Cải tiến việc đăng ký, quản lý hộ tịch

Dự thảo Luật Hộ tịch đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến người dân, các cơ quan chức năng, với nhiều quy định đột phá.Dự thảo Luật Hộ tịch dự kiến giao tất cả các việc đăng ký hộ tịch (kể cả các việc hộ tịch đang do cấp tỉnh, cấp quận, huyện giải quyết) cho UBND cấp cơ sở (cấp xã, phường) giải quyết. Riêng việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thay đổi cải chính hộ tịch..., Ban soạn thảo dự kiến giao UBND cấp xã thực hiện nhưng phải xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tư pháp.

Dự thảo Luật Hộ tịch đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến người dân, các cơ quan chức năng, với nhiều quy định đột phá.

Do chưa có Luật Hộ tịch nên việc đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay được điều chỉnh bởi khoảng hơn 300 điều quy định thuộc nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn. Vì vậy, không tránh khỏi chồng chéo, rườm rà gây phiền hà cho người dân và làm khó công tác quản lý. Đơn cử như có tới 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa thực hiện đăng ký hộ tịch. Người dân khó phân biệt yêu cầu của mình do cấp nào giải quyết.

Cải tiến việc đăng ký, quản lý hộ tịch

(Dự thảo Luật Hộ tịch đề xuất quy định mỗi cá nhân có một mã số cá nhân
khi đăng ký cá nhân)

Việc vào sổ, lưu trữ dữ liệu hộ khẩu làm theo phương pháp thủ công khiến khả năng tra cứu rất hạn chế, thậm chí có trường hợp cố tình vi phạm, một người có 2 đăng ký... hộ khẩu thường trú, hoặc người dân đã chuyển chỗ ở 4, 5 lần, nơi quản lý hộ khẩu thường trú ban đầu không biết được công dân hiện ở đâu, liên hệ với ai, bằng cách nào.

Để khắc phục hiện tượng này, Dự thảo Luật Hộ tịch dự kiến giao tất cả các việc đăng ký hộ tịch (kể cả các việc hộ tịch đang do cấp tỉnh, cấp quận, huyện giải quyết) cho UBND cấp cơ sở (cấp xã, phường) giải quyết. Riêng việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thay đổi cải chính hộ tịch..., Ban soạn thảo dự kiến giao UBND cấp xã thực hiện nhưng phải xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tư pháp.

Dự thảo Luật cũng đề xuất cải tiến sổ hộ tịch và lập sổ hộ tịch, mã số cá nhân. Lấy sổ ghi việc đăng ký khai sinh làm sổ bộ hộ tịch. Các việc hộ tịch sau khi được đăng ký vào các sổ dành riêng cho từng loại việc thì phải ghi chú vào sổ bộ hộ tịch. Nơi quản lý hộ tịch gốc của mỗi cá nhân là nơi đăng ký khai sinh của người đó. Tuy nhiên, cá nhân có quyền đăng ký các việc hộ tịch theo nơi cư trú, không nhất thiết phải đăng ký tại nơi đăng ký khai sinh, nhưng sau khi đăng ký, hộ tịch viên nơi đăng ký phải gửi thông báo cho nơi quản lý hộ tịch gốc (nơi đăng ký khai sinh) để ghi chú vào sổ bộ hộ tịch.

Đồng thời với việc cải tiến, tăng cường cơ sở dữ liệu hộ tịch bằng giấy thì dự thảo Luật Hộ tịch cũng quy định rõ việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tập trung tại 4 cấp: cấp toàn quốc (Bộ Tư pháp), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Dự thảo Luật Hộ tịch lần này cũng đề xuất quy định mỗi cá nhân có một mã số cá nhân khi đăng ký. Mã số cá nhân có ý nghĩa để tra cứu dữ liệu hộ tịch của cá nhân, không có ý nghĩa thay thế cho danh tính của cá nhân. Bộ Công an có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng và cấp mã số cá nhân. Để thực hiện cấp mã số cá nhân cần có một Đề án của Chính phủ về vấn đề này.

Những thay đổi gì phải được ghi vào hộ tịch?

Điều 37: Dự thảo Luật Hộ tịch quy định

Những thay đổi về hộ tịch của cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây phải được đăng ký vào Sổ bộ hộ tịch và Sổ hộ tịch cá nhân:

- Được bỏ, được trở lại quốc tịch Việt Nam;

- Ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con;

- Bị tuyên bố mất tích; bị tuyên bố chết; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị mất năng lực hành vi dân sự.

 

P.Thanh/giaothongvantai.com.vn