Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DỰ THẢO ONLINE

Nơi cử tri tham gia vào hoạt động lập pháp của quốc hội
Thứ bảy, 20/04/2024

  • Lĩnh vực: Các vấn đề xã hội
  • Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công an
  • Cơ quan thẩm tra: Ủy ban về các vấn đề Xã hội
  • Dự kiến thảo luận tại: Khóa XIV - Kỳ họp thứ 10
  • Dự kiến thông qua tại: Khóa XIV - Kỳ họp 11
  • Trạng thái: Chưa thông qua

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

14/04/2020
01
Dự thảo Luật được đăng tải lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ ngày 13/4/2020
10/09/2020
02
Dự thảo Luật trình tại phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
2.-DU-THAO-5.doc
2-dt5-Luat-Phong-chong-ma-tuy--sd-.docx

 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống ma túy.
 
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống ma túy.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
5. Thuốc gây nghiện là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược chất gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Thuốc hướng thần là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng thuộc Danh mục dược chất hướng thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
7. Thuốc tiền chất là thuốc có chứa tiền chất thuộc Danh mục tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
8. Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất là các loại thuốc thú y có chứa các chất quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
9. Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
10. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
11. Tội phạm về ma túy là các hành vi phạm tội được quy định tại Chương Các tội phạm về ma túy trong Bộ luật Hình sự.
12. Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, sử dụng trái phép chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
13. Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập các chất, thuốc quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
14. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 13 Điều này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích pháp luật cấm.
15. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
16. Người sử dụng trái phép chất ma túy là người tự ý hoặc đồng ý cho người khác đưa chất ma túy vào cơ thể mình mà không được sự cho phép của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
17. Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tâm lý, xã hội và y tế giúp người nghiện thay đổi nhận thức, hành vi, phục hồi thể chất, tinh thần nhằm giảm sử dụng ma túy, tác hại của ma túy.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Trồng cây có chứa chất ma túy.
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát chất ma túy, tiền chất; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.
4. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có.
7. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy.
8. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma túy.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
10. Hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy, sản xuất trái phép chất ma túy, sử dụng chất ma túy, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy trên không gian mạng.
11. Các hành vi trái phép khác về ma túy.
Điều 5. Chính sáchcủa Nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống ma túy; kết hợp phòng, chống ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
3. Kinh phí cho công tác phòng, chống ma túy do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, cơ quan thực hiện công tác cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
5. Chính phủ quy định chi tiết chính sách ưu đãi đặc biệt tại khoản 4 Điều này.
Chương II. TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Điều 6. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
1. Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tội phạm và tệ nạn ma túy.
2. Thực hiện đúng chỉ định của cơ quan chuyên môn về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất để chữa bệnh.
3. Hợp tác với cơ quan chức năng đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy, tại cộng đồng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
4. Cung cấp kịp thời những thông tin về tội phạm và tệ nạn ma túy, việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy trong Nhân dân; vận động Nhân dân tham gia phòng, chống ma túy và thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy".
2. Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân vi phạm pháp luật về ma túy.
3. Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; tham gia cảm hóa, giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
Điều 8. Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tội phạm và tệ nạn ma túy.
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động thuộc quyền quản lý và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tội phạm và tệ nạn ma túy; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động; cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,Nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.
2. Tại các vùng xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để Nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông
Các cơ quan báo chí, truyền thông có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma túy; tuyên truyền giáo dục để Nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma túy.
Điều 11. Chính sách đối với người tham gia phòng, chống ma túy
1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.
2. Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma túy mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Viện kiểm sát, Tòa án và chính quyền các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sau đây:
a) Chủ trì thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, khoa học - kỹ thuật cần thiết để điều tra, phát hiện tội phạm về ma túy;
c) Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy;
d) Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan, phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 9Điều 4 của Luật này;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bưu chính, dịch vụ chuyển phát mở bưu kiện, bưu phẩm, hàng hóa để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm, hàng hóa đó có chứa chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
e) Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma túy;
g) Phối hợp với cơ quan chức năng chống tội phạm ma túy của các nước và các tổ chức chống tội phạm ma túy quốc tế để trao đổi thông tin và tiến hành điều tra các vụ án liên quan đến tội phạm ma túy xuyên quốc gia.
2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều này theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trong việc thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Chương III. KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
Điều 13. Quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quản lý hoạt động vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức được vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng của mình và có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.
2. Việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 15. Quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Việc tồn trữ, bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng, tiêu hủy, kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được thực hiện theo quy định của pháp luật về Dược.
Điều 16. Quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
Việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản, kê đơn và bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất để chữa bệnh cho động vật tại các cơ sở thú y phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 17. Lập hồ sơ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động quy định tại các Điều 13, 14, 15và 16 của Luật này phải lập hồ sơ về các hoạt động đó theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu để phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Điều 18. Nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất,nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
1. Chỉ cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện do Chính phủ quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mới được phép nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
2. Các trường hợp vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam các chất, thuốc quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép quá cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Tổ chức cần vận chuyển quá cảnh phải gửi đơn và hồ sơ xin phép quá cảnh kèm theo giấy phép của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu đến Bộ Công an Việt Nam để làm thủ tục.
Giấy phép quá cảnh được gửi cho tổ chức xin phép, Hải quan cửa khẩu nơi có hàng quá cảnh đi qua và các cơ quan khác có liên quan. Giấy phép quá cảnh có giá trị một lần trong thời hạn được ghi trong giấy phép.
Việc vận chuyển quá cảnh các chất, thuốc quy định tại khoản 1 Điều này phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Tổ chức vận chuyển quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Mọi trường hợp vận chuyển các chất, thuốc quy định tại khoản 1 Điều này vào, ra hoặc qua lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam về vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh thì đều bị coi là vận chuyển trái phép.
Điều 19. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
Việc giao, nhận, vận chuyển, tồn trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 20. Vận chuyển, tồn trữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất vì mục đích y tế
1. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất dự phòng cho việc sơ cứu, cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch quốc tế trên tàu thủy, tàu bay, tàu hỏa, ôtô hoặc các phương tiện vận tải khác không bị coi là mang hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm làm thủ tục khai báo với cơ quan Hải quan của Việt Nam, giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng và áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó. Khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên các phương tiện vận tải đó.
2. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Điều 21. Xử lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thu giữ trong vụ vi phạm pháp luật về ma túy
1. Chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thu giữ trong các vụ án hình sự, vụ vi phạm hành chính phải tiêu hủy, trừ trường hợp chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất không thuộc khoản 1 Điều này.
Điều 22. Xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng
1. Việc xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
2. Việc xử lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương IV. QUẢN LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
Điều 23. Xác định người sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người bị coi là người sử dụng trái phép chất ma túy là người có xét nghiệm dương tính với chất ma túy, việc sử dụng chất ma túy của người đó không được pháp luật cho phép và chưa xác định được tình trạng nghiện.
2. Cơ quan có thẩm quyền xét nghiệm ma túy:
a) Cơ quan Y tế;
b) Cơ quan Công an.
Điều 24. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy
1. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.
2. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; 06 tháng đối với người sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi, kể từ ngày xác định được hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gần nhất của người đó.
3. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy:
a) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể theo yêu cầu của Công an cấp xã, không quá 3 lần trong thời hạn quản lý;
b) Xác định tình trạng nghiện;
c) Tư vấn, động viên, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy để giúp họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Trách nhiệm quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú có trách nhiệm tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú giao Công an cấp xã chủ trì phối hợp cơ quan, tổ chức, đoàn thể cùng cấp và gia đình quản lý, giáo dục, động viên người sử dụng trái phép chất ma túy.
c) Trường hợp nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không phải ở nơi người đó cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện thông báo cho gia đình người đó và chuyển các tài liệu liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Khi người sử dụng trái phép chất ma túy chuyển đi khỏi nơi cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đi có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng trái phép chất ma túy chuyển khỏi địa phương để phối hợp theo dõi, quản lý.
6. Các trường hợp dừng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy:
a) Trong thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy nếu người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
 b) Trong thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy nếu người sử dụng trái phép chất ma túy được xác định là người nghiện ma túy thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy.
7. Nhà nước bảo đảm kinh phí xét nghiệm và đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm.
Điều 25. Trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma túy
1. Tự khai báo về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Công an cấp xã nơi cư trú;
2. Phải chấp hành việc quản lý, theo dõi và xét nghiệm theo yêu cầu của Công an cấp xã.
Điều 26. Trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Gia đình người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm:
a) Theo dõi, quản lý, giáo dục, động viên người sử dụng trái phép chất ma túy chấm dứt việc sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Khi phát hiện người thân có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy phải thông báo với Công an cấp xã nơi cư trú; ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
c) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm.
2. Cơ quan, tổ chức nơi người sử dụng trái phép chất ma túy làm việc có trách nhiệm:
a) Động viên, giúp đỡ, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy chấm dứt việc sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Phối hợp với gia đình, cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Điều 27. Thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy
1. Công an cấp xã thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú trên địa bàn quản lý.
2. Đưa ra khỏi danh sách thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy đối với người đã hết thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 2 Điều 24 hoặc thuộc trường hợp dừng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 24 của Luật này.
3. Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện việc thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy.
Chương V. CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 28. Xác định tình trạng nghiện ma túy
1. Người sử dụng trái phép chất ma túy bị coi là nghiện ma túy khi được cơ quan Y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
2. Việc xác định tình trạng nghiện ma túy áp dụng với các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy bắt buộc.
3. Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện:
Bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, Điều trị ct cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tchức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành Công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú n định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.
4. Chính phủ quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở xác định tình trạng nghiện và trình tự, thủ tục việc xác định tình trạng nghiện.
5. Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình xác định tình trạng nghiện.
Điều 29. Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy
1. Khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; áp dụng chế độ cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật này.
2. Tổ chức cơ sở cai nghiện ma túy công lập;khuyến khích thành lập cơ sở cai nghiện tư nhân và các tổ chức y tế, xã hội tham gia cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
3. Đảm bảo kinh phí tổ chức cai nghiện bắt buộc; hỗ trợ kinh phí đối với người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và tại cơ sở cai nghiện.
4. Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chứctham gia thực hiện việc cai nghiện ma túy tự nguyện cho người nghiện ma túy; hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy.
5. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, hỗ trợ sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy
1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy và tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về cai nghiện ma túy;
b) Đóng tiền sử dụng dịch vụ cai nghiện ma túy theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan y tế xác định được tình trạng nghiện thì người nghiện phải đăng ký cai nghiện tự nguyện.
2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện ma túy;
b) Phối hợp với các cơ quan trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc và thực hiện các hoạt động về cai nghiện ma túy.
Điều 31. Các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy
1. Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
2. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng;
b) Cai nghiện ma túy tập trung tại cơ sở cai nghiện ma túy.
Điều 32. Cơ sở cai nghiện ma túy
1. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập là cơ sở cai nghiện do Nhà nước thành lập và giao ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân là cơ sở cai nghiện ma túy do cá nhân, tổ chức, cơ quan đầu tư, thành lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Điều 33. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập
1. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập được bố trí các khu sau:
a) Khu lưu trú tạm thời đối với người xác định tình trạng nghiện ma túy và chờ lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Khu dành riêng cho người cai nghiện ma túy bắt buộc;
c) Khu dành riêng cho người cai nghiện ma túy tự nguyện.
3. Trong các khu quy định tại khoản 2 Điều này phải bố trí các khu vực riêng biệt đối với các đối tượng sau:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Phụ nữ;
c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
d) Người có hành vi gây rối trật tự.
4. Hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập:
a) Tiếp nhận và tổ chức cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tổ chức cai nghiện tự nguyện tại cơ sở;
c) Cung cấp dịch vụ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
5. Quyền và trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy công lập:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định chuyên môn về cai nghiện ma túy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; đảm bảo chế độ lao động, học tập, chữa bệnh đối với người cai nghiện ma túy;
b) Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy;
c) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chếvà các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật để quản lý, giáo dục, chữa trị cho người cai nghiện ma túy và yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp đỡ khi cần thiết;
d) Cán bộ cơ sở cai nghiện ma túy công lập được trang bị trang phục thống nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 34. Thành lập, tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân
1. Tổ chức, cá nhân được đầu tư, thành lập cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy.
3. Cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân phải bố trí các khu vực riêng biệt đối với các đối tượng sau:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Phụ nữ;
c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
4. Hoạt độngcủa cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân:
a) Tổ chức cai nghiện tự nguyện tại cơ sở;
b) Cung cấp dịch vụ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
5. Quyền và trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định chuyên môn về cai nghiện ma túy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy;
6. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn; trình tự, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động và tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân, cơ sở hỗ trợ sau cai nghiện ma túy.
Điều 35. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tự nguyện với cơ quan cung cấp dịch vụ cai nghiện tại cộng đồng, bao gồm tư vấn, xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy; khám, kiểm tra sức khỏe, điều trị hội chứng cai và các bệnh khác; trị liệu, phục hồi tâm lý, sức khỏe và phòng, chống tái nghiện.
2. Thời hạn, địa điểm cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng được thực hiện theo thỏa thuận giữa người cai nghiện ma túy và cơ quan cung cấp dịch vụ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm thống nhất được thời hạn cai nghiện, cơ sở cung cấp dịch vụ phải gửi thông báo về thời hạn cai nghiện của người nghiện cho Công an cấp xã nơi người nghiện cư trú.
3. Kết thúc cai nghiện cơ sở cung cấp dịch vụ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình cai nghiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình cai nghiện cho người nghiện, cơ sở cung cấp dịch vụ phải gửi 01 bản cho Công an an cấp xã nơi người nghiện cư trú.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày xác định được người nghiện tự ý chấm dứt việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Công an cấp xã nơi người nghiện cư trú.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệmquản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn quản lý.
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập, cơ sở cai nghiện ma túytư nhân và các cơ sở y tế, xã hội khác có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được phép cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyệntại gia đình, cộng đồng.Cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ cai nghiện ma túy; niêm yết công khai giá dịch vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
6. Người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí sử dụng dịch vụ cai nghiện tự nguyện. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các trường hợp cai nghiện ma túy tự nguyện.
7. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí đối với người tự nguyện cai nghiện ma túy; điều kiện của các cơ sở y tế, xã hội cung cấp dịch vụ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Điều 36. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân
1. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện tư nhân (sau đây gọi chung là cơ sở cai nghiện) được tiếp nhận, tổ chức cai nghiện ma túy cho người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cơ sở theo hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ.
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện theo thỏa thuận giữa người cai nghiện ma túy, gia đình người cai nghiện ma túy với cơ sở cai nghiện ma túy, nhưng thời hạn ít nhất là 6 tháng.Trong thời hạn 02 ngày kể từ thời điểm thống nhất được thời hạn cai nghiện, cơ sở cai nghiện phải gửi thông báo về thời hạn cai nghiện của người nghiện cho Công an cấp xã nơi người nghiện cư trú.
3. Kết thúc cai nghiện cơ sở cai nghiện cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình cai nghiện. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận cho người nghiện cơ sở cai nghiện phải gửi 01 bản cho Công an an cấp xã nơi người nghiện cư trú.
4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ thời điểm xác định được người nghiện tự ý chấm dứt việc cai nghiện, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Công an cấp xã nơi người nghiện cư trú.
5. Người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nguyện ma túy có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy; trả chi phí cai nghiện ma túy theo quy định.
6. Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ cai nghiện ma túy cho người tự nguyện cai nghiện ma túy; xây dựng, niêm yết công khai giá dịch vụ cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật.
7. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy. Chính phủ quy định chi tiết mức hỗ trợ kinh phí đối với người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy.
Điều 37. Các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc
1. Các trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên:
a) Người nghiện ma túy không đăng ký một trong các hình thức cai nghiện tự nguyện hoặc điều trị nghiện bằng thuốc thay thế;
b) Trong thời hạn cai nghiện tự nguyện bị phát hiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời gian điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế vi phạm bị chấm dứt điều trị theo quy định và tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày thực hiện xong quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc bị phát hiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
d) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện phát hiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
đ) Trong thời hạn 01 năm tính từ thời điểm người nghiện tự chấm dứt việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện hoặc tự chấm dứt chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Đối tượng, thời hạn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luậtXử lý vi phạm hành chính.
Điều 38. Trách nhiệm của người nghiện ma túy khi cai nghiện bắt buộc
1. Tuân thủcác quy định của pháp luật về công tác cai nghiện bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Lao độngtrị liệu, học tập, học nghề, chữa bệnh để cai nghiện ma túy và góp phần đảm bảo đời sống trong thời hạn cai nghiện ma túy.
Điều 39. Áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam; người Việt Nam bị các nước trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy
1. Người nước ngoài nghiện ma túy phải đăng ký hình thức cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện bằng thuốc thay thế và trả phí theo quy định; nếu không đăng ký cai nghiện ma túy hoặc không tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế hoặc trong thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế mà có hành vi vi phạm pháp luật hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì áp dụng hình thức trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về Việt Nam do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy khi về nước phải tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy; nếu người đó được cơ quan Y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy thì áp dụng các quy định về cai nghiện ma túy.
Điều 40. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải khai báo về tình trạng nghiện ma túy và đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện ma túy hoặc tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
2. Trường hợpcha mẹ, người giám hộ không đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, hoặc đã cai nghiện ma túy tự nguyện nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong quá trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế vi phạm bị chấm dứt điều trị theo quy định và tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thìđưa vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện ma túy bắt buộc từ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan bảo vệ trẻ em cùng cấp và không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm bảo đảm quyền học văn hóa cho người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thời hạn cai nghiện bắt buộc.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện ma túy bắt buộc; chế độ cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện bắt buộc.
Điều 41. Cai nghiện ma túy cho người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng
1. Nhà nước tổ chức cai nghiện ma túy với các phương pháp, hình thức phù hợp đối với người nghiện ma túy trong các trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
2. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 42. Chấp hành hình phạt tù khi đang cai nghiện ma túy bắt buộc
1. Người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túycông lập mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếubị tòa án xử phạt tù thìngười đó được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thìngười đó phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 43. Hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tái nghiện ma túy
1. Người sau cai nghiện ma túy được tạo điều kiện hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia chương trình phòng, chống tái nghiện ma túy, các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hỗ trợ sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tái nghiện ma túy quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ học nghề, tìm việc làm,chương trình phòng, chống tái nghiện ma túy và các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng.
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy cư trú
Ủy ban nhân dân các cấp nơi người nghiện ma túycư trú có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiệnma túy tự nguyện, hỗ trợ sau cai nghiện ma túyvà phòng, chống tái nghiện ma túytrên địa bàn quản lý; chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiện ma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
Điều 45. Can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy
1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy là biện pháp biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện ma túy gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
2. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này.
Điều 46. Nguồn lực trong tổ chức cai nghiện ma túy và hỗ trợ sau cai nghiện
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho cơ sở cai nghiện ma túy công lập và tổ chức cai nghiện bắt buộc.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho người cai nghiện tự nguyện, dịch vụ hỗ trợ sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tái nghiện ma túy đối với người sau cai nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy, gia đình của người nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của Chính phủ.
4. Người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn đóng góp kinh phí.
5. Cơ sở cai nghiện ma túy được tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài để cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy và phải quản lý, sử dụng các khoản đóng góp, tài trợ đó theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Thống kê người nghiện ma túy
1. Công an cấp xã lập hồ sơ quản lý, theo dõi và thống kê người nghiện ma túy cư trú trên địa bàn quản lý.
2. Đưa ra khỏi danh sách thống kê người nghiện:
a) Người nghiện ma túytrong thời hạn 02 nămkể từ ngày chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcmà không phát hiện người đó sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Người nghiện ma túy trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện hoặc hoàn thành chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà không phát hiện người đó sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm thống kê người nghiện ma túy đang tham gia chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống kê người nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện; người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thống kê người nghiện ma túy trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý.
6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê người nghiện ma túy hiện chưa đi cai nghiện ở ngoài xã hội; người nghiện ma túy trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc Bộ Công an quản lý và tổng hợp số liệu người nghiện trong toàn quốc.
Chương VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Điều 48. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy.
4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
5. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy công lập; quy định điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ sau cai nghiện ma túy do cá nhân, tổ chức đầu tư, thành lập; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy, hỗ trợ sau cai nghiện ma túy.
7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn về ma túy.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.
10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Điều 49. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma túy tại địa phương; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, quản lý việc cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, hỗ trợ sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện, hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy; ban hành quy chế quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn.
Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy của các bộ, ngành trình Chính phủ.
2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma túy.
4. Tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma túy, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất.
6. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, giám định chất ma túy và tiền chất; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
7. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin về các tội phạm về ma túy; giám sát, quản lý, lập hồ sơ theo dõi người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; phối hợp với cơ quan Y tế trong việc xác định tình trạng nghiện ma túy.
8. Hướng dẫn việc thu thập tài liệu lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện,kiểm tra hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma túy.
10. Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Phối hợp với cơ quan hữu quan của các nước để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại địa bàn theo quy định của Khoản 1 Điều này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.
Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, chính quyền địa phương trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện công tác phòng, chống ma túy theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy, hỗ trợ sau cai nghiện ma túy; chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội do nghiện ma túy gây ra.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, hỗ trợ sau cai nghiện ma túy.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy; xây dựng, hướng dẫn thực hiện hỗ trợ sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy ở cộng đồng.
4. Thực hiện thống kê về cai nghiện ma túy, hỗ trợ sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể và tổ chức hoạt động cơ sở cai nghiện ma túy công lập; cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ sau cai nghiện ma túy do cá nhân, tổ chức đầu tư, thành lập.
6. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc giáo dục về phòng, chống ma túy trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy, hỗ trợ sau cai nghiện và hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy.
Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Theo dõi, hướng dẫn, đề xuất Chính phủ ban hành danh mục tiền chất trong lĩnh vực Y tế.Ban hành quy chế quản lý thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó.
2. Trình Chính phủ ban hành quy định về điều kiện kinh doanh, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với các cơ sở kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
3. Quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hướng dẫn, thủ tục xác định người nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
5. Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp xét nghiệm, xác định tình trạng nghiện ma túy và cai nghiện cho người nghiện ma túy ở xã, phường, thị trấn.
6. Quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động điều trị nghiện bằng thuốc thay thế và can thiệp giảm tác hại.
7. Ban hành các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, chất ma túy, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế theo quy định hiện hành.
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Công thương
1. Theo dõi, hướng dẫn, đề xuất Chính phủ ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó;
2. Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Bộ trưởng Bộ Công thương cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 54 của Luật này.
Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống ma túy.
Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; chỉ đạo, trực tiếp tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, dịch vụ, thể thao và du lịch không để sơ hở làm phát sinh tệ nạn ma túy.
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban dân tộc và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xóa bỏ cây có chứa chất ma túy; thực hiện chương trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, ổn định đời sống Nhân dân.
2. Ban hành danh mục, quy định quản lý thuốc thú y chứa chất ma túy, tiền chất và tổ chức thực hiện.
3. Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Thực hiện cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
Điều 60. Kiểm tra, thanh tra trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Các cơ quan quy định tại các điều từ Điều 49 đến Điều 59 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tệ nạn ma túy; cai nghiện ma túy; nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống ma túy.
2. Xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các hành vi có dấu hiệu của tội phạm về ma túy.
Chương VII. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Điều 61. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Nhà nước Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy.
Điều 62. Chính sách hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma túy trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ đào tạo và y tế cho hoạt động phòng, chống ma túy.
Điều 63. Cơ sở pháp lý trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma túy với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 64. Hợp tác quốc tế giải quyết các vụ việc cụ thể về ma túy
Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam với nước có liên quan để giải quyết vụ việc cụ thể về ma túy phải tuân theo các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có liên quan đã ký kết hoặc tham gia, hoặc theo thỏa thuận trực tiếp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có liên quan.
Điều 65. Tương trợ tư pháp trong phòng, chống ma túy
1. Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma túy.
2. Nhà nước Việt Nam có thể từ chối tương trợ tư pháp trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Điều 66. Thỏa thuận giữa các cơ quan tư pháp
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký với nhau điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan tư pháp của Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn của mình, được thỏa thuận trực tiếp với cơ quan tư pháp của nước có liên quan trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy.
Điều 67. Chuyển giao hàng hóa có kiểm soát
Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hóa có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma túy. Quyết định sử dụng biện pháp này được tiến hành theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.
Chương VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 68. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày ... tháng ... năm .......
2. Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy số 16/2008/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 69. Quy định chi tiết
Chính phủ, các cơ quan có liên quan quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày …. tháng …... năm 2021.

  • Góp ý Dự thảo luật

    Bộ công an nên tập trung nguồn lực để triệt phá ổ gốc ma túy và kẻ tiếp tay buôn bán sản suất vận chuyển, đồng thời dùng công nghệ kỹ thuật phóng xạ điện từ để theo dõi nắm bắt được loại tội phạm liên ngành như tham ô tham nhũng, gây rối mất trật tự xã hội... Đồng thời kiểm soát tội phạm xuyên quốc gia.

    Dương văn lâm - góp ý cho Góp ý chung

    29/09/2020 18:42
  • Chỉnh sửa, bổ sung

    Đề nghị bổ sung thêm điểm d vào khoản 4 như sau: "d) Tiếp nhận và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người chờ lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;". Bởi vì, người nghiện ma túy trong thời gian chờ lập hồ sơ sẽ bị lên cơn thèm muốn sử dụng ma túy, do vậy Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm hỗ trợ cắt cơn giải độc.

    Nguyễn Văn Khoái - góp ý cho Điều 33. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập

    10/09/2020 17:24
Không có mục thảo luận

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành: 07/08/2020

Số hiệu:724/BC-BCA

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4.-BC-GT,-TT-thẩm-định-gửi-CP-0608.doc

Biểu đánh giá tác động của Thủ tục hành chính về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành:

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

6.1.-Đánh-giá-theo-biểu-mẫu-01A.ĐG-KSTT.doc

Báo cáo Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành: 30/07/2020

Số hiệu:690/BC-BCA

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5.-BAO-CAO-BINH-DANG-GIOI-29T7.docx

Biểu mẫu đánh giá tác động của Thủ tục hành chính (Biểu mẫu 01B/ĐG-KSTT)

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành:

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

6.2.-Đánh-giá-theo-biểu-mẫu-01B.ĐG-KSTT.doc

Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Phòng, chống ma túy

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành: 19/11/2019

Số hiệu:1016 /BC-BCA

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

8.-Bao-cao-Tổng-kết-Luật-PCMT.doc

Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý Hồ sơ Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành:

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

9.-BC-GT,-TT-Ý-KIẾN.-17.8.docx

Báo cáo thẩm định dự án Luật Phòng, chống ma túy của Bộ Tư pháp

Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp

Ngày ban hành: 31/07/2020

Số hiệu:154/BCTĐ-BTP

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3.-BG-thẩm-định-BTP-compressed--1-.pdf

Tờ trình Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Chính phủ

Ngày ban hành: 26/08/2020

Số hiệu:386/TTr-CP

Mô tả:

Tài liệu phục vụ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

tranthithuy-2020943513918241-1.-TO-TRINH.doc

Tờ trình Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Cơ quan ban hành: Chính phủ

Ngày ban hành:

Số hiệu:

Mô tả:

Tài liệu phục vụ hoạt động thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề Xã hội.

1.-TO-TRINH-QH.docx

Bảng đối chiếu so sánh giữa Luật Phòng, chống ma túy (2000), sửa đổi bổ sung năm 2008 với Dự thảo Lần 5

Cơ quan ban hành: Bộ Công an

Ngày ban hành:

Số hiệu:

Mô tả:

 Tài liệu phục vụ hoạt động thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề Xã hội.

2.1.-SO-SANH-DU-THAO-5--VOI-LUAT-CU.docx

Đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam đến năm 2020

Tác giả :
Mô tả :

Tài iệu thuộc Đề án về Đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam đến năm 2020

Doi-moi-cong-tac-cai-nghien-ma-tuy.doc

Chính sách về ma túy của một số quốc gia trên thế giới

Tác giả :
Mô tả :

 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về phòng, chống ma túy là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở mỗi nước và trên toàn thế giới. Việc xây dựng chính sách phòng, chống ma túy của mỗi nước dựa trên cơ sở, nền tảng chung là các Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy (Công ước năm 1961, 1971 và 1988). 

Chính-sách-về-ma-túy-của-một-số-quốc-gia-trên-thế-giớ1.docx

Quan điểm về phòng chống ma tuý của các nước trên thế giới

Tác giả : Minh Sơn
Mô tả :

Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được những nguy hại mà tệ nạn và tội phạm ma túy (TPMT) gây ra cho sự hòa bình, an ninh toàn cầu.

Quan-diem-ve-phong-chong-ma-tuy-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi.docx