giám sát, các đề xuất, kiến nghị sau giám sát của Đoàn đại biểu QH; nghiên cứu ban hành quy trình để đại biểu QH thực hiện quyền giám sát của mình.
4.2. Kiến nghị cụ thể
- Đề nghị bổ sung vào Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết về “Tổ chức thực hiện giám sát của UBTVQH đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri” như sau:
“Ủy viên UBTVQH là Trưởng Ban Dân nguyện giúp UBTVQH tổ chức giám sát: công tác tiếp công dân, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến QH; giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri do các Đoàn ĐBQH chuyển đến.
Ủy viên UBTVQH là Trưởng Ban dân nguyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức các Đoàn công tác để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này; báo cáo kết quả thực hiện với UBTVQH; giúp UBTVQH xây dựng và hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát để trình QH”.
- Khoản 4 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết quy định: “Tại phiên họp chất vấn, trước khi đại biểu QH chất vấn, Ủy viên UBTVQH là Trưởng Ban dân nguyện trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến QH tại kỳ họp trước”. Tuy nhiên, thực tế ở các kỳ họp, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến QH tại kỳ họp trước không được trình bày trong phiên chất vấn mà được trình bày trong ngày họp đầu tiên và được tiến hành sau khi nghe trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều này là hợp lý, do đó, đề nghị sửa đổi trình tự, thủ tục trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến QH cho phù hợp.
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, khoản 4 Điều 53 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết như sau:
+ Tại khoản 1, đề nghị bỏ từ “nghị quyết” và thay bằng từ “quyết định”. Bởi vì, Đoàn đại biểu QH không có thẩm quyền ban hành nghị quyết mà chỉ có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập Đoàn giám sát.
+ Tại khoản 4: Đối với chuyên đề thuộc chương trình giám sát của QH, UBTVQH, Đoàn đại biểu QH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không nằm trong kế hoạch giám sát của QH, UBTVQH tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả giám sát...; Đoàn đại biểu QH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm trong kế hoạch giám sát của QH, UBTVQH tham gia hoạt động giám sát theo yêu cầu cụ thể của các Đoàn giám sát.
Như vậy, đối với các địa phương Đoàn giám sát của QH, UBTVQH trực tiếp làm việc thì không tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu QH. Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ QH khoá XV đến nay, Đoàn đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Trung ương nằm trong kế hoạch giám sát của QH, Uỷ ban Thường vụ QH tại địa phương vẫn phải triển khai tổ chức hoạt động giám sát và báo cáo kết quả giám sát tại địa phương theo yêu cầu của Đoàn giám sát. Đề nghị Uỷ ban Thường vụ QH rà soát, hướng dẫn thực hiện theo Quy chế hoặc nghiên cứu, sửa đổi Quy chế cho phù hợp tình hình thực tiễn.
5.Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH
          - Đề nghị UBTVQH sớm có văn bản hướng dẫn HĐND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thống nhất việc thực hiện chế độ, định mức bảo đảm hoạt động của HĐND các cấp (trong đó có các định mức cho bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND) làm cơ sở pháp lý cho HĐND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện. Nghiên cứu có quy định phụ cấp đối với Ủy viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Đề nghị điều chỉnh chủ thể ban hành tờ trình được quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị quyết phù hợp với quy định của LHĐGS.
- Đề nghị điều chỉnh, bổ sung Điều 9 Nghị quyết để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 115 Hiến pháp, khoản 1 Điều 96 của LTCCQĐP và LHĐGS về chủ thể ghi vấn đề chất vấn là đại biểu HĐND; bên cạnh đó, theo quy định của LTCCQĐP, chất vấn là một trong những quyền của đại biểu HĐND, trong khi đó LHĐGS quy định đại biểu HĐND là chủ thể ghi chất vấn và thực hiện quyền chất vấn, nên nếu theo quy định của LTCCQĐ, đại biểu HĐND đều không lựa chọn quyền chất vấn, thì dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện chất vấn tại phiên họp của HĐND, Thường trực HĐND. Do đó, cần nghiên cứu điều chỉnh quy định nội dung này tại LTCCQĐP phù hợp, đồng bộ, thống nhất với LHĐGS.
          - Tại khoản 1 Điều 25 của Nghị quyết: Đề nghị quy định cụ thể thời gian Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đai biểu HĐND cáo cáo kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát đến Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND cấp tỉnh, huyện…
- Tại khoản 1 Điều 26 Nghị quyết không quy định mốc thời gian báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát tính từ thời điểm nào dẫn đến việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả trình Thường trực HĐND và HĐND gặp khó khăn. Đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ mốc thời gian báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát để tổng hợp trình Thường trực HĐND và HĐND.
- Xem xét sửa đổi Nhgị quyết theo hướng: Thường trực HĐND ban hành kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trước 2 tháng hằng năm.
          - Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 9 theo hướng linh hoạt về thời gian để chủ toạ kỳ họp quyết định, lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp
          - Bổ sung thẩm quyền của HĐND, Thường trực HĐND trong xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc các kiến nghị sau gs, kết luận các nhóm vấn đề về chất vấn, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa có kết quả chuyển biến tích cực; đồng thời có hướng dẫn thống nhất việc bàn giao các kiến nghị sau gs, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cư tri chưa có chuyển biến tích cực, còn kéo dài, tại kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ, để làm cơ sở chuyển giao tất cả các nhóm vấn đề giám sát đề HĐND khoá trước chuyển cho HĐND khoá sau tiếp tục có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc.
          - Sửa đổi quy định cụ thể thời gian báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tại khoản 1 Điều 26 của Nghị quyết; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể các chế độ, định mức bảo đảm hoạt động của UBND các ấp (trong đó có các định mức chi đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND) để làm cơ sở pháp lý cho HĐND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện đảm bảo toàn diện, thống nhất.
6. Nghị quyết liên tịch số 525/1012/NQLT-UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 của của UBTVQH và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đề nghị sửa đổi toàn diện Nghị quyết về việc tiếp xúc cử tri của Đại biểu QH.
7. Nghị quyết số 759/2014/NQ-UBTVQH13 của UBTVQH; Nghị quyết 228/1999/NQ-UBTVQH10 của UBTVQH; Nghị quyết 694/2008/NQ-UBTVQH12 của UBTVQH
Đề nghị sửa đổi, bổ sung các nghị quyết trên liên quan đến công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư; về tiếp công dân, xử lý đơn, thư của đại biểu QH, Đoàn đại biểu QH; ban hành Quy chế phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan của QH, cơ quan thuộc UBTVQH.
8. Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 của UBTVQH
Đề nghị sửa đổi toàn diện các quy định của Nghị quyết; giao Văn phòng QH ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chi đối với cán bộ, công chức Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp phục vụ Đoàn đại biểu QH.
9. Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 của UBTVQH
- Đề nghị sửa đổi bổ sung Nghị quyết theo hướng quy định: bố trí các phòng chuyên môn của Văn phòng Đoàn đại biểu QH theo hướng chuyên môn, chuyên sâu, phù hợp với các lĩnh vực giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Bố trí bộ phận tham mưu, giúp việc cho mỗi ban HĐND đảm bảo cả chất và lượng (cấp tỉnh tối thiếu 02 biên chế, cấp huyện tối thiểu 01 biên chế tham mưu, giúp việc mỗi ban); đề nghị tăng 01 Ủy viên Thường trực ban hoạt động chuyên trách đối với các Ban của HĐND tỉnh có khối lượng công việc đặc thù của địa phương.
          - Xem xét, sửa đổi khoản 2 Điều 8 của Nghị quyết theo hướng có thể bổ sung biên chế cho Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND cấp tỉnh tương xứng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một cơ mquan tham mưu cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt dộng của HĐND cấp tỉnh.
          - Xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết theo hướng mquy định mỗi ban của HĐND cấp tỉnh có 01 phòng tham mưu, phục vụ riêng; phòng công tác HĐND chỉ phục vụ nhiệm vụ HĐND tỉnh, Thường trực HĐND và Văn phòng Đoàn đại biểu QH và HĐND tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh.
10. Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH của UBTVQH
- Đề nghị quy định mức chi cụ thể về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND tại Nhgị quyết.
- Đề nghị sớm ban hànhnghị quyết quy định chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu HĐND thay thế Nghị quyết.
          11. Các VBQPPL khác:
          - Đề nghị ban hành nghị quyết hướng dẫn cụ thể việc tiếp xúc cử tri đối với HĐND các cấp như hướng dẫn Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu QH tại Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri tại địa phương.
          - Ban hành quy định cụ thể các chế độ, định mức chi cho công tác phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND các cấp và các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động của HĐND các cấp nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước (thay vì mỗi tỉnh tùy thuộc vào khả năng ngân sách địa phương ban hành nghị quyết quy định chế độ, chính sách và mức chi như hiện nay, dẫn đến thiếu sự đồng bộ khi triển khai áp dụng).
 
  *
*       *

Trên đây là Báo cáo kết quả tổng kết thi hành LHĐGS, UBTVQH xin trân trọng báo cáo.



[1] Theo Thông báo số 2196/TB-TTKQH ngày 17/4/2023 của Tổng Thư ký QH, UBTVQH là cơ quan lập hồ sơ đề nghị và soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LHĐGS.
[2] Về đối tượng chất vấn và xem xét báo cáo của ĐB HĐND trong các Luật (khoản 1 Điều 96 của Luật TCCQĐP và điểm d khoản 1 Điều 5, khoản 1 điều 72 của LHĐGS).
[3] Gồm: 10 cơ quan của QH; 3 cơ quan của UBTVQH; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 63 Đoàn đại biểu QH.
[4] Cụ thể: Năm 2020 là năm các địa phương tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu Đảng các cấp, đồng thời, cũng là năm cuối nhiệm kỳ QH khóa XIV; UBTVQH quyết định chỉ tiến hành giám sát 01 chuyên đề đối với mỗi chủ thể. Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, QH không tổ chức chất vấn tại kỳ họp thứ 9 (tháng 6/2020). Năm 2021 là năm chuyển giao giữa 02 nhiệm kỳ QH khóa XIV và khóa XV với 03 kỳ họp, nên UBTVQH đã chủ động đề nghị QH cho phép không tiến hành giám sát chuyên đề.
[5] Khoản 2 Điều 15 của Luật Hoạt động giám sát của QH và Hội đồng nhân dân và Điều 11, Điều 12 của Quy chế Hoạt động giám sát của QH.
[6] Như: an toàn thực phẩm; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống xâm hại trẻ em...
[7]  Về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
[8] Khối Chủ tịch nước: 01 chức danh; Khối Quốc hội: 18 chức danh; Khối Chính phủ: 26 chức danh; Khối tòa án, kiểm sát, kiểm toán nhà nước: 03 chức danh.
[9] Khối Chủ tịch nước: 01 chức danh; Khối Quốc hội: 17 chức danh; Khối Chính phủ: 23 chức danh; Khối tòa án, kiểm sát, kiểm toán nhà nước: 03 chức danh.
[10] 02 Phó Thủ tướng Chính phủ, 19 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước đã trực tiếp trả lời chất vấn; cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã có phát biểu làm rõ thêm một số nội dung và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.
[11] 03 Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình; Thủ tướng Chính phủ đã có phát biểu làm rõ thêm một số nội dung và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.
[12] Gồm: kế hoạch đầu tư; tài chính; ngân hàng.
[13] Gồm: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường.
[14] Gồm: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.
[15] Gồm: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.
[16] Khoản 1 Điều 16 quy định: “…Nghị quyết của QH về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi và nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát…”.
[17] Ví dụ như: Hội đồng Dân tộc; các Ủy ban: Pháp luật, Tư pháp, Xã hội, Đối ngoại…
[18] Như: xây dựng báo cáo và thời hạn báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; thành phần tham dự phiên giải trình...
[19] Tại khoản 1 Điều 52 của Luật Hoạt động giám sát của QH và Hội đồng nhân dân.
[20] Báo cáo số 586/BC-VPQH ngày 22/3/2021 của VPQH tổng kết công tác của Tổng thư ký QH, Văn phòng QH trong nhiệm kỳ QH khoá XIV.
1.-Bao-cao-tong-ket-thi-hanh-Luat--đang-cong-thong-tin-đien-tu-.doc
1.1-Phu-luc-1-BCTK--1-.docx
1.2.-Phu-luc-2-BCTK--1-.docx
1.3-Phu-luc-3-BCTK--1-.docx
Không tìm thấy ý kiến nào