Dự luật Phòng, chống tác hại thuốc lá: Mới chạm vào phần ngọn

Dự luật Phòng, chống tác hại thuốc lá được Quốc hội khóa XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai, dự kiến sẽ chỉnh sửa để thông qua vào kỳ họp tới, được áp dụng từ năm 2013.Tuy nhiên, cho đến nay dự luật này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, cho thấy nếu áp dụng luật này sẽ vẫn chưa giải quyết được gốc của vấn đề là tình trạng giảm cầu thuốc lá, trong khi thuốc lá nhập lậu vẫn có nguy cơ hoành hành.

Tuy nhiên, cho đến nay dự luật này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, cho thấy nếu áp dụng luật này sẽ vẫn chưa giải quyết được gốc của vấn đề là tình trạng giảm cầu thuốc lá, trong khi thuốc lá nhập lậu vẫn có nguy cơ hoành hành.
Dự luật Phòng, chống tác hại thuốc lá:  Mới chạm vào phần ngọn

(VN là nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Ảnh: Trần Lâm)
Tại buổi tọa đàm về Dự luật Phòng, chống tác hại thuốc lá do Câu lạc bộ Pháp chế DN tổ chức tuần trước, ông Phạm Kiến Nghiệp - Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá VN (VTA) - cho rằng, cơ sở pháp lý của dự thảo Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đã có một số điểm không chính xác, không phù hợp với thực tiễn VN, từ đó dẫn đến những đề xuất chưa thuyết phục. Từ năm 2005, VN đã tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vì vậy, việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cần phải dựa trên các nguyên tắc cam kết trong FCTC và phải có biện pháp với bước đi và lộ trình phù hợp để giảm cầu thuốc lá, đặc biệt tránh những hệ lụy cho kinh tế - xã hội và DN kinh doanh thuốc lá. Dẫn chứng cho điều này, ông cho rằng, dự luật đã không lấy số liệu viện dẫn ở VN, mà lấy thông tin từ WHO, hoặc lấy đạo luật của các nước phát triển, sản xuất, kinh doanh thuốc lá hầu hết là sở hữu tư nhân, áp đặt vào VN, ngành thuốc lá do Nhà nước độc quyền kiểm soát. Bên cạnh đó, dự luật đã không xét đến tập quán truyền thống của một bộ phận dân cư đã quen sử dụng thuốc lá từ 2-3 thế kỷ trước, nên cần lộ trình cung cấp thông tin, giáo dục người sử dụng hiểu tác hại thuốc lá, từ đó thay đổi nhận thức, thay vì triệt tiêu nguồn cung cấp thuốc lá trong nước.

Một trong những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau là việc hình thành Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá. Tại diễn đàn Quốc hội, số ý kiến đồng ý thành lập quỹ cho rằng, quỹ sẽ huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá theo hướng xã hội hoá, từ sự đóng góp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá. Nguồn này sẽ được trích 2% từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá; hoặc thu tối đa không quá 2% trên giá tính thuế TTĐB đối với thuốc lá. Như vậy, thuốc lá giá cao sẽ thu nhiều hơn, giá thấp thu ít hơn, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các loại thuốc có giá khác nhau. Ngược lại, loại ý kiến không đồng ý thành lập quỹ, thì cho rằng cần tăng cường kinh phí cho công tác này qua chi thường xuyên và chương trình mục tiêu quốc gia, lo ngại việc lập quỹ sẽ khó kiểm soát, nảy sinh tình trạng lạm dụng quỹ.

Theo ông Phạm Đình Thi - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính): Việc hình thành quỹ là bắt buộc với mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng, chống tác hại do việc sử dụng thuốc lá gây ra, vì thế Chính phủ trình QH 3 phương án trích lập quỹ: 1- Trích từ thuế TTĐB, mức trích tối đa bằng 2% trên thuế TTĐB; 2- Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tối đa không quá 2% trên giá tính thuế TTĐB thuốc lá; 3- Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá là số tiền tuyệt đối trên mỗi bao thuốc.

Hồng Quân/laodong.com.vn