Theo chúng tôi, nên bỏ pháp y trong công an tỉnh.
Phạm Ngọc Hà, Phạm Thành Nguyên, Nguyễn Thị Tho, Phạm Ngọc Giang, Lê Văn Công - góp ý cho: luật giám định tư pháp 05/06/2012 12:00Ý kiến hay: 25Góp ý
Trong tương lai không xa, việc khám nghiệm tử thi phải được thực hiện ở nhà xác các bệnh viện được trang bị phương tiện đầy đủ để phục vụ giám định, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động, thể hiện tính nhân bản, tính khoa học so với phải mổ xác ở hiện trường, ở nhà nạn nhân như hiện nay vẫn làm. Hơn nữa, nhà xác phải có tủ lạnh lưu trữ, bảo quản tử thi phục vụ quá trình điều tra. Hiện nay, những vụ án mạng xảy ra được khám nghiệm tử thi xong thì giao trả ngay cho gia đình chôn cất. Nếu quá trình điều tra phát hiện những tình tiết mới cần phải đối chiếu lại trên tử thi thì không còn cơ hội nữa. Chỉ trừ một số ít bệnh viện ở các thành phố lớn có xây dựng và trang bị nhà xác tương đối đáp ứng yêu cầu, còn lại hầu hết các bệnh viện hoặc không có nhà xác hoặc quá lạc hậu, không đảm bảo yêu cầu. Vì thế, hãy giao cho ngành y tế tập trung đầu tư một hệ thống pháp y đồng bộ, từ trụ sở cho tới trang thiết bị, phương tiện giám định, kể cả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Vì pháp y vốn là một chuyên khoa sâu của ngành y tế.
Nếu chọn phương án song song tồn tại pháp y y tế và pháp y công an thì e rằng có sự kìm hãm lẫn nhau. Công an sẽ chỉ trưng cầu pháp y trong lực lượng công an giám định, từ đó pháp y y tế không được phát triển. Pháp y y tế không phát triển thì ngành y tế không đầu tư đồng bộ, tỉnh nào có pháp y phát triển thì được đầu tư, tỉnh nào pháp y công an làm hết rồi thì không được đầu tư nữa. Đồng thời, ngành y tế cũng không quan tâm xây dựng nhà xác như nói ở trên ... thì pháp y công an cũng không thể phát triển, việc mổ tử thi vẫn thực hiện ở ngay hiện trường, không đáp ứng được yêu cầu cải cách và nâng cao chất lượng giám định như mong muốn. Như vậy Luật sẽ chậm đi vào cuộc sống. Do đó, theo tôi, nên chọn phương án tập trung hệ thống pháp y vào ngành y tế và có lộ trình chuyển các giám định viên pháp y công an sang làm việc tại pháp y y tế.
Nguyễn Thành Nam - góp ý cho: luật giám định tư pháp namnt.pykg@yahoo.com17/04/2012 12:00Ý kiến hay: 20Góp ý
Ngay cả một tỉnh chưa có pháp y trong Công an như ở Thừa Thiên - Huế vẫn đề nghĩ giữ pháp y ở cấp tỉnh (xem tập tin đính kèm). Do vậy, vấn đề thu gọn, giải tán hệ thống pháp y CAND, sáp nhập thu hút pháp y Công an vào pháp y Y tế cấp tỉnh hiện tại là chưa đủ căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn. Tôi xin góp ý trong thời gian trước mắt, ở các tỉnh vẫn cần giữ nguyên hệ thống tổ chức giám định pháp y như hiện tại.
Lương Đức Mếnluongducmen@yahoo.com.vn09/02/2012 12:00Ý kiến hay: 10Góp ý
Điều 40. Hồ sơ và bảo quản hồ sơ giám định tại điểm c khoản 1: Biên bản chi tiết cách thức tiến hành giám định, các thiết bị phục vụ cho việc giám định (có ghi rõ model, xuất xứ...), các chất, hóa chất được dùng (nếu có) một cách chi tiết theo đúng trình tự. Biên bản được nghi chính xác thời gian tiến hành và kết thúc giám định.
dakbin - góp ý cho: điều 40 luật giám định tư pháp dakbin@gmail.com22/02/2012 12:00Ý kiến hay: 10Góp ý
Lê Ngọc Viện28/12/2011 12:00Ý kiến hay: 14Góp ý
Với đội ngũ Giám định pháp y hiện tại của ngành y tế chắc chắn riêng pháp y y tế không bao quát hết công việc được. Hơn nữa, ngành y tế lại không có nguồn bổ sung. Chỉ riêng việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã rất chật vật. Do đó, chuyển pháp y công an sang bên y tế là không khả thi.
Ý kiến hay: 15Lương Đức MếnGóp ýluongducmen@yahoo.com.vn17/04/2012
Trần Thành Định - góp ý cho: luật giám định tư pháp dinhla.tran@gmail.com17/08/2011 12:00Ý kiến hay: 14Góp ý
Phá án cần thu thập bằng chứng tại hiện trường thận trọng, tỷ mỉ, xác định nhanh nguyên nhân tử vong (nếu có) nên cần nhanh ...Còn giám định pháp y để kết luận các nguyên nhân gây tổn thương nên cần hội đồng chuyên nghành, khách quan, phù hợp yêu cầu chính đáng của người dân và các tổ chức xã hội.
Ý kiến hay: 14dakbinGóp ýdakbin@gmail.com22/02/2012