Lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trong cán bộ công đoàn lão thành
- 18/11/2011
Tại hội thảo, đồng chí Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch TLĐ, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật TLĐ trình bày Báo cáo đề dẫn tóm tắt Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) với một số nội dung cơ bản của dự thảo và một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau về địa vị pháp lý của Công đoàn, về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn, vấn đề xác định quyền và trách nhiệm của Công đoàn cấp trên cơ sở, về thời gian hoạt động công đoàn và bảo đảm cho cán bộ công đoàn, vấn đề tài chính công đoàn.
Đa số đại biểu đánh giá cao Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có kết cấu hoàn chỉnh, quán triệt và thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn lớn mạnh, đáp ứng được sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Dự thảo được xây dựng phù hợp với qui định của Hiến pháp 1992, Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật hiện hành khác. Đồng thời, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đă tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng pháp luật về công đoàn. Dự thảo đă qui định rơ quyền, trách nhiệm của công đoàn, cơ chế bảo đảm hoạt động của công đoàn, cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn là cơ sở để đảm bảo tính khả thi của dự án Luật.
Về vấn đề vị trí của Công đoàn Việt Nam, đa số đại biểu đề nghị dự thảo cần qui định Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, tránh việc thành lập các tổ chức đại diện khác của người lao động.
Bà Cù Thị Hậu, nguyên Chủ tịch TLĐ phát biểu tại hội thảo đánh giá cao việc qui định cụ thể quyền và trách nhiệm của công đoàn, những qui định mới về vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở trong dự thảo. Về các qui định liên quan đến đảm bảo điều kiện hoạt động của công đoàn, bảo đảm cho cán bộ công đoàn, bà Hậu cho rằng đây là các qui định rất mới, rất tiến bộ, nhưng để bảo đảm thực hiện các qui định này trong thực tế là vấn đề mà công đoàn cần quan tâm.